Chào chuyên gia!
Dạo gần đây tôi đang gặp phải tình trạng khó đi tiểu, tình trạng này tôi để ý xuất hiện đã được một khoảng thời gian được vài tháng rồi. Từ khi gặp tình trạng này cuốc sống của tôi bị đảo lộn rất nhiều từ công việc cho đến sức khỏe đều bị ảnh hưởng. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi tình trạng này để kéo dài thì sẽ gây nên những hậu quả gì ? Và giờ tôi nên làm gì để cải thiện tình trạng tiểu khó này?
Tôi xin cảm ơn!
Mục lục
Trả lời
Chào bác,
Lời đầu tiên chúng tôi cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến cho chúng tôi. Dựa vào bệnh tình mà bác đã nêu ra trong câu hỏi, chuyên gia chúng tôi có lời giải đáp cho câu hỏi của bác như sau:
Khó tiểu là tình trạng thế nào?
Khó tiểu là tình trạng nước tiểu không dễ dàng thoát ra khỏi niệu đạo. Người bị tiểu khó có cảm giác phải đứng lâu hoặc phải rặn thì nước tiểu mới có thể chảy ra. Đồng thời bàng quang không thể tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài sau khi đi tiểu. Nó gây tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (bàng quang không trống rỗng hoàn toàn), làm người bệnh có cảm giác hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí tiểu (khó tiểu) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Dấu hiệu của tình trạng khó tiểu
Dấu hiệu điển hình của tình trạng khó tiểu này đó là mỗi lần đi tiểu đều cần phải rặn mạnh và thời gian rặn kéo dài, dòng nước tiểu nhỏ và yếu.
Ngoài ra tình trạng này nếu kéo dài thường sẽ kèm theo những dấu hiệu khác như sau:
- Đi tiểu xong nhưng vẫn luôn có cảm giác tiểu không hết nước tiểu
- Vùng bụng dưới có cảm giác căng tức
- Tần suất đi tiểu nhiều thường trên 8 lần một ngày
- Dòng nước tiểu nhỏ và yếu
- Có cảm giác đau khi đi tiểu.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu khó ở nam giới: Nguyên nhân và cách chữa trị
Hậu quả, biến chứng khi bị khó tiểu kéo dài
Chứng tiểu khó kéo dài thường mang đến những ảnh hưởng khó nói nhất định cho những ai không may mắc phải căn bệnh này. Đứng ngồi không yên, tâm bất an. Công việc bị gián đoạn do phải đi tiểu nhiều lần; không chỉ vậy, rối loạn giấc ngủ – mất ngủ về đêm – dễ gây căng thẳng nếu bệnh kéo dài.
Ngoài ra nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả, biến chứng nguy hiểm như sau:
- Bí tiểu cấp: Người bệnh có thể đột ngột không thể tiểu tiện, bàng quang căng tức, phải cấp cứu để thông tiểu. Đặc biệt nguy hiểm khi người bệnh có những bệnh lý nền kèm theo như tim mạch, huyết áp...thì rất dễ dẫn đến đột quỵ khi cố gắng rặn tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu. Bí tiểu khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được, nằm lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến viêm đường tiết niệu.
- Tổn thương bàng quang. Nếu nước tiểu không thoát ra ngoài sẽ làm cho bàng quang bị căng tức, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho bàng quang. Trường hợp nặng có thể khiến bàng quang bị tổn thương vĩnh viễn và mất khả năng co bóp.
- Hại thận. Đôi khi bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào thận, hiện tượng này được gọi là trào ngược. Điều này có thể làm hỏng thận.
- Tiểu không tự chủ. Đó là tình trạng không thể kiểm soát nước tiểu của mình.
Khi gặp tình trạng khó tiểu nên làm gì?
Khi thấy mình gặp phải những dấu hiệu khó tiểu như chúng tôi đã chia sẻ thì bác nên đi khám từ đó xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiểu. Sau khi đã nắm rõ được nguyên nhân thì cần tập trung điều trị nguyên nhân, khi bệnh đã khỏi thì tình trạng khó tiểu sẽ dần được cải thiện.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu khó và cách xử trí hiệu quả
Những biện pháp phòng ngừa
Tuy có khả năng điều trị, nhưng việc phòng tránh vẫn được ưu tiên hơn hết. Một số biện pháp phòng bệnh bạn nên biết:
- Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu, tốt nhất là đi tiểu ngay khi có dấu hiệu buồn tiểu.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền luyệt,... để có những biện pháp điều trị dứt điểm. Tránh để lại nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu khó có thể xảy ra.
Trên đây là những tư vấn, chia sẻ của chuyên gian đến với bác. Hy vọng với những thông tin trên sẽ trả lời được thắc mắc của bác. Nếu bác vãn còn câu hỏi, thắc mắc khác thì bác có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn