Bệnh đái rắt (bệnh tiểu rắt) là hiện tượng đi đái nhiều lần trong một ngày, số lượng nước tiểu trong mỗi lần đi khá ít chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau ở niệu đạo và rất khó khăn. Trẻ em mỗi khi đi tiểu thường kêu khóc, nhăn nhó…Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng đái rắt – tiểu dắt qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây đái rắt
Hiện tượng đái bình thường là khi nước tiểu đầy bàng quang (250 – 300 ml) sẽ có phản xạ làm cho bàng quang co bóp và mở cơ thắt cổ bàng quang để nước tiểu được phóng ra ngoài. Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang, bàng quang sẽ dễ bị kích thích, nên dù khối lượng nước tiểu ít vẫn gây ra phản xạ trên, làm cho người bệnh luôn phải đi đái, cảm giác muốn đi đái thường xuyên và có cảm giác đái buốt.

Có một số nguyên nhân gây ra đái rắt như sau:
- Viêm bàng quang
- Viêm niệu đạo
- Ung thư bàng quang
- Viêm tuyến tiền liệt
- Các khối u ở tiểu khung của phụ nữ
- Do một số bệnh lây lan qua đường tình dục
- Sỏi bàng quang hoặc bàng quang có dị vật
- Suy tuyến thượng thận
- Do các bệnh lý tuyến tiền liệt, như: u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt
- Do một số bệnh nội tiết
- Do tổn thương các dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang
- Mệt mỏi, stress
- Rối loạn giấc ngủ
- Sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu trong điều trị huyết áp, điều trị thừa dịch,…
- Tập thể dục thể thao với cường độ quá cao làm ảnh hưởng tới xương chậu và hệ bài tiết của cơ thể
- .v.v.
Hiện tượng đái rắt xảy ra ở những người bị đái buốt cũng không loại trừ trường hợp người bệnh bị tổn thương ở trực tràng hoặc tổn thương ở bô phận sinh dục nữ như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục. vv.
Ngoài các nguyên nhân trên, có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu rắt, đó là:
- Tuổi tác
- Béo phì
- Giới tính (nữ giới thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường tiết niệu hơn nam giới)
Các dấu hiệu đái rắt

Để nhận biết hiện tượng đái rắt dưới đây là một số biểu hiện:
Tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu. Thông thường chúng ta tiểu tiện 5-6 lần trong ngày và thường ít đi tiểu vào ban đêm. Nếu bị đái rắt, bạn sẽ thấy mình có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đặc biệt phải tiểu nhiều vào ban đêm. Số lần đi tiểu ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm. Lưu ý rằng, tần suất đi tiểu này không liên quan gì tới việc người bệnh uống ít nước hay nhiều nước.
Cảm giác buồn tiểu. Khi bị tiểu rắt, nhiều bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại, nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són. Một số người bệnh thì có cảm giác mót tiểu khẩn cấp, không thể nhịn tiểu được lâu và tăng số lần đi tiểu, một số còn lại thì mất khả năng kìm giữ nước tiểu, dẫn tới mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều.
Cảm giác ở các cơ quan khác. Mắc chứng đái dắt, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, bàng quang luôn căng tức và đau vùng lưng, hông. Khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị sụt cân, người mệt mỏi.
Bất thường khi đi tiểu. Nếu bị tiểu rắt, khi đi tiểu bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, chẳng hạn như: nước tiểu thay đổi màu sắc, đục, tiểu ra máu, tiểu buốt…
Sẽ ra sao nếu không chữa bệnh? Biến chứng của bệnh đái dắt

Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, nếu không điều trị bệnh sẽ biến chứng theo nguyên nhân ấy. Nhưng nhìn chung, dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa, chứng đái rắt vẫn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt cũng như tinh thần của bệnh nhân. Có thể kể tới là:
Ảnh hưởng đời sống tình dục. Tiểu dắt ảnh hưởng lớn tới đời sống tình dục, nó làm giảm ham muốn, gây đau đớn khi sinh hoạt vợ chồng, giảm hưng phấn, vv.
