Chứng tiểu đêm ở nam giới gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là mỗi đêm đều không ngon giấc và phải dậy đi tiểu liên tục. Tình trạng này kéo dài làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Vậy tiểu đêm là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Mục lục
Tiểu đêm nam giới là gì?
Tiểu đêm (đái đêm) là tình trạng bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Có ba loại tiểu đêm chính là đa niệu về đêm, vấn đề lưu trữ bàng quang và tiểu đêm hỗn hợp. Cụ thể như sau:
- Đa niệu hay đa niệu về đêm, tiểu đêm nhiều lần là thuật ngữ y tế chỉ việc đi tiểu nhiều vào ban đêm. Bình thường, trong thời gian ngủ buổi tối, cơ thể bạn sẽ sản xuất ít nước tiểu hơn và cô đặc hơn so với ban ngày, giúp bạn có thể ngủ liên tục 6-8 giờ mà không phải thức dậy vào giữa đêm đi tiểu. Nếu bị đa niệu về đêm, cơ chế này sẽ bị rối loạn, cơ thể bạn sẽ sản xuất nước tiểu nhiều vào đêm, khiến bạn phải thức dậy hơn 2 lần mỗi đêm để đi tiểu.
- Vấn đề lưu trữ bàng quang là tình trạng bàng quang không thể lưu trữ đủ lượng nước tiểu hoặc không thể làm trống hoàn toàn khi bạn đi vệ sinh. Kết quả là bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, cả đêm lẫn ngày.
- Tiểu đêm hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai vấn đề đa niệu về đêm và vấn đề lưu trữ bàng quang. Nó thường liên quan đến các vấn đề y tế mãn tính.
Theo thống kê, 2/3 dân số ở độ tuổi 55-84 gặp các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đêm. Tuy nhiên hiện nay, chứng tiểu đêm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới một số bộ phận người trẻ, hiện tượng này được gọi là tiểu đêm ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tiểu đêm ở nam giới, về cơ bản chúng được chia ra thành nguyên nhân không do bệnh lý và nguyên nhân do bệnh lý.
Nguyên nhân không do bệnh lý
Lão hóa là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tiểu đêm ở nam giới.
Khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormone chống bài niệu giúp chúng ta giữ nước. Điều này dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, các cơ trong bàng quang cũng trở nên yếu dần đi theo thời gian, khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang trở nên khó khăn hơn.
Thói quen uống nước. Nhiều người có thói quen uống nhiều nước, đặc biệt là trà, rượu hay cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này làm tăng nguy cơ sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm, dẫn tới chứng tiểu đêm.
Nguyên nhân do bệnh lý
U xơ tuyến tiền liệt. U xơ tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt) là nguyên nhân thường gặp ở những nam giới cao tuổi. Do tuyến tiền liệt bị u xơ, chèn vào niệu đạo, bàng quang, gây tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Trong đó, tiểu đêm là triệu chứng khó chịu thường gặp nhất ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt.

Viêm bàng quang. Bàng quang bị viêm có thể khiến người bệnh mắc chứng tiểu nhiều lần, cả ngày lẫn đêm.
Sỏi thận. Sỏi thân là những tinh thể rắn xuất hiện trong thận, hình thành từ các chất có trong nước tiểu. Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng như: tiểu nhiều vào cả ngày lẫn đêm, tiểu đục, tiểu rắt, bí tiểu.
Khó thở khi ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn làm các đường dẫn khí trên bị chèn ép liên tục qua đêm, dẫn tới việc oxy cung cấp cho não bị giảm và gián đoạn, khiến bạn phải thức giấc. Việc thức giấc giữa đêm làm tăng nguy cơ đi tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng làm kích hoạt sự thay đổi nội tiết tố, dẫn tới làm tăng lượng nước tiểu vào ban đêm.
Chứng phù chân. Phù chân là hiện tượng các mô ở chân tích tụ chất lỏng một cách bất thường, khiến chân bị sưng lên. Vào ban đêm, khi bạn nằm xuống để ngủ, các chất lỏng tích tụ này sẽ được giải phóng và đi tới bàng quang, khiến bàng quang đầy và bạn phải thức dậy để đi tiểu.
Bệnh tim. Tiểu đêm thường gặp ở bệnh nhân suy tim và là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Căn bệnh này làm giảm cung cấp oxy tới tim, giảm co mạch thận từ đó làm tăng sự hình thành nước tiểu vào ban đêm.
Béo phì. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì có liên quan đáng kể tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đêm. Những người đàn ông có vòng eo càng lớn, tỉ lệ đi tiểu nhiều vào ban đêm càng tăng. Một thống kê cho thấy, 44% nam giới béo phì phải đi tiểu nhiều hơn hai lần vào ban đêm.

Nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang. Tình trạng nhiễm trùng gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và khiến bệnh nhân phải đi tiểu khẩn cấp suốt cả ngày lẫn đêm.
Tiểu đường. Những bệnh nhân bị tiểu đường có lượng đường huyết trong máu cao, điều này khiến cơ thể tăng bài tiết glucose dư thừa qua nước tiểu, khiến lượng nước tiểu tăng lên, từ đó làm tăng nhu cầu đi tiểu của bệnh nhân vào cả ngày lẫn đêm.
Tăng canxi máu. Là tình trạng nồng độ canxi trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Các triệu chứng của tăng canxi máu là rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón, liệt ruột, vv. Hậu quả của hiện tượng này là bệnh nhân bị suy thận, với các biểu hiện đa niệu, tiểu đêm, chứng chảy nước, vv.
Một số bệnh ung thư tuyến tụy. Bệnh ung thư tuyến tụy gây rối loạn chức năng nội tiết, dẫn tới bệnh tiểu đường, chứng đa niệu và tiểu đêm, vv.
Bệnh tiểu đêm ở nam giới cũng có thể do một số nguyên nhân hiếm gặp khác gây ra, chẳng hạn như chứng khó đọc và bệnh u nang tuỷ.
Tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là chứng tiểu đêm là tác dụng phụ. Điều này đặc biệt đúng với các thuốc lợi tiểu (thuốc nước), thường được kê đơn để điều trị huyết áp cao.

Triệu chứng tiểu đêm ở nam giới
Tiểu đêm có thể diễn ra thường xuyên hằng đêm hoặc thỉnh thoảng diễn ra với các triệu chứng như:
- Bạn phải thức dậy hai lần trở lên vào mỗi đêm để đi vệ sinh;
- Việc thức dậy làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của bạn;
- Gặp tình trạng tiểu gấp vào giữa đêm (cần đi tiểu nhưng đôi khi lại không tiểu được nhiều)
- .v.v.
Tiểu đêm có nguy hiểm thế nào?
Ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tiểu đêm gây phiền nhiễu tới giấc ngủ của bạn và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Tình trạng này kéo dài làm rối loạn giấc ngủ, kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe khác, như: giảm năng lượng hoạt động, trầm cảm và tăng tỷ lệ tử vong nói chung.

Ngã. Tiểu đêm thường xuyên có thể dẫn đến ngã. Đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, cơ thể yếu, thị lực kém, việc điều hướng đúng đường để phòng tắm nhiều lần vào giữa đêm có thể là một vấn đề nguy hiểm.
Vấn đề y tế. Tiểu đêm có thể là triệu chứng của một vấn đề y tế nguy hiểm nào đó (như đã nói ở phần nguyên nhân).
Ảnh hưởng tới đối tác. Khi bệnh nhân tiểu đêm thức dậy để đi tiểu, họ cũng thường đánh thức đối tác của mình và làm giảm chất lượng giấc ngủ của người ấy.
Vì thế, nếu bạn phải thức dậy một lần giữa đêm trong nhiều năm để đi tiểu và không gặp khó khăn gì khi ngủ lại hoặc không ảnh hưởng gì tới hoạt động của ngày hôm sau, thì đó có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu tiểu đêm khiến bạn gặp trở ngại trong việc ngủ lại, cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau thì đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, nếu tiểu đêm là vấn đề xuất phát từ bệnh lý, bạn cũng cần quan tâm tới việc chữa trị các bệnh lý này.
Cách chẩn đoán chứng tiểu đêm
Khi đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tiểu đêm bằng cách thăm khám thể chất và thực hiện một số xét nghiệm.
- Đánh giá các triệu chứng. Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi để đánh giá tình hình bệnh cũng như dự đoán các nguyên nhân tiềm ẩn. Một số câu hỏi có thể được hỏi là: các triệu chứng của bạn bắt đầu khi nào, bạn phải đi tiểu bao nhiêu lần vào ban đêm, nó ảnh hưởng tới bạn ra sao, các hoạt động bạn thường làm trước khi đi ngủ, vv. Sau đó tiến hành thăm khám bằng một số dụng cụ khám thích hợp.
- Xét nghiệm. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân đi tiểu đêm. Nếu nghi ngờ bạn có một số bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán.

