Tiểu khó (khó tiểu) ở nam giới gây ra bởi nhiều nguyên nhân như do bệnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang kẽ…
Mục lục
Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì?
Tiểu khó ở nam giới là thuật ngữ y khoa chỉ hiện tượng khi đi tiểu tiện bị cảm giác đau buốt, nóng rát hoặc châm chích rất khó chịu ở nam giới. Đồng thời, trong quá trình đi tiểu, người bệnh phải rặn mạnh và lâu thì nước tiểu mới có thể chảy ra ngoài.
Đối với nam giới nói riêng và mọi người nói chung, khó tiểu là hiện tượng rất hay gặp và thường xảy ra nhiều ở độ tuổi, nhất là từ 20 – 55 tuổi.
Tiểu khó ở nam giới có phải do uống ít nước?
Uống đủ nước mang lại hàng trăm lợi ích khác nhau cho cơ thể và một trong số đó là duy trì hệ tiết niệu khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi bạn uống ít nước, hệ tiết niệu sẽ bị ảnh hưởng và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu khó ở nam giới.
Khi cơ thể không đủ nước, thận sẽ giữ lại nhiều chất lỏng nhất có thể để duy trì chức năng của chúng. Điều này có thể dẫn tới giảm tần suất đi tiểu và gây ra chứng tiểu khó. Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu của bạn còn có màu sẫm hơn, có mùi nặng hơn và đóng cục.
Ngoài ra, uống ít nước còn có thể dẫn đến một số vấn đề như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
- Táo bón
- Sỏi thận
Các tình trạng y tế này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tiểu khó ở nam giới.
Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, uống ít nước không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn bị tiểu khó. Phần dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về một số nguyên nhân thường gặp khác gây khó tiểu ở nam giới.

Nguyên nhân gây khó tiểu ở nam giới
Có 2 nguyên nhân chính gây chứng khó tiểu là:
- Nguyên nhân do bệnh lý
- Nguyên nhân không phải bệnh lý
Tiểu khó do bệnh lý gây ra
Buồn tiểu nhưng không tiểu được là chứng xuất phát từ hệ tiết niệu nên các bệnh lý thường liên quan đến các bệnh lý về đường tiết niệu. Cụ thể:
Do bệnh về tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt có cấu tạo gồm 3 thùy bao quanh một phần sau ống niệu đạo đồng thời nằm sát dưới đáy bàng quang. Khi tuyến tiền liệt mắc bệnh bàng quang và ống niệu đạo sẽ chịu ảnh hưởng sớm nhất. Điều này lý giải vì sao gần 40% nam giới khó tiểu có liên quan đến các bệnh về tuyến tiền liệt.
Có 3 loại bệnh thường gặp ở tuyến tiền liệt là:
- Viêm tuyến tiền liệt: hiện tượng tuyến tiền liệt bị viêm sưng, từ đó chèn ép vào niệu đạo khiến dòng chảy nước tiểu bị tắc nghẽn gây chứng tiểu khó ở nam giới.
- Phì đại tuyến tiền liệt: là hiện tượng tuyến tiền liệt phình to kích thước gây chèn ép vào bàng quang. Từ đó làm xuất hiện khó tiểu và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác . Đây là một dạng u lành tuyến tiền liệt (không phải ung thư).
- Ung thư tuyến tiền liệt: Cũng là sự tăng sản tuyến tiền liệt nhưng khác với u lành tính, ung thư tuyến tiền liệt là dạng khối u ác tính có mức độ nguy hiểm hơn nhiều so với phì đại tuyến tiền liệt.

Viêm niệu đạo gây khó tiểu
Niệu đạo là ống đưa nước tiểu từ bàng quang dẫn chảy ra bên ngoài. Bởi là một lỗ mở giữa đầu dương vật nên ống niệu đạo là bộ phận dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm trùng.
Khi ống niệu đạo bị viêm nhiễm, dòng nước tiểu chảy qua vị trí bị nhiễm trùng sẽ gây cảm giác tiểu khó, đau buốt rất khó chịu.
Tiểu khó do viêm bàng quang
Viêm bàng quang hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Nguyên nhân gây bệnh thường do các vi khuẩn từ ống niệu đạo xâm nhập lên bàng quang và gây viêm.
Viêm bể thận
Viêm bể thận (nhiễm trùng đường tiết niệu trên) là hiện tượng thận bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị viêm một hoặc cả hai bên thận tùy vào mức độ khó tiểu.
Nguyên nhân gây viêm bể thận thường là do các vi khuẩn từ bàng quang xâm lấn lên ống thận và thận.
Viêm bàng quang kẽ gây tiểu khó
Viêm bàng quang kẽ là hiện tượng bàng quang bị kích thích mãn tính trong thời gian dài (trên 6 tuần) gây các chứng tiểu khó, bí tiểu cấp và mãn tính, đi tiểu nhiều lần, tiểu nhỏ giọt… nhưng không bị nhiễm trùng tiềm ẩn.
Tiểu khó do hẹp ống niệu đạo
Hẹp niệu đạo là tình trạng kích thước ống niệu đạo bị hẹp lại ở một hoặc nhiều vị trí. Điều này làm cản trở dòng chảy của nước tiểu gây hiện tượng khó tiểu, bị cảm giác đau buốt khi tiểu tiện. Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo là ống niệu đạo bị viêm hoặc do bất kỳ vấn đề nào khác.

