Đi tiểu là một hoạt động giúp cơ thể đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, chính vì vậy mà khi tình tạng bí tiểu xảy ra gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây vỡ bàng quang. Vậy tình trạng bí tiểu là biểu hiện của bệnh lý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tình trạng bí tiểu là gì?
Ở người bình thường, lượng nước tiểu trong bàng quang trung bình từ 250ml đến 800ml. Lúc này bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu; lưu lượng nước tiểu khoảng 20ml/giây. Vậy, bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc tiểu không hết mà người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
Bí tiểu chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành, kể cả nam và nữ, trong đó tỷ lệ nam gấp 10 lần nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 80.
Bí tiểu thường được chia thành hai loại chính: bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính.
- Bí tiểu cấp tính là tình trạng đột ngột không thể đi tiểu hoặc đi tiểu mà chỉ đi tiểu được nhỏ giọt, cảm giác vẫn còn tiểu. Đây là trường hợp cấp cứu tiết niệu lâm sàng phổ biến nhất. Ở nam giới, AUR thường xảy ra thứ phát sau tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Ở thể cấp tính, người bệnh thường cảm thấy không tránh khỏi những cơn đau và những cơn co thắt.
- Bí tiểu mãn tính là tình trạng là bí tiểu không đau. Bệnh nhân bị bí tiểu có biểu hiện kèm theo cảm giác đương tiểu không thông, sau khi tiểu xong bàng quang vẫn chứa nước tiểu. Đến một lúc nào đó, bàng quang sẽ đầy và phình to lên ở phần phía bụng dưới có thể nhìn thấy được.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính
Triệu chứng thường thấy của bí tiểu
Các triệu chứng của bí tiểu cấp tính có thể bao gồm:
- Mất hoặc hạn chế khả năng đi tiểu
- Xuất hiện cảm giác đau ở phần phía bụng dưới
- Cần đi tiểu gấp, cảm giác co thắt dữ dội để đi tiểu
- Bụng dưới nhô ra (dấu hiệu cầu bàng quang bị phình to ra)
Bí tiểu mãn tính phát triển theo thời gian, có thể có ít hoặc không có triệu chứng nên khó phát hiện và có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Không có khả năng làm rỗng bàng quang
- Đi tiểu nhiều lần với số lượng ít
- Khó bắt đầu tạo dòng nước tiểu (khó tiểu)
- Nước tiểu chảy chậm
- Có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu
- Đau bụng dưới
Bí tiểu là biểu hiện của bệnh lý gì?
Tình trạng bí tiểu xảy ra có thể do những bệnh lý sau:
Bàng quang không tự co bóp
Để đi tiểu bàng quang sẽ thực hiện việc co bóp để đẩy nước tiểu ra, tuy nhiên vì một số bệnh lý như sỏi bàng quang, chấn thương hay mất liên lạc với hệ thống thần kinh, cơ vòng bị viêm,… từ đó mà dẫn tới tình trạng bị bí tiểu.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh tương đối phổ biến, bệnh xuất hiện là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bộ phận trong hệ thống tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo,…. Khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như bí tiểu, tiểu buốt, sưng niệu đạo, tiểu rắt,…
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng có những dị vật hoặc vi khuẩn gây nên. Khi bị viêm bàng quang người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng bí tiểu
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyền tiền liệt là một bệnh rất phổ biến đối với nam giới đặc biệt là lứa tuổi sau 50, tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ có kích thước khoảng 20gram, chỉ có ở nam giới, nằm sát ở bàng quang và bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt này có chức năng đối với quá trình sinh sản ở nam giới. Khi mà tuyến tiền liệt này phát triển to lên, sẽ làm chèn ép lên niệu đạo, điều nều khiến cho nam giới gặp phải tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt và đau khi đi tiểu.
Ung thư bàng quang
Nếu như tình trạng viêm bàng quang trở nặng, khi đó ở bàng quang sẽ xuất hiện những khối u ác tính. Những khối u này sẽ gây ung thư bàng quang. Các khối u này sẽ ngày càng phát triển làm tắc lỗ niệu đạo khiến cho nước tiểu khó hay thậm chí không thoát được ra ngoài từ đó gây nên tình trạng bí tiểu.
☛ Tham khảo thêm tại: 8 nguyên nhân gây bí tiểu thường gặp nhất
Ảnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏe
Triệu chứng bí tiểu khiến người bệnh đứng ngồi không yên hàng giờ, thậm chí hàng ngày, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người bệnh, nhất là về đêm gây mất ngủ kéo dài, mệt mỏi. mệt mỏi, căng thẳng.
Ngoài ra, nếu tình trạng bí tiểu này kéo dài sẽ gây ra các biến chứng sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu. Bí tiểu khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được, tồn đọng lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây nhiễm sang đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tổn thương bàng quang. Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang căng tức, nếu để lâu có thể gây tổn thương cho bàng quang, trường hợp nặng có thể khiến bàng quang bị tổn thương vĩnh viễn và mất đi khả năng co bóp đúng cách.
- Thận hư. Đôi khi bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược trở vào thận. Đây được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.
Cách giúp cải thiện tình trạng bí tiểu
Tùy theo từng bệnh lý gây ra tình trạng bí tiểu mà sẽ có những cách khác nhau giúp cải thiện tình trạng này như sau:
Sử dụng bài thuốc dân gian
Bài thuốc 1: Chữa trị bí tiểu do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
Nguyên liệu: Bồ công anh, cây cối xay, rễ cỏ tranh, cây nhọ nồi mỗi loại 30g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào ấm sắc cùng 3 bát con nước.
- Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi còn khoảng 1 bát con nước thì chắt ra.
- Tiếp tục thực hiện tương tự để thu về nước thuốc thứ 2 và thứ 3.
- Trộn 3 bát nước sắc thu được vào chung một bát tô to và khuấy đều.
- Sau đó chia thuốc làm 3 và dùng uống 3 lần/ngày sau bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc 2:Cải thiện tình trạng bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt là bệnh do sự phát triển và tăng sinh liên tục của các tế bào lành tính của tuyến tiền liệt. Ngoài bí tiểu, u xơ tuyến tiền liệt còn có các triệu chứng khác như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, tiểu ngắt quãng, nước tiểu nhỏ giọt… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến các bạn phương pháo hỗ trợ điều trị do phì đại tiền liệt bằng cây thuốc nam:
Nguyên liệu: Náng hoa trắng khô 6g, Ké đầu ngựa: 10g, Cây Xạ đen: 40g
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
- Dùng liên tục liệu pháp này trong khoảng 1-2 tháng là có hiệu quả
** Lưu ý: Náng hoa trắng có chứa hàm lượng cao các alcaloid có tác dụng kháng u rất mạnh. Nhưng các hoạt chất này lại không tan trong nước, dẫn đến hiệu quả khi sử dụng bằng phương pháp đun nước uống thông thường không được cao
Vì vậy, sản phẩm Vương Bảo ra đời với vai trò phát huy công dụng giảm kích thước u xơ tuyến tiền liệt đã được nghiên cứu của Náng hoa trắng vào thực tiễn, nhờ công nghệ sản xuất hiện đại. Giữ nguyên được các hàm lượng alcaloid có trong thảo dược
Ngoài ra, trong Vương Bảo còn có chứa thêm các thành phần như Ngải nhật, Hải trung kim, Rau Tàu Bay, có tác dụng hỗ trợ cùng Náng hoa trắng để mang đến hiệu quả cải thiện triệu chứng cũng như giảm kích thước tuyến tiền liệt được tốt nhất
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Sử dụng thuốc Tây
Nếu bí tiểu do viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chẹn alpha-adrenergic, thuốc ức chế 5-alpha-reductase,… để giảm sự cản trở dòng nước tiểu ra ngoài, từ đó làm tăng mức độ làm rỗng bàng quang.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà
Những lưu ý đối với người bị bí tiểu
Bí tiểu cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho đường tiết niệu. Ngoài ra để hạn chế cũng như giúp quá trình điều trị nhanh hơn các bạn cần lưu ý những vấn đề sau
- Thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi như đi bộ, đánh cầu lông, đạp xe …
- Tránh ăn thức ăn cay, nóng và mặn.
- Uống đủ nước mỗi ngày nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối.
- Không nên nhịn tiểu và không nên ngồi lâu vì nước tiểu bị ứ đọng dễ dẫn đến bí tiểu.
- Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy chướng bụng, không đi tiểu quá 48 giờ. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ đặt ống thông tiểu bằng dụng cụ vô trùng. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bí tiểu để áp dụng phương pháp điều trị cho từng bệnh. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.
☛Thông tin hữu ích cho bạn: Bí tiểu ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị