Mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ, nam bệnh gì? Nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Bỗng một ngày bạn có cảm giác mắc tiểu mà tiểu không được, khi rặn tiểu cảm giác bị đau buốt. Vậy cần phải làm gì nếu gặp hiện tượng mắc tiểu mà tiểu không được này? Cùng vuongbao.vn tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé.

I. Cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được

Mắc tiểu (buồn tiểu) mà tiểu không được là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu, không thể nhịn hơn được nữa nhưng đi vệ sinh thì nước tiểu lại không ra được, thậm chí phải rặn mãi mới tiểu được.

Thông thường mắc tiểu mà tiểu không được có thể xuất hiện bất chợt bằng một thời điểm cụ thể (thường là vào buổi sáng sau khi thức dậy), sau đó có thể tự biến mất hoặc kéo dài tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

mắc tiểu nhưng không tiểu được
mắc tiểu nhưng không tiểu được

Mắc tiểu nhưng tiểu không được là một trong các biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn tiểu tiện. Mọi người đều có thể gặp chứng mắc tiểu mà tiểu không được. Tuy nhiên theo một số báo cáo thống kê, độ tuổi trên 55 tuổi là những người dễ gặp chứng buồn tiểu nhưng tiểu không được nhất.

II. Triệu chứng nhận biết

Người có cảm giác muốn tiểu nhưng không đi được thường kèm theo các triệu chứng khác:

  • Căng, đau phần bụng dưới vị trí bàng quang
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới gần cơ quan sinh dục
  • Đau lưng vị trí vùng thận
  • Đi tiểu liên tục nhiều lần trong thời gian ngắn với mật độ cao (trên 2 lần trong 20 phút) và lượng nước tiểu hầu như không có hoặc chỉ nhỏ giọt.
  • Cảm giác mắc tiểu dồn dập và tăng dần

III. Nguyên nhân Buồn tiểu mà tiểu không được

Với một người khỏe mạnh bình thường, bàng quang chứa được khoảng 400 – 620ml sẽ kích thích buồn tiểu. Số lần đi tiểu bình thường từ 6 – 8 lần/ngày với lượng nước tiểu thải ra khoảng 20 ml/s.

Buồn tiểu mà đi tiểu không được là bệnh gì? Tình trạng mắc tiểu nhưng không tiểu được có thể do một số nguyên nhân chung ở cả nam và nữ như sau:

3.1 Sỏi thận, dị vật ở bàng quang

Hiện tượng này có thể do sỏi hoặc cục máu đông từ thận di chuyển xuống bàng quang hoặc xuất hiện ngay tại bàng quang gây bít đường tiểu khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được hoặc khó tiểu.

Sỏi thận là tình trạng lặng đọng cặn muối và khoàng chất từ nước tiểu tại thận. Cả nam và nữ khi bị sỏi thận đều có triệu chứng đau thắt lưng do sỏi di chuyển làm cọ xát gây tổn thương thận và đường tiết niệu. Sỏi thận không chỉ gây ra tình trạng muốn tiểu mà không đi được mà còn có thể đi kèm tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt.

3.2 Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn (E.coli) xâm nhập hệ tiết niệu gây nhiễm trùng. Bệnh viêm đường tiết niệu gồm (viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,…)

Khả năng mắc viêm đường tiết niệu cao khi vệ sinh vùng kín không sạch hoặc sau khi quan hệ tình dục. Tình trạng viêm nhiễm gây sưng và rát tại vị trí viêm, gây tắc nghẽn đường tiết niệu và gây khó tiểu.

Ngoài khó tiểu, cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được thì viêm đường tiết niệu còn có biểu hiện là tiểu buốt, tiểu đau, đau lưng, căng tức bụng dưới, nước tiểu dục và mùi hôi khó chịu.

3.3 Bệnh tuyến tiền liệt

U xơ và viêm tuyến tiền liệt sẽ làm cho tiền liệt tuyến to ra đè lên niệu đạo gây tình trạng bí tiểu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tính trạng buồn đi tiểu nhưng không đi được, hiện tượng này thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già.

Bệnh về tuyến tiền liệt là căn của nam giới. Có 3 loại bệnh tuyến tiền liệt thường gặp là:

cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được
Phì đại tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến tiền liệt: Do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm sưng tiền liệt tuyến.
  • U lành tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt): là một dạng u lành tính hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên.
  • U tuyến tiền liệt ác tính: hay còn gọi là bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh do các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư) gây ra, lâu dần tạo thành khối ung thư bên trong tiền liệt tuyến.

3.4 Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Cảm giác mắc tiểu mà không đi được ở nữ có thể là do các khối u phát triển gây chèn ép bàng quang như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, nấm âm đạo,…) dẫn đến hiện tượng tiểu đau rát sau khi quan hệ, tiểu buốt, khó tiểu, cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu ít, đi tiểu không hết, buồn đi tiểu liên tục ở nữ giới.

Bà bầu buồn tiểu nhưng không đi được: mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ khi mang thai cũng rất hay xảy ra vì khi mang thai tử cung phát triển chèn ép lên bàng quang.

