Tiểu rắt tiểu không hết sẽ trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi nhưng thực tế bạn có thể gặp phải rắc rối này bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết, các lựa chọn điều trị có sẵn và nhiều hơn thế nữa.
Tiểu rắt tiểu không hết là gì?
Tiểu rắt tiểu không hết là hiện tượng bạn bị ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, mỗi lần đi tiểu bạn không thể đi hết mà nước tiểu vẫn còn đọng lại, điều này dẫn tới việc bạn muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, đôi khi chỉ vài giọt hoặc không có giọt nào.
Tiểu rắt tiểu không hết là một tình trạng thường gặp, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi.

Triệu chứng tiểu rắt tiểu không hết
Triệu chứng của tiểu rắt tiểu không hết thường biểu hiện trên một số phương diện sau:
- – Số lần đi tiểu trong ngày: Với những người khỏe mạnh, đi tiểu từ 4 đến 10 lần mỗi ngày có thể được coi là bình thường nếu tần suất này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đó. Trung bình, một người uống 1,8 lít nước trong ngày sẽ đi tiểu khoảng 7 lần. Với những người bị tiểu rắt tiểu không hết, số lần đi tiểu sẽ tăng lên, tần suất dày đặc, có thể là 1-2 giờ đi tiểu một lần hay thậm chí là 30 phút đi tiểu một lần, số lần đi tiểu tăng lên thành 10-20 lần/ngày, đêm (tần suất này không liên quan gì tới việc người bệnh uống ít nước hay nhiều nước).

- – Lượng nước tiểu: Mặc dù đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, dòng nước tiểu yếu, đôi khi chỉ tiểu ra vài giọt hay không có giọt nào.
- – Cảm giác khi buồn tiểu: Khi mắc chứng tiểu rắt tiểu không hết, bệnh nhân thường có cảm giác buồn tiểu liên tục, nhiều khi buồn tiểu đột ngột khó kìm hãm, nhưng khi đi tiểu thì lượng nước tiểu lại rất ít.
- – Đi tiểu bất thường: Nếu bị tiểu rắt, khi đi tiểu bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, chẳng hạn như: nước tiểu thay đổi màu sắc, đục, tiểu ra máu, tiểu buốt…
- – Các cơ quan khác: Ngoài việc cảm thấy buồn tiểu, người bệnh cũng có thể có một số cảm giác ở những cơ quan khác, như: khó chịu vùng bụng dưới, không cảm giác được bàng quang đầy, đôi khi có thể đau lan đến vùng lưng hông. Bước sang giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị sụt cân, cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tốt.
Ngoài các triệu chứng trên, bạn có thể gặp một số triệu chứng tiết niệu khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh của bạn (u xơ tuyến tiền liệt, sa bàng quang, sỏi bàng quang,…). Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết.
Nguyên nhân tiểu rắt, tiểu không hết
Nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu không hết được phân loại thành tắc nghẽn và không tắc nghẽn.
Các nguyên nhân tắc nghẽn là các nguyên nhân khiến nước tiểu không thể chảy ra hết, đôi khi nó có thể biến chứng bệnh tiểu rắt tiểu không hết thành bí tiểu cấp tính và đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân tắc nghẽn gồm:
- U xơ tuyến tiền liệt ở nam giới
- Do khối u hoặc ung thư
- Hẹp niệu đạo
- Sa bàng quang
- Táo bón
- Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
- .v.v.
Các nguyên nhân không gây tắc nghẽn là các nguyên nhân đến từ việc cơ bàng quang bị suy yếu hoặc do các vấn đề về thần kinh gây cản trở các tín hiệu giữa não và bàng quang của bạn. Khi các dây thần kinh không hoạt động đúng, não của bạn có thể sẽ nhận sai các tín hiệu, bàng quang chưa đầy đã phát tín hiệu buồn tiểu.
Nguyên nhân không tắc nghẽn thường là:

