Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đây được coi là thuật ngữ chỉ bệnh của nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh còn có tên gọi khác như phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) làm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đời sống tình dục của người bệnh cũng như những phiền toái trong cuộc sống.
Mục lục
Tăng sản tuyến tiền liệt là gì?
Tăng sản tuyến tiền liệt là thuật ngữ miêu tả sự phình to tăng sinh của các tế bào tuyến tiền liệt. Hay nói cách khác, tăng sản tuyến tiền liệt là sự gia tăng cả kích thước và trọng lượng của tuyến tiền liệt.
Tăng sản tuyến tiền liệt được chia thành 2 dạng chính là:
- Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: còn có các tên gọi bệnh lý khác như: bệnh phì đại tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bệnh u xơ tiền liệt tuyến.
- Tăng sản tuyến tiền liệt ác tính: hay còn được gọi là bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt liên tục phát triển trong cuộc sống của nam giới nhưng khi tuổi trung niên phát sinh trường hợp các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt. Hiếm thấy ở trước tuổi 40, nhưng gặp đến quá nửa số đàn ông tuổi 60 và đến 90% tuổi 70-80. Có đến hơn một nửa nam giới bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính không phải điều trị nhưng những triệu chứng rối loạn tiểu tiện sẽ nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân tăng sản tuyến tiền liệt
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng sản tuyến tiền liệt, các bạn cùng tham khảo để có kiến thức cho việc phòng cũng như chữa bệnh:
Do độ tuổi
Có nhiều nghiên cứu cho rằng tăng sản tuyến tiền liệt có liên quan chặt chẽ đến độ tuổi và nội tiết tố nam.
Khi người nam giới bước sang độ tuổi trung niên (ngoài 50 tuổi), sự ham muốn giảm bớt, tuyến tiền liệt ít hoạt động tiết dịch nhầy trắng (hòa vào tinh dịch nuối dưỡng tinh trùng) cũng là yếu tố tác động gây tăng sản tuyến tiền liệt.

Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nam giới
Nam giới ở độ tuổi càng cao thì sự chuyển hóa từ hormone nam testosterol sang hormone Dihydrotetosterone (DHT) càng diễn ra nhiều hơn. Điều này gây ra sự dư thừa DHT trong cơ thể nam giới.
Mặt khác, hormone DHT tập trung chủ yếu trong tuyến tiền liệt (khoảng 70%). Nên đã có nhiều nhận định cho rằng sự dư thừa Dihydrotetosterone (DHT) là yếu tố bên trong tác động kích thích các tế bào tuyến tiền liệt tăng sản.
Ham muốn quá độ
Do ham muốn quá lớn và tần suất quan hệ tình dục cao gây ra sung huyết tại các cơ quan tăng sản. Sau một thời gian các tổ hợp tại tuyến tiền liệt do chảy máu dai dẳng sẽ phình to, gây ra tăng sản tuyến tiền liệt.
Dị thường tinh hoàn
Những dị thường ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, viêm tinh nang, suy giảm chức năng tinh hoàn… là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tăng sản tuyến tiền liệt.
Vận động ít
Do vận động ít nên hệ tuần hoàn máu cục bộ tuyến tiền liệt không được cải thiện dẫn tới chứng tăng sản tuyến tiền liệt.
Chế độ ăn uống
Thường xuyên ăn các thức ăn cay, nóng, chua… sẽ gây ra sung huyết và là nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh trên.

Sau viêm nhiễm ở niệu đạo, viêm bàng quang
Viêm nhiễm sẽ xâm lấn sang tuyến tiền liệt, một mặt có thể gây ra sung huyết trên tuyến tiền liệt, mặt khác sẽ thúc đẩy sự tăng sinh của các mô trên tuyến tiền liệt và gây ra tăng sản tuyến tiền liệt.
Triệu chứng thường gặp
Đều là bệnh về tuyến tiền liệt nên tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt ác tính đều có các triệu chứng tắc nghẽn và kích thích tiểu tiện. Cụ thể:
- Tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu phải rặn, nặng bí tiểu
- Cảm giác tiểu không hết, són tiểu, tiểu nhỏ giọt
- Tiểu gấp, tiểu đêm nhiều lần.
Hiện tượng dòng nước tiểu bị tắc nghẽn có thể dẫn tới các chứng như bí tiểu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại nhiều lần và nặng nhất là biến chứng suy giảm chức năng thận. Đôi khi gặp bí tiểu đột ngột cấp tính trong các trường hợp như:
- Dùng thuốc cảm hay thuốc chống dị ứng
- Uống rượu, thời tiết lạnh
- Bất động kéo dài
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại tăng sản tuyến tiền liệt mà các triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau.
Thông thường, triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt ác tính thường khó nhận biết hơn so với tăng sản lành tính tuyến tiền liệt do bệnh tiến triển chậm. Khi các triệu chứng rõ ràng và thường xuyên thì có thể ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển đến mức độ nặng.
Biện pháp chuẩn đoán