3.5 Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được ở nam

Đối với nam giới, cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được, tiểu ít có thể là do những bệnh lý ở tuyến tiền liệt như:

  • Phì đại tuyến tiền liệt,
  • Hẹp niệu đạo,
  • Sỏi bàng quang,
  • Sỏi niệu đạo,…

3.6 Cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được ở trẻ em

  • Nguyên nhân gây ra cảm giác mắc tiểu mà không tiểu được, buồn tiểu nhưng không đi được có thể là sỏi bàng quang, tuyến tiền liệt, hẹp bao quy đầu, dị tật dính môi lớn ở bé gái
  • Rối loạn thần kinh là nguyên nhân hay gặp nhất. Chấn thương thắt lưng, phẫu thuật, viêm tủy sống,… gây ra rối loạn dây thần kinh bàng quang dẫn tới khó tiểu, buồn đái mà không đi được.
  • Táo bón: phần đường ruột ứ đọng nhiều gây chèn ép đường tiểu ở trẻ em gây cảm giác buồn đi tiểu liên tục.
  • Trẻ em có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được khi dùng thuốc có tác dụng phụ gây khó tiểu.

3.7 Viêm niệu đạo

mắc đái mà không đái được
Vị trí niệu đạo ở nam giới (ảnh minh họa)

Qua đầu niệu đạo (ở giữa đầu dương vật) của nam giới, các vi khuẩn, nấm có hại có thể xâm nhập vào sâu bên trong ống niệu đạo và gây viêm sưng niệu đạo. Dòng nước tiểu chảy qua vết viêm gây cảm giác sót và có thể bị tắc nghẽn (do vết viêm sưng phình to), từ đó gây hiện tượng mắc tiểu mà tiểu không được.

3.8 Bị kích thích bàng quang

Kích thích bàng quang (hay còn gọi là bệnh viêm bàng quang kẽ, hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị kích thích mãn tính trong thời gian dài (trên 6 tuần) gây ra cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được, khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống. Tuy nhiên kích thích bàng quang không bị nhiễm trùng tiềm ẩn như các bệnh khác.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tác động gây chứng mắc tiểu mà tiểu không được như:

  • Do cơ thể bị nóng trong.
  • Yếu tố tuổi tác: Những người trung niên và cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi.
  • Do bị căng thẳng, stress kéo dài.
  • Do lối sống thiếu khoa học, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.

||Xem thêm: Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? Lưu ý khi điều trị

>>>Bạn có biết: Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị

IV. Tại sao buồn tiểu nhưng không đi được lại nguy hiểm?

Tình trạng cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được nếu như không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:

  • Khó tiểu do sỏi thận sẽ gây tắc đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, suy thận cấp, vỡ thận và có thể dẫn tới tử vong.
  • Tăng nguy cơ viêm bể thận, nhiễm trùng máu, tử vong
  • Hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi tiểu được ở nữ và nam, không chữa trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn do viêm nhiễm phụ khoa – nam khoa.
  • Tổn thương bàng quang: gây ứ đọng nước tiểu nhiều khiến chức năng co bóp suy giảm, giảm khả năng bài tiết của nước biểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục, gây rối loạn cương dương, nghiêm trọng hơn là liệt dương ở nam giới dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: người bệnh cảm thấy mệt mỏi, stress, xấu hổ, ngại tiếp xúc với mọi người.

V. Cách điều trị Mắc tiểu (buồn tiểu) mà tiểu không được

Có rất nhiều cách để điều trị tình trangj cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và thể trạng của người bệnh mà sẽ có những cách điều trị phù hợp

5.1 Điều trị bằng thuốc tây y

Phương pháp này có thể dùng thuốc, đặt ống thông tiểu, phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

 – Đặt thông tiểu

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang.

 – Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang: kháng sinh nhóm Quinolone, nhóm thuốc Aminiglycoside, thuốc Allopurinol
  • Thuốc kháng virus như Famvir, Famciclovir,….
  • Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 điều trị cho người hay có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được do u lành tuyến tiền liệt gồm thuốc Alfuzosin, Terazosin, Tamsasmin, Silodosin

Những thuốc này tuy có tác dụng giảm nhanh triệu chứng của bệnh nhưng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn: cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm đề kháng. Do đó, không được tự ý sử dụng thuốc tây điều trị mà phải thăm khám cụ thể theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Trên đây là một số loại thuốc Tây y kê theo toa có tác dụng điều trị chứng mắc tiểu nhưng tiểu không được. Tuy nhiên, do là các loại thuốc có dược tính mạnh và tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà liều lượng sử dụng thuốc sẽ khác nhau nên khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị tại nhà mà cần thăm khám và xin chỉ định từ bác sĩ điều trị. vuongbao.vn không đưa ra lời khuyên về việc sử dụng thuốc.

 – Phẫu thuật

phương pháp này chỉ được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng.

5.2 Điều trị mắc tiểu mà không đi được bằng phương pháp dân gian

Phương pháp này áp dụng cho người bệnh mắc tiểu mà tiểu không được do cơ thể bị nóng trong. Các nguyên liệu được lựa chọn thường là các loại cây lá dân gian lành tính.

Chuẩn bị:

  • Mã đề, kim tiền thảo, cỏ mần trầu, râu ngô, cỏ mần trầu : mỗi vị 70g
  • Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g
  • Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g

Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào nồi sắc với 1,5 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 – 20 phút để thuốc ngấm thì tắt bếp. Dùng nước thuốc uống trực tiếp, uống thay nước lọc hàng ngày để giải nhiệt cơ thể sẽ thấy chứng mắc tiểu mà tiểu không được giảm hẳn.

Vương bảo – TPCN bảo vệ sức khỏe

Đối với người mắc chứng mắc tiểu mà tiểu không được do mắc u xơ tuyến tiền liệt, ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:

  • Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt
  • Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…

Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Mắc tiểu nhưng không đi được tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại là biểu hiện và nguyên nhân dẫn tới những bệnh lý khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 28/02/2024
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...