Rối loạn giấc ngủ. Ban đêm chính là nỗi ám ảnh lớn nhất của người mắc bệnh đái rắt, bởi họ sẽ luôn phải thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu. Với những người cao tuổi, bị cao huyết áp thì tình trạng này còn gây nhiều bất lợi hơn.
Đái rắt vào ban đêm còn gây mất ngủ, làm người bệnh mệt mỏi vào sáng hôm sau. Nếu kéo dài, sẽ tác động xấu đến sức khỏe cũng như năng suất lao động, tính cách, hoạt động thường ngày. Việc rối loạn giấc ngủ là một biến chứng cực kì nguy hiểm của hiện tượng đái dắt, nó làm người bệnh cạn kiệt cả về thể xác lẫn tinh thần, ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu,…
Chữa trị chứng bệnh đái rắt
Khi có những triệu chứng đầu tiên người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị mà nên đến bác sĩ để thăm khám và chuẩn đoán bệnh, bởi có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căn bệnh này, với mỗi nguyên nhân lại có một cách điều trị khác nhau.
Ví dụ như:
- Nếu nam giới bị tiểu rắt do viêm niệu đạo thì cần được uống kháng sinh phù hợp với từng triệu chứng của bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nếu nguyên nhân dẫn tới đái rắt là do viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì cần điều trị sớm để tránh lây lan cho vợ hoặc chồng. Nếu đi khám cần phải dẫn cả vợ hoặc chồng đi khám để tránh hiện tượng người kia bị và lây lại.
- Nếu có thêm các triệu chứng như đau vùng chậu, người sốt, run thì cần được cấp cứu ngay vì đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm thận cấp tính.
- Nếu đái dắt do u xơ tuyến tiền liệt, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Để tránh trường hợp bệnh tái phát cần thăm khám và kiểm tra định kỳ và giữ vệ sinh đặc biệt là sau mỗi lần giao hợp.
Bài viết chi tiết: Cách trị bệnh đái dắt

Tham khảo một số bài thuốc chữa tiểu rắt
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa trị chứng tiểu rắt, đái rắt:
Bài 1
- Chi tử (sao đen)
- Huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng)
- Rau má mỗi thứ 16 g
- Đậu đen 20 g
- Sinh địa 10 g
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2
Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3
Kim tiền thảo, vỏ bí ngô , đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4
Nếu nước tiểu đục như nước vo gạo dùng các vị:
- Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g
- Thủy long 30 g
- Thục địa 20 g
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 5
Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát:
- Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g
- Thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g
Sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.
Ngoài một số bài thuốc trên cùng tìm hiểu công dụng của phượng vĩ thảo và rau mồng tơi trong việc điều trị chứng đái buốt, đái rắt hiệu quả:
Phượng vĩ thảo
Phượng vĩ thảo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, chỉ lỵ. Thường được dùng chữa kiết lỵ, viêm đường tiết niệu , cảm phát, viêm họng, ngứa lở.
Bài thuốc từ phượng vĩ thảo chữa tiểu tiện rắt buốt do nóng trong như sau:
Phượng vĩ thảo 20-30g, lấy 550ml nước vo gạo (dùng nước vo lần thứ hai) sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày một liệu trình.
Mồng tơi
Rau mồng tơi không những là loại rau dễ ăn dùng trong các bữa cơm hàng ngày mà còn có công dụng chữa trị chứng đái rắt (tiểu rắt) hiệu quả. Để trị đái dắt lấy rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày.
Một số lời khuyên của bác sĩ
Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ cho người bệnh tiểu rắt, người bệnh cùng tham khảo để có biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả hơn:
Tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi
Người bệnh bị tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi nên tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo thói quen cho bàng quang và không gây rò rỉ bất ngờ. Nếu vẫn không cải thiện người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu để tăng cường sàn chậu.
Tiểu rắt, đái rắt do tập thể dục quá sức
Nếu hiện tượng tiểu rắt do bạn tập thể dục thì không nên uống quá nhiều nước khi tham gia các hoạt động thể dục.
