Tiểu buốt sau sinh có sao không? Cách điều trị tốt nhất

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng bệnh cảnh báo sức khỏe bạn đang không được ổn định. Hiện tượng này xảy ra ngày càng nhiều đối với mọi sản phụ kể cả sinh mổ hay sinh thường. Vậy tiểu buốt sau khi sinh có nguy hiểm không? Có thể khắc phục bằng cách nào? Hãy tìm đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

I. Tình trạng tiểu buốt sau sinh

Sau khi vượt cạn thành công, cơ thể mẹ sẽ gặp một vài dấu hiệu bất thường khác với trạng thái ban đầu trước khi sinh như đau dạ con, tiết sản dịch, tiểu buốt…..Tiểu buốt thường đi kèm với các triệu chứng như tiểu són, đau rát, bí tiểu, tiểu đau, nóng, nước tiểu màu sẫm lại.

Tình trạng tiểu buốt thường kéo dài trung bình từ 5 – 6 tuần hoặc vài tháng, nếu thời gian bệnh dài hơn có thể cảnh báo bệnh lý phụ sản nghiêm trọng đặc biệt là khi cảm nhận thấy châm chích bụng dưới, đau bụng. 

II. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới tiểu buốt sau sinh

2.1 Sau sinh đi tiểu buốt do co thắt bàng quang 

Khi cơ bàng quang bị co bóp khiến bạn cảm thấy buồn tiểu cũng chính là khi hiện tượng co thắt bàng quang xảy ra. Việc này có thể gây đau khi đi tiểu bởi bàng quang đã chịu ảnh hưởng trực tiếp sau khi sinh nở hoặc phẫu thuật sinh mổ. 

2.2 Do kích ứng niệu đạo

Tiểu buốt sau sinh là gì
Kích ứng niệu đạo nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiểu buốt sau sinh

Trong khi sinh mổ mẹ bầu thường được đặt ống thông tiểu với mục đích giảm tình trạng đầy bàng quang khi phẫu thuật cũng như giúp mẹ không cần ngồi dậy để đi vệ sinh sau khi sinh thành công. 

Khi thuốc gây mê hết tác dụng thì ống thông tiểu cũng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể. Đây cũng là lý do khiến bạn cảm thấy châm chích khi đi tiểu bởi niệu đạo bị kích ứng nhẹ sau