- Nhiễm trùng đường tiểu
- Do sinh con
- Chấn thương vùng chậu
- Bệnh thần kinh ở cả nam và nữ
- Cơ bắp hoặc chức năng thần kinh bị suy giảm do thuốc hoặc do gây mê
- Tai nạn làm tổn thương não hoặc tủy sống
- Thoát vị địa đệm
- Rối loạn chức năng bàng quang
- Do phẫu thuật xương chậu
- Do sử dụng một số loại thuốc
- Do lão hóa
- Do mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục
- Do thói quen sinh hoạt ít vận động, uống ít nước
- .v.v.
Tiểu rắt tiểu không hết có nguy hiểm không?
Tiểu rắt tiểu không hết là một vấn đế khá nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn tới một số biến chứng, như:
Ảnh hưởng tới cuộc sống
Nếu không điều trị, các triệu chứng của tiểu rắt tiểu không hết gây ra những khó chịu cho bản thân người mắc, từ sinh hoạt hằng ngày đến các mối quan hệ, công việc.
Bạn có thể sẽ mất hứng thú với những sở thích của mình do phải đi tiểu thường xuyên, lo lắng tìm nhà vệ sinh. Nó cũng khiến bạn trở nên mệt mỏi và nóng tính hơn, làm các mối quan hệ của bản thân trở nên tồi tệ hơn,…
Đau đớn
Những bệnh nhân mắc chứng tiểu rắt tiểu không hết thường xuyên cảm thấy đau ở bàng quang hoặc thận. Lâu dài, có thể khiến các cơ quan này bị suy yếu chức năng và tổn thương. Khi bước vào giai đoạn nặng, dù chỉ là đi tiểu cũng có thể gây ra những đau đớn khó chịu, thậm chí là chuột rút vùng chậu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu rắt tiểu không hết khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang và đường niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, điều này có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infections – UTI). UTI là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người.
Các triệu chứng của UTI phụ thuộc vào phần nào của đường tiết niệu bị nhiễm bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Cảm giác nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu
- Đau ở xương chậu hoặc bụng dưới
- Tăng tần suất đi tiểu
- Tăng tiểu gấp
- Nước tiểu đục, tối màu
- Nước tiểu có mùi hôi
- Đau trực tràng ở nam giới và đau vùng chậu ở nữ giới
- Ớn lạnh
- Sốt
- Buồn nôn, nôn
- .v.v.
Bàng quang suy giảm chức năng
Theo thời gian, bàng quang thường xuyên phải co thắt để giải phóng nước tiểu dù chưa đầy, điều này dẫn đến việc các cơ dần suy yếu, bàng quang bị tổn thương nặng nề và không thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình.
Tổn thương cơ sàn chậu
Thường xuyên tiểu rắt tiểu không hết sẽ gây tổn hại cho các loại cơ sàn chậu, một trong những cơ này là cơ thắt niệu đạo.
Cơ thắt niệu đạo ccó vai trò giữ cho niệu đạo đóng lại để ngăn nước tiểu chảy ra, khi cơ này bị tổn thương, có thể dẫn đến tiểu không tự chủ.
Sỏi thận, sỏi bàng quang
Việc giữ nước tiểu trong bàng quang một thời gian dài do tiểu rắt tiểu không hết có thể dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang, đặc biệt là ở những người đã có tiền sử bệnh hoặc những người có hàm lượng khoáng chất cao trong nước tiểu.
Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng như:
- Đau dữ dội ở bên hông và lưng, bên dưới xương sườn
- Đau lan xuống bụng dưới và háng
- Đau đến từng đợt và dao động theo cường độ
- Đau khi đi tiểu
- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu
- Buồn nôn và ói mửa
- Cần đi tiểu liên tục
- Sốt và ớn lạnh nếu có nhiễm trùng
- .v.v.

Suy giảm ham muốn tình dục
Tiểu rắt tiểu không hết cũng ảnh hưởng tới đời sống tình dục của bạn. Nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú trong sinh hoạt vợ chồng, gây đau đớn khi quan hệ và giảm hưng phấn,…
Tổn thương thận vĩnh viễn
Nếu bạn không điều trị tiểu rắt tiểu không hết, bệnh có thể kéo dài làm tổn thương thận vĩnh viễn. Nó ảnh hưởng tới cách thận của bạn hoạt động, dẫn đến sẹo thận, huyết áp cao và các ván đề khác. Đôi khi, nó thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng.
Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng tiểu rắt tiểu không hết còn có thể làm bạn mất ngủ vào ban đêm, đặc biệt với những người cao tuổi, việc thức dậy đi tiểu vào ban đêm giống như một nỗi “ám ảnh” đối với họ.
Tỉnh dậy để đi tiểu sau đó khó ngủ lại, trằn trọc, giấc ngủ bị dở dang khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Về lâu về dài, rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.

Điều trị tiểu rắt tiểu không hết
Để điều trị tiểu rắt tiểu không hết cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh vì thế bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Về cơ bản, có các phương pháp điều trị như sau:
- Điều trị tại nhà (nếu các triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống)
- Thuốc theo toa
- Các thủ tục, phương pháp phẫu thuật
Tại nhà
Có một số phương pháp tại nhà giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của tiểu rắt tiểu không hết, dưới đây là một số gợi ý:
– Trì hoãn đi tiểu với khoảng thời gian nhỏ: Bạn có thể làm 1 bảng note để theo dõi tần suất đi vệ sinh của mình. Sau đó cố gắng giảm tần suất này, mỗi lần cảm thấy cần đi tiểu, hãy xem mình có thể nhịn thêm 5-10 phút không, rồi tăng dần thời gian và thực hiện việc đi vệ sinh sau mỗi 3 đến 4 giờ.
– Năng động hơn: Thiếu vận động thể chất có thể khiến cơ thể trì trệ hơn trong việc bài tiết nước tiết. Vì thế hãy đều đặn luyện tập thể dục thể thao, các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội có thể giúp làm giảm các vấn đề về tiết niệu.
– Giữ tinh thần thoải mái: Sự lo lắng và căng thẳng khiến một số người đi tiểu thường xuyên hơn, dẫn tới tiểu rắt tiểu không hết. Hãy học cách giữ tinh thần thoải mái bằng thiền, yoga hay những cách thư giãn mà bạn thường làm. Đặc biệt, hãy thật thoải mái và hạn chế gồng mình khi đi vệ sinh.

– Tránh chất kích thích: Để hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu không hết, bạn nên tránh một số chất kích thích bàng quang, như: cà phê, rượu, bia,… Đặc biệt là sử dụng chúng vào ban đêm.
– Giữ cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân sẽ làm các vấn đề tiết niệu trở nên tồi tệ hơn. Vì thế nếu đang thừa cân, bạn nên lên kế hoạch để giảm cân một cách lành mạnh.
– Bài tập Kegel và huấn luyện cơ bắp: Ngoài việc tập thể dục đều đặn, bạn cũng có thể thực hiện thêm các bài tập sàn chậu đặc biệt, hoặc các bài tập Kegel. Các bài tập này giúp tăng cường cơ bắp để giảm thiểu các cơn co thắt không tự chủ, từ đó hạn chế việc tiểu nhiều, tiểu rắt tiểu không hết.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Khi bàng quang đang trống rỗng, bạn hãy đứng hoặc ngồi trong nhà vệ sinh để thắt chặt các cơ sàn chậu (là các cơ gúp bạn đi tiểu). Giữ tư thế đó trong 5 giây rồi thả lỏng, sau đó tiếp tục như vậy 5 lần nữa. Khi bạn đã quen, có thể tăng lên 10 giây và thực hiện 10 lần lặp lại. Thực hiện bài tập này 5-10 lần một ngày.
- Hít thở bình thường khi thực hiện các bài tập này.
- Tránh siết chặt dạ dày, đùi hoặc mông thay vì cơ sàn chậu.
Lưu ý. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập này, bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện đúng kỹ thuật và ép đúng cơ bắp.
– Thảo luận về thuốc với bác sĩ của bạn: Một số loại thuốc bạn dùng (cả theo toa và không kê đơn) có thể làm nặng thêm tình trạng tiểu rắt tiểu không hết. Hãy thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng, bác sĩ có thể giúp bạn dùng đúng loại thuốc với liều lượng phù hợp.
Thuốc theo toa
Tùy vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp, ví dụ như:
- Kháng sinh (như penicillin hoặc amoxicillin) để điều trị nhiễm trùng đường tiệt niệu
- Thuốc chặn alpha, thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI), thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE-5),… để điều trị u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới. (Đọc thêm về vấn đề này tại bài viết: Thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến)
- Thuốc chữa các bệnh lây lan qua đường tình dục
- Thuốc Bisacodyl, thuốc Normacol, thuốc Forlax, thuốc Sorbitol,… để điều trị táo bón
- Bethanechol clorua để điều trị bí tiểu
- .v.v.

