Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư phổ biến ở nam giới. Vậy căn bệnh này nguy hiểm ra sao, nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển không kiểm soát, vượt qua khỏi chu kì phát triển – chết rụng thông thường. Chúng vẫn tiếp tục phân chia trong khi các tế bào khác sẽ chết theo chu kì. Những tế bào này sẽ tích tụ lại tạo thành một khối gọi là khối u. Khối u này có thể phát triển lan rộng và di căn sang các cơ quan xung quanh.
Ung thư xuất hiện đầu tiên ở cơ quan nào thì sẽ có tên gọi tương ứng với cơ quan đó. Ví dụ: ung thư xuất hiện ở vú sẽ được gọi là ung thư vú, ung thư xuất hiện ở phổi sẽ được gọi là ung thư phổi,…
Tuyến tiền liệt là một tuyến có ở nam giới, nó thuộc hệ thống sinh sản và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lỏng tinh dịch cho nam giới trong quá trình xuất tinh. Tuyến tiền liệt nằm ở phía dưới bàng quang, phía trước trực tràng và bao quanh niệu đạo.
Như vậy, ung thư tiền liệt tuyến là một căn bệnh ung thư xảy ra ở tuyến tiền liệt.
Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Về cơ bản, ung thư tuyến tiền liệt được chia thành 4 giai đoạn khác nhau, gồm:
– Giai đoạn 0: Các tế bào tiền ung thư đã xuất hiện, nhưng chúng chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ trong tuyến tiền liệt và phát triển chậm.
– Giai đoạn 1 (Khu trú): Ung thư chỉ xuất hiện ở tuyến tiền liệt. Có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn này.
– Giai đoạn 2: Khối u đã lớn hơn nhiều nhưng chua lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
– Giai đoạn 3: Ung thư đã lan sang các mô lân cận, nhưng nó chưa đến bàng quang, trực tràng, các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận.
– Giai đoạn 4 (Ung thư xa): Ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc xương.
Biết được giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt có thể giúp đưa ra những quyết định về điều trị chính xác hơn.
Bệnh có phổ biến không?
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Mỹ. Theo ước tính vào năm 2021 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có khoảng 248.530 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt mới được phát hiện trong năm và có khoảng 34.130 ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt.
Tại Việt Nam nói riêng, cho tới bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tỷ lệ mắc căn bệnh này. Trong một vài nghiên cứu nhỏ lẻ, người ta nhận thấy sau giải phẫu mổ mở u xơ tiền liệt tuyến, có khoảng 7,2% nam giới tình cờ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt cũng chưa được quan tâm đúng mực tại Việt Nam và nam giới thường chủ quan việc tầm soát loại ung thư này. Chính vì thế, ung thư thường chỉ được phát hiện khi đã bước sang giai đoạn muộn, tỉ lệ tử vong cao.

Ung thư tuyến tiền liệt nguy hiểm không?
Ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được điều trị và cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất cao.
Ung thư tiền liệt tuyến thường phát triển rất chậm và không gây ra triệu chứng gì cho tới giai đoạn cuối. Hầu hết, nam giới mắc căn bệnh này thường chết vì những nguyên nhân khác và nhiều người thậm chí còn không biết rằng họ mắc bệnh.
Ở giai đoạn đầu, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị, cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất cao.
Khi ung thư đã bắt đầu phát triển hoặc lan ra bên ngoài (chẳng hạn như xương, hạch bạch huyết hay phổi), bệnh không thể chữa khỏi được nữa và có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được trong nhiều năm. Do có nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị, hầu hết nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt di căn vẫn có thể sống thêm 5 năm hoặc hơn.
Nguyên nhân
Cho tới nay, các bác sĩ vẫn không biết chính xác nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng có một số yếu tố rủi ro được cho là làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, cụ thể như sau:
Tuổi tác
Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt gia tăng sau 50 tuổi và hiếm khi xảy ra trước 45 tuổi.
Chủng tộc
Ung thư tuyến tiền liệt thường phổ biến hơn ở nam giới da đen so với da trắng. Và nam giới châu Á, gốc Tây Ban Nha thì có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn so với nam giới da đen và da trắng nói chung.
Tiền sử gia đình
Nếu nam giới có người thân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì họ sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người khác.
Yếu tố di truyền
Người ta đã nhận thấy rằng, những thay đổi ở gen BRCA1 và BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Sự đột biến trong các gen này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Nam giới mắc hội chứng Lynch bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh ung thư khác cao hơn.

Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên, có một số bằng chứng cho thấy các yếu tố dưới đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên chúng vẫn cần được nghiên cứu kỹ càng hơn để có thêm các bằng chứng xác thực.
Các yếu tố này gồm:
- Ăn kiêng
- Béo phì
- hút thuốc
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
- Bị viêm tuyến tiền liệt
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây bất kì triệu chứng nào. Bệnh thường chỉ được phát hiện thông qua tầm soát.
Khi bệnh bắt đầu phát triển, nam giới có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch
- Tiểu khó
- Tiểu ngắt quãng
- Tiểu đau
- Đau khi xuất tinh
Các triệu chứng ít gặp khác:
- Khó cương cứng hoặc khó duy trì sự cương cứng.
- Đau hoặc khó chịu khi ngồi
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thường gồm các triệu chứng sau:
- Gãy xương hoặc đau xương, đặc biệt là ở hông, đùi hoặc vai
- Phù hoặc sưng ở chân/bàn chân
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Thay đổi thói quen đi tiêu
- Đau lưng
Điều trị
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư cùng một số yếu tố khác.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết về giai đoạn bệnh của bạn, các phương pháp điều trị phù hợp ở giai đoạn này cùng chỉ định của nó.
Các yếu tố quyết định chỉ định điều trị:
- Tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh
- Nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:
- Nồng độ PSA huyết thanh
- Giai đoạn lâm sàng (stade – TNM).
- Điểm Gleason
Các phương pháp điều trị chính
☛ Phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu khi bệnh ở giai đoạn sớm. Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng với túi tinh và bóng của ống dẫn tinh, đồng thời nạo hạch chậu.
Có hai cách phẫu thuật chính là:
- Mổ nội soi: Thông qua ổ bụng, có hoặc không sự hỗ trợ của Robot.
- Mổ hở: Thông qua đường sau xương mu hoặc đường tầng sinh môn.

☛ Chờ đợi. Nam giới lớn tuổi hoặc những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thường lựa chọn phương pháp chờ đợi khi không chắc ung thư có ảnh hưởng đến tuổi thọ tự nhiên của họ hay không. Bởi ung thư tuyến tiền liệt phát triển rất chậm.
☛ Theo dõi. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ theo dõi mức PSA của bạn thường xuyên, quét MRI và sinh thiết. Nếu kết quả của các xét nghiệm cho thấy ung thư đang tiến triển thì bạn có thể đưa ra quyết định về việc điều trị.
☛ Xạ trị. Là phương pháp sử dụng bức xạ ion hóa để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển và phân chia. Có hai loại xạ trị là:
- Xạ trị bên ngoài. Bác sĩ sẽ sử dụng một máy để chiếu các chùm bức xạ vào khối u.
- Xạ trị bên trong. Bác sĩ sẽ cấy các hạt phóng xạ vào tuyến tiền liệt.