Điều trị bệnh tiểu đêm ở nam giới
Để điều trị bệnh tiểu đêm ở nam giới cần tùy thuộc vào nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, không có loại thuốc nào để điều trị chung cho tất cả các nguyên nhân. Về cơ bản:
Nếu tiểu đêm do bệnh lý, bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý đó. Lúc này, tình trạng tiểu đêm sẽ được cải thiện.
Nếu tiểu đêm không do bệnh lý, bạn cần thay đổi thói quen uống nước của mình. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ, đặc biệt là những thức uống lợi tiểu như rượu, trà hay cà phê, nước ngọt.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, bạn có thể tham khảo để tránh sử dụng chúng trước giờ đi ngủ:
- Các thực phẩm lỏng như cháo, canh, súp;
- Quả nam việt quất, các loại quả có múi (như cam, quýt, chanh,…) dưa chuột, cà chua và các loại thực phẩm có tính axit khác;
- Sô-cô-la;
- Thức ăn cay.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đêm. Các nhóm thuốc thường được sử dụng là:
- Nhóm thuốc kháng acetylcholine, cholinergic: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn khi bàng quang hoạt động quá mức vào ban đêm. Từ đó giúp cải thiện số lần tiểu đêm cho bệnh nhân.
- Nhóm thuốc antimuscarinic. Nhóm thuốc này chứa các thụ thể muscarinic acetylcholine, có khả năng ngăn chặn sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà lựa chọn loại thuốc phù hợp.
- Thuốc chẹn alpha – 1. Nhóm thuốc này thường được kê cho những bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt. Tác dụng làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang mở ra dễ dàng, từ đó cải thiện các triệu chứng tiểu đêm có liên quan đến chức năng tống xuất nước tiểu ở bàng quang.
- Các loại thuốc an thần. Tiểu đêm có thể gây mất ngủ, căng thẳng, khó ngủ lại, gây ra nhiều tiêu cực tới cuộc sống. Vì thế, bệnh nhân có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc an thần để hạn chế tình trạng trên.
- Sử dụng TPBVSK Vương Bảo: đây là sản phẩm có tác dụng tốt giúp giảm tiểu đêm ở nam giới do bịu xơ tuyến tiền liệt. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến.
Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể thực hiện thêm một số kỹ thuật đào tạo bàng quang, giúp nó kiểm soát tốt hơn các cơn co thắt. Cách thực hiện như sau: Bạn lên lịch để đi vệ sinh vào những giờ cố định trong ngày, mỗi lần cách nhau 2-4 tiếng. Dù có buồn đi vệ sinh hay không, bạn vẫn phải vào nhà vệ sinh và cố thực hiện việc đi tiểu. Theo thời gian, cơ bàng quang sẽ trở nên tốt hơn và có thể hạn chế tình trạng tiểu đêm. Lưu ý: bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ rước khi thực hiện.
Bài viết chi tiết: Cách trị bệnh tiểu đêm
Kết luận
Tiểu đêm ở nam giới là tình trạng phổ biến, gặp ở 50% bệnh nhân tuổi từ 60-70 và ảnh hưởng tới 62% bệnh nhân ở độ tuổi 70-80. Để điều trị tiểu đêm, bạn cần tới gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phác đồ điều trị hợp lý. Song song với đó, bạn có thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị tiểu đêm.