Các thủ tục, phương pháp phẫu thuật
– Đặt ống thông: Đặt ống thông giúp nước tiểu được dẫn lưu ra ngoài, giúp làm giảm sự đau đớn ở bệnh nhân và tránh những tổn thương ở hệ tiết niệu. Nếu cần đặt ống thông dài hạn, bạn cần một thủ thuật tiểu phẫu nhỏ để đặt ống. Có hai kiểu đặt ống thông là đặt ống thông niệu đạo và đặt ống thông siêu âm, đặt ống thông siêu âm sẽ thoải mái hơn và cho phép bạn quan hệ tình dục dễ dàng hơn.
– Phản hồi sinh học: Phản hồi sinh học là một kỹ thuật y học giúp kiểm soát các chức năng của cơ thể. Về bản chất, phản hồi sinh học cung cấp sức mạnh để sử dụng suy nghĩ kiểm soát cơ thể. Nó cần sử dụng một số bộ cảm biến điện đo lường để nhận các thông tin về cơ thể. Qua nhiều buổi trị liệu, bệnh nhân sẽ nhận được tín hiệu thị giác và thính giác về cảm giác khi họ co thắt cơ sàn chậu, nhận biết các phản hồi tiêu cực và tích cực để từ đó bác sĩ dạy cách thư giãn các cơ bắp cụ thể.
– Kích thích thần kinh: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị nhỏ và các dây dẫn để gửi xung điện mức độ thấp tới các dây thần kinh, từ đó kiểm soát sàn chậu và các cơ liên quan đến chức năng bàng quang và ruột.
– Phẫu thuật: Khi điều trị tại nhà, sử dụng thuốc hoặc một số biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc triệu chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bệnh nhân, người bệnh có thể sẽ cần phẫu thuật. Việc sử dụng phương pháp phẫu thuật nào phụ thuộc vào việc nguyên nhân gây ra bệnh tiểu rắt tiểu không hết của người ấy. Ví dụ:
- Phẫu thuật, thủ tục để điều trị u xơ tuyến tiền liệt có thể là: trị liệu bằng hơi nước, liệu pháp vi sóng transurethral, cắt bỏ tuyến tiền liệt, nút mạch tuyến tiền liệt, mổ mở,…
- Phẫu thuật để điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể là: nội soi ổ bụng (LRP), hoặc có sự hỗ trợ của ROBOT (RORP), phẫu thuật mở qua đường sau xương mu (RRP), hoặc qua đường tầng sinh môn (PRP),…
Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu rắt, tiểu không hết
Vương Bảo là sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh, đã được cấp phép lưu hành toàn quốc bởi Bộ y tế, dùng rất tốt trong các trường hợp:
- Nam giới bị tiểu rắt tiểu không hết do u xơ tiền liệt tuyến
- Nam giới trung và cao niên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu yếu,…
Vương Bảo có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, rất an toàn và có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Cụ thể, các thành phần này như sau:
- Cao Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến ở những nam giới có u.
- Cao Sài hồ nam, Ngũ sắc giúp lợi tiểu, tiểu thông thoáng
- Cao Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết.
- Cao Rau tàu bay, Đơn kim, lá cây hoa Ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo
- Đặc biệt cao Ngải nhật giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ mắc căn bệnh này ở nam giới cao tuổi.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW và có mặt 8 năm trên thị trường, được hàng nghìn khách hàng khắp cả nước tin tưởng sử dụng. Chính vì thế, nếu đang bị tiểu rắt tiểu không hết, Vương Bảo chính là một lựa chọn mà bạn có thể yên tâm sử dụng.
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Tiểu rắt tiểu không hết là một tình trạng phổ biến ở cả hai giới. Nếu các triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng tới cuộc sống, bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, cần lập tức tới bệnh viện nếu bạn hoàn toàn không thể đi tiểu.
Hãy gọi tới số 1800.1258 (miễn phí cước gọi) nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể hơn từ chuyên gia.