Người bệnh có thể ghi ra các triệu chứng sau đó bác sĩ thăm khám xem tuyến tiền liệt có bị to ra hay không:
- Thăm trực tràng bằng ngón tay: để có ý niệm về trạng thái và kích thước tuyến tiền liệt ở ngay phía trước trực tràng.
- Thử máu định lượng PSA (Prostate-Specific Antigen), thường cao trong các trường hợp rối loạn tiểu tiện do ung thư tuyến tiền liệt và biết phải làm gì khi PSA cao.
- Sinh thiết: lấy mẫu tế bào vùng bị bệnh và tiến hành xét nghiệm, phân tích mẫu bệnh phẩm để xác định chính là người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt.
- Siêu âm: xác định kích thước, khối lượng tuyến tiền liệt bị tăng sản.
- Khảo sát niệu dòng đồ và soi bàng quang khi cần thiết.
Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt
Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân. Nếu nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì có thể không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi và chờ xem.
Một số thay đổi lối sống có thể giúp người bệnh có thể sống chung với bệnh thoải mái hơn ví dụ như:
- Giảm hoặc bỏ rượu bia, cà phê và các chất kích thích
- Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ
- Tránh dùng các thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine vì các thuốc này có thể gây kích thích cơ trơn ở cổ bàng quang gây rối loạn tiểu tiện nhiều hơn
- Đi tiểu ngay khi thấy mắc tiểu
- Thư giãn, tránh căng thẳng
- Tập thể dục thường xuyên
Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính bằng thuốc
Có nhiều loạn thuốc có khả năng cải thiện khả năng đi tiểu hiện nay như thuốc làm giãn cơ vùng cổ bàng quang, thuốc làm nhỏ kích thước tiền liệt tuyến, thuốc ức chế co bóp cơ bàng quang… giúp cải thiện các triệu chứng, làm bệnh chậm tiến triển và làm tăng chất lượng cuộc sống.

Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính bằng phương pháp ngoại khoa
Nếu rối loạn tiểu tiện nặng hoặc có các biến chứng xảy ra thì cần điều trị ngoại khoa bằng cách lấy phần to ra của tuyến tiền liệt trực tiếp ép vào niệu đạo, để nguyên phần mô còn lại và vỏ bao phía ngoài của tuyến tiền liệt. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như:
1. Các phẫu thuật qua ngả niệu đạo
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo (TURP): lấy bỏ phần lớn tuyếnbằng các dụng cụ đưa vào đường niệu đạo. Phương pháp này hiện được dùng cho khoảng 90% các trường hợp, sang chấn ít hơn và thời gian hồi phục ngắn hơn so với mổ mở. Có một tác dụng phụ là phóng tinh ngược vào bàng quang.
- Phẫu thuật rạch tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo (TUIP): chỉ mở rộng niệu đạo bằng vài đường rạch nhỏ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt
2. Phẫu thuật mổ mở
Áp dụng cho các trường hợp tuyến tiền liệt rất to, có biến chứng hay khi bàng quang bị tổn thương.
☛ Chi tiết: Mổ u xơ tiền liệt tuyến – Thông tin chi tiết
Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính
Mốt số phương pháp điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính hay gặp hiện nay như:
Phẫu thuật: Tiến hành cắt loại bỏ khối ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp được lựa chọn khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư mới hình thành, khối ung thư còn nhỏ và chưa di căn.
Điều tiết nội tiết tố nam: Do hormone DHT (Dihydrotestosteron) là một trong những yếu tố tác động gây tăng sản tuyến tiền liệt. Vậy nên điều tiết nội tiết tố nam cũng là một phương pháp điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính giúp làm giảm sự chuyển hóa testosterol sang DHT là phương pháp điều trị được đưa ra….
Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt: hoạt động bằng cách dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, nhờ đó làm chậm sự phân chia tế bào ung thư và phát triển của bệnh.
Liệu pháp điều trị trúng đích: thực hiện bằng cách dùng thuốc đặc trị tấn công và ngăn chặn các gen (hay protein) chuyên biệt. Các gen chuyên biệt này là những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) có liên quan đến tồn tại và sự phát triển của khối ung thư tuyến tiền liệt.
Liệu pháp điều trị trúng đích là một phương pháp điều trị ung thư mới khá hiệu quả trong việc kìm hãm sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư tiền liệt tuyến nói riêng và bệnh ung thư nói chung.
Định lượng psa tự do là 2.251, định lượng psa toàn phần 14.03..nó gây ảnh hưởng như thế nào cho người bệnh vậy bác sỹ..có bị ung thư ko vậy?
Chào anh Long,
Tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần (free PSA/ total PSA ratio = fPSA/ tPSA) được đánh giá để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khi nồng độ tPSA nằm trong khoảng từ 4 đến 10 ng/mL. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao nếu tỷ lệ f PSA/ tPSA ≤ 0,15 (15%)
Trong trường hợp của anh tỷ lệ PSA tự do/ PSA toàn phần=2.251/14.03=0,16 nằm trong ngưỡng an toàn anh nhé!
Để tư vấn kỹ hơn anh vui lòng gọi đến TĐ 18001258 trong giờ hành chính để được các chuyên gia tư vấn.
Chúc anh nhiều sức khỏe!