Tiểu rắt do uống trà và uống cafe
Đây là những chất gây kích thích bàng quang, vì vậy để hạn chế tình trạng bạn nên uống nước lọc sau khi uống trà và cà phê. Không nên lạm dụng đồ uống này và có thể hạn chế uống vào buổi sáng nếu thấy không cần thiết.
Tiểu rắt do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc như thuốc làm thư giãn cơ bắp, thuốc lợi tiểu…có tác dụng phụ gây ra tiểu rắt vì vậy nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiểu
Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang, gây tiểu rắt. Triệu chứng thường gặp của các bệnh này là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín. Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp. Mặc quần áp rộng rãi, thoáng mát, nên chọn chất liệu là cotton để dễ thoát mồ hôi hơn.
Tiểu rắt do táo bón
Tránh trường hợp này chỉ cần bạn tránh được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước vào nhé.
Tiểu rắt do u xơ tuyến tiền liệt
U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới trung và cao niên, phần lớn bệnh nhân thường không có triệu chứng gì. Nhưng nếu bệnh tiến triển sẽ gây ra chứng tiểu rắt cùng nhiều triệu chứng tiết niệu khác, như: tiểu không hết, tiểu ngập ngừng, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu khó,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí là tính mạng.
Vì thế, nếu gặp tiểu rắt đi kèm với các triệu chứng tiết niệu khác, người bệnh nên tới bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu có chỉ định điều trị, nên tuân thủ đúng phác đồ và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ.
Song song với đó là thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để giúp giảm các triệu chứng bệnh, như:
- Hạn chế uống các loại đồ uống dễ kích thích bàng quang, như: rượu, cà phê, trà, các loại đồ uống có ga,…
- Uống ít nước vào buổi tối, đặc biệt là khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ
- Luôn đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Thực hiện một số kỹ thuật đào tạo bàng quang, double voiding theo hướng dẫn của bác sĩ
- Chú ý khi sử dụng một số loại thuốc
- .v.v.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu rắt, đái rắt
Dưới đây là một số điểm lưu ý cho người bệnh tiểu rắt về chế độ ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh và cải thiện chứng tiểu rắt, đái rắt:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Cần có chế độ ăn uống khoa học và đủ chất. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.
- Uống nước đủ và đều đặn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Tốt nhất bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.
- Hạn chế uống các đồ uống có cồn ví dụ như bia rượu làm tăng lượng nước tiểu và khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu.
- Giảm caffein: Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát, vì vậy bạn nên hạn chế chất này nếu thấy không cần thiết.
- Tránh dùng thực phẩm có chứa axit ví dụ như cam, chanh, cà phê, trà, cà chua và các thực phẩm có chứa tính axit vì chúng có thể gây kích thích bàng quang. Do đó bạn nên tránh sử dụng những chất này.
- Đồ uống có gas nên hạn chế vì chúng rất dễ gây kích thích bàng quang và nếu mắc chứng đi tiểu nhiều bạn cũng cần hạn chế uống loại nước này.
- Các gia vị cay nóng nên hạn chế vì chúng có ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều
Đối với việc sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây kích thích bàng quang do các tác dụng phụ của thuốc.
Các bài viết khác thuộc chuyên đề Tiểu rắt, tiểu buốt và Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới của chúng tôi:
Em bị tiểu rắt. Lâu lâu mới bị mà đợt này kéo dài, em phải đi khám hay sao
Chào Minh !
Bệnh viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, bệnh thường có các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt , tiểu rắt, tiểu mủ, tiểu máu hoặc màu nước tiểu bất thường…
Em chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng Niệu Bảo với các thành phần thảo dược giúp làm mát cơ thể, lợi tiểu và sát khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng hệ tiết niệu, ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, hạn chế nguy cơ tái phát.
Hiện sản phẩm đã được bán ở hầu khắp các nhà thuốc tây, em có thể tham khảo điểm bán tại link sau: http://nieubao.vn/dai-ly-nha-thuoc-phan-phoi-nieu-bao/
Cần tư vấn thêm, em vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 1800.1723 vào giờ hành chính anh nhé.
Cảm ơn em, chúc em và gia đình nhiều sức khỏe!