Do ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là hiện tượng các tế bào bàng quang bị đột biến gen (thành tế bào ung thư) lây lan và tạo thành khối u ác tính trong bàng quang. Không chỉ gây chứng khó tiểu mà đây còn là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Một số báo cáo chỉ ra trong tất cả các loại ung thư, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở nam giới đứng hàng thứ 4 (sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng) và đứng hàng thứ 7 ở nữ giới.
Nguyên nhân không bệnh lý
Một số yếu tố khác cũng có thể tác động gây chứng mắc tiểu mà tiểu không được như:
- Do yếu tố tuổi tác: Những người trung niên và cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi.
- Do bị căng thẳng, stress kéo dài.
- Do lối sống thiếu khoa học, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài.
- Do cơ thể bị nóng trong.
- …
Triệu chứng khó tiểu ở nam giới
Các bệnh lý tiết niệu ở nam giới đều có một số triệu chứng chung thường gặp:
- Đi tiểu khó khăn.
- Có cảm giác tiểu không hết.
- Tiểu ngắt quãng
- Tiểu rắt kèm tiểu buốt.
- Bị đau khi rặn tiểu.
- Có thể xảy ra tiểu đêm.
- Đi tiểu nhiều lần.
- .v.v.
Chữa trị tiểu khó ở nam giới
Thuốc Tây y
Đây là phương pháp điều trị nội khoa từ bên trong phù hợp với chứng khó tiểu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu như: viêm bể thận; viêm bàng quang; viêm niệu đạo; hoặc các bệnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt…
Một số nhóm thuốc có tác dụng điều trị khó tiểu:
Nhóm thuốc kháng sinh Quinolone

Là nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp. Các Quinolon đều có khả năng ức chế ADN gyrase – một dạng enzym mở vòng xoắn ADN cho phép sao chép và phiên mã, từ đó ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Bên cạnh đó Quinolon còn tác dụng cả trên mARN – ức chế sự tổng hợp protein vi khuẩn. Các quinolon đều là thuốc diệt khuẩn.
Một số biệt dược kháng khuẩn, làm lành vết thương do nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Acid nalixilic.
- Norfloxacin.
- Ciprofloxacin.
- Ofloxacin.
- …
Nhóm thuốc Aminoglycoside

Đây là nhóm thuốc kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng được dùng chủ yếu qua đường tiêm nhằm điều trị nhiễm trùng toàn thân, dùng tại chỗ hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu gây chứng khó tiểu. Các Aminoglycoside hấp thu kém với đường uống. Một số biệt dược thường gặp:
- Streptomyci.
- Kanamycin
- Gentamicin
- Tobramycin
- Amikacin.
- Benzylpenicillin
- Erythromycin
- …
Nhóm thuốc chặn Alpha 1

Nhóm thuốc này dùng làm giảm chứng khó tiểu và các rối loạn tiểu tiện khác do mắc bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Các Alpha 1 có tác dụng làm giãn các cơ ở bàng quang và tuyến tiền liệt liệt, từ đó giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Một số biệt dược thường gặp:
- Alfuzosin (Uroxatral, Xatral)
- Terazosin (Hytrin)
- Doxazosin (Cardura)
- Silodosin (Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
- …
☛ Xem thêm: Thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt
Nhóm kháng Androgen

Cũng là một nhóm thuốc dùng điều trị khó tiểu do bệnh tuyến tiền liệt gây ra. Nhưng khác với nhóm thuốc chặn Alpha 1, nhóm kháng Androgen tập trung làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính – nguyên nhân chính gây các phì đại tuyến tiền liệt. Biệt dược thường gặp:
- Finasteride (Proscar, Propecia)
- Dutasteride (Avodart)
- Dutasteride / tamsasmin (Jalyn).
Thuốc Đông y
Ngoài thuốc Tây y, điều trị bằng thuốc Đông y cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Bởi Đông y có những bài thuốc chữa tiểu khó rất hiệu quả mà lại an toàn, ít tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tới các bạn một số bài thuốc để tham khảo:
Bài 1. Sử dụng củ sắn dây.
Cách làm: Sắn dây cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái từng miếng nhỏ phơi khô hoặc đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn, hòa với nước đường uống. Dùng trong 10 ngày (1 liệu trình).
Bài 2. Sử dụng hoa súng, râu ngô, rễ cỏ tranh, rau má, rau diếp cá.

Cách làm: Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Cho tất cả vào ấm sắc với 500ml nước, sắc đến còn 250ml thì dừng. Chia uống ngày 2 lần, dùng trong 10 ngày.
Bài 3. Sử dụng cây kim anh tử.
Cách làm: Kim anh tử 1,5kg, đường trắng đủ dùng. Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, trộn đều với đường. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.
Bài 4. Sử dụng bí xanh.
Lấy một miếng bí xanh bằng bát con, gọt vỏ luộc ăn và uống cả nước hoặc gọt vỏ, giã vắt lấy nước rồi hòa thêm chút muối để uống. Dùng trong 10 ngày.
Bài 5. Sử dụng cây bầu đất, râu ngô, mã đề.
Cách làm: Bầu đất 30g, râu ngô 20g, mã đề 20g. Lấy tất cả sắc cùng 550ml nước, sắc đến còn 250ml thì dừng. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 10 ngày.
Bài 6. Sử dụng mề gà.

Lột lấy lớp da vàng của 20 cái mề gà, đem rang cho cháy rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để ngoại. Đồng thời, cần ăn thêm nhiều loại hoa quả giàu vitamin c, trứng gà tươi và kiêng đồ cay nóng.
Bài 7: Sử dụng búp tre, rau má.
Cách làm: Búp tre tươi 20g, rau má tươi 20g, đem rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước, gạn uống ngày 2 lần. Uống trong 7 ngày.
Bài 8. Sử dụng bồ công anh, rễ cỏ tranh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò.
Cách làm: Lấy một lượng bằng nhau các vị trên, rửa sạch rồi sắc với 750ml, sắc đên còn 250ml thì dừng. Chia uống ngày 2 lần, uống trong 7 ngày.
! LƯU Ý:
Trong Đông y, chứng tiểu khó được gọi là lung bế và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng này, chẳng hạn: do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hay do các cơ quan chèn ép làm niệu đạo bị tắc nghẽn. Do vậy, để điều trị khó tiểu ở nam giới hiệu quả, trước hết cần xác định được nguyên nhân bệnh.
Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở Đông y uy tín để được thầy thuốc thăm khám, từ đó thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Các bài thuốc chúng tôi giới thiệu phía trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào từ thầy thuốc.
Mở rộng niệu đạo
Áp dụng với trường hợp mắc khó tiểu do hẹp niệu đạo. Mở rộng ống niệu đạo cho phép nhiều nước tiểu chảy qua nhiều hơn, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng và giảm cảm giác đau đớn mỗi khi tiểu tiện.
Đặt ống thông tiểu
Đây là cách dùng ống thông tiểu đặt từ bàng quang dẫn nước tiểu ra ngoài, giúp người bệnh giảm cảm giác căng tức do khó tiểu.
Phẫu thuật
Áp dụng cho mổ u xơ tuyến tiền liệt (kích thước lớn) hoặc điều trị các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm.
Xạ trị
Dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt đồng thời làm teo nhỏ kích thước khối ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang.
Hóa trị
Dùng thuốc đặc trị ung thư truyền vào cơ thể người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn trên toàn cơ thể, làm giảm khó tiểu và các triệu chứng khác giúp người bệnh dễ chịu hơn. Áp dụng với trường hợp người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu khó ở nam giới hiệu quả
Đối với nam giới bị chứng khó tiểu do mắc u xơ tuyến tiền liệt hoặc nam giới bị rối loạn tiểu tiện (có triệu chứng tiểu khó), ngoài sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị thì có thể tham khảo để sử dụng thêm Vương Bảo – Sản phẩm có thành phần 100% là thảo dược, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Tổng kết
Tiểu khó ở nam giới là một tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các nguyên nhân không bệnh lý (uống ít nước, căng thẳng, stress, tuổi tác,…) đến các nguyên nhân bệnh lý (bệnh về thận, tuyến tiền liệt, bàng quang,…). Nhưng dù là nguyên nhân nào, tiểu khó cũng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc. Chính vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu khó hoặc sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258.