☛ Hóa trị. Là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng đường uống hoặc đường tiêm.
Một số loại thuốc được FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hòa Kỳ chấp thuận cho điều trị ung thư tuyến tiền liệt là:
- Darolutamide
- Degarelix
- Docetaxel
- Eligard (Leuprolide Acetate)
- Enzalutamide
- Erleada (Apalutamide)
- Firmagon (Degarelix)
- Flutamide
- .v.v.
☛ Liệu pháp hormone. Mục tiêu của liệu pháp này là loại bỏ hormone hoặc ngăn chặn hoạt động của chúng để ngăn tế bào ung thư phát triển.
Hormone hay nội tiết tố là những chất hóa học được sản sinh tại các tuyến trong cơ thể và lưu thông trong máu. Trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các hormone nam (testosterone) có thể làm ung thư phát triển. Chính vì thế, cần tìm cách loại bỏ hoặc ngăn chặn hoạt động của các hormone này.
Để thực hiện liệu pháp hormone, có thể sử dụng các cách sau:
- Tiêm thuốc để ngăn cơ thể tạo ra testosterone
- Sử dụng viên nén để ngăn chặn các tác động hoặc giảm sản xuất testosterone
Liệu pháp này thường được kết hợp với xạ trị.
☛ Liệu pháp miễn dịch. Ở liệu pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân để chống lại ung thư. Sipuleucel-T là một loại liệu pháp miễn dịch được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn (ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối).
☛ Liệu pháp bisphosphonate. Đây là một loại thuốc giúp giảm bệnh xương khi ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến xương.
Điều trị theo giai đoạn
Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt theo từng giai đoạn.
Giai đoạn đầu. Các phương pháp điều trị thường gồm:
- Phẫu thuật
- Chờ đợi
- Theo dõi
- Xạ trị
Giai đoạn 2. Các phương pháp điều trị được xem xét gồm:
- Theo dõi
- Xạ trị kết hợp với liệu pháp hormone
- Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để.
Giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3, ung thư tuyến tiền liệt có các phương pháp điều trị sau:
- Xạ trị bên ngoài cộng với liệu pháp hormone
- Xạ trị bên ngoài cộng với bên trong, kết hợp liệu pháp hormone.
- Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt để. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân xạ trị.
Giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, bệnh không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân và làm giảm bớt cơn đau. Các phương pháp điều trị thường gồm:
- Liệu pháp hormone, thường được kết hợp với phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị
- Phẫu thuật để làm giảm các triệu chứng như chảy máu hoặc tắc nghẽn đường tiểu, loại bỏ các hạch bạch huyết ung thư
- Xạ trị bên ngoài có hoặc không có liệu pháp hormone
- Hóa trị, nếu các phương pháp điều trị tiêu chuẩn không làm giảm các triệu chứng và ung thư tiếp tục phát triển.
- Liệu pháp bisphosphonate và liệu pháp miễn dịch.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể tái phát sau điều trị không?
Ung thư tuyến tiền liệt vẫn có thể tái phát sau điều trị.
Khi bệnh tái phát, các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí của ung thư và các phương pháp điều trị bạn đã thử trước đó.
– Nếu ung thư ở trong tuyến tiền liệt, bạn nên phẫu thuật hoặc thử xạ trị lần thứ hai. Nếu bạn đã cắt tuyến tiền liệt triệt để, xạ trị là phương pháp được khuyến nghị.
– Nếu ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, liệu pháp hormone có thể là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Xạ trị bên ngoài hoặc sử dụng liệu pháp bisphosphonate có thể làm giảm cơn đau xương.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tiền liệt tuyến tái phát:
- Phù chân
- Tiểu ra máu
- Mệt mỏi
- Đau xương
- Đau lưng
- .v.v.
Đây là một số dấu hiệu có thể gặp nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu khi ung thư tái phát. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên cho thấy ung thư đang bắt đầu quay trở lại là sự gia tăng liên tục mức độ kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) trong máu.
Sau đó, để khẳng định chắc chắn, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra khác, chẳng hạn: chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), MRI (chụp cộng hưởng từ), PET (chụp cắt lớp phát xạ positron).
Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Chúng ta không thể phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt 100%, nhưng có một số phương pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Chúng bao gồm:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo không lành mạnh; hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn; không ăn đồ bị cháy.
- Không hút thuốc lá
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Duy trì hoạt động tình dục hợp lý.
- Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt để phát hiện sớm những dấu hiệu về ung thư. (Hai xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số và xét nghiệm PSA).
Ngoài ra, nam giới cao tuổi cũng thường mắc các bệnh về tuyến tiền liệt, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến. Căn bệnh này có các triệu chứng ban đầu rất giống với ung thư nhưng nó là lành tính và không tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, để hạn chế ung thư hóa tuyến tiền liệt, khi mắc các bệnh liên quan tới tuyến này, bạn vẫn cần đi khám và điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định.
Với nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến, ngoài các phương pháp điều trị theo chỉ định, bệnh nhân nên sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo để thu nhỏ kích thước tuyến, hạn chế các triệu chứng và phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Có thể nói, Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa thành phần cao Ngải nhật giúp nam giới giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Theo một nghiên cứu năm 2012 tại Pakistan: Hoa và lá cây Ngải nhật có hàm lượng lớn một hoạt chất gọi là artemisinin. Hoạt chất tự nhiên đáng quý này đã được giới khoa học chứng minh là giúp chống tăng sinh ảnh hưởng đến một số tế bào ung thư ở người, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
☛ Chi tiết: 5 tác dụng của cây Ngải nhật có thể bạn chưa biết!

Sau nhiều năm đồng hành với bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến, Vương Bảo hiểu rằng có rất nhiều người lo lắng việc căn bệnh u xơ của họ có thể tiến triển thành ung thư.
Chính vì những lý do trên, sau gần 1 năm nghiên cứu, đánh giá, Vương Bảo đã quyết định điều chỉnh thành phần của sản phẩm và bổ sung thêm hàm lượng cao Ngải nhật cùng một số thành phần khác để tăng cường cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Với sự thay đổi này, Vương Bảo tin rằng sẽ mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn, hiệu quả hơn, từ đó mang lại niềm vui và sự an tâm cho tất cả khách hàng.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Tổng kết
Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh thường xảy ra ở nam giới cao tuổi. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng người mắc. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá bi quan khi gặp phải căn bệnh này, ngày nay có rất nhiều phương pháp điều trị mới và tiến bộ. Đặc biệt, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, cơ hội khỏi bệnh là rất cao. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về bệnh tình của mình để có lời khuyên tốt nhất!
Nguồn bài viết:
- http://benhvien108.vn/chan-doan-va-dieu-tri-ung-thu-tuyen-tien-liet.htm
- https://benhvienungbuouhanoi.vn/tong-quan-ve-ung-thu/ung-thu-tuyen-tien-liet-khong-con-la-noi-so-hai.html
- https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/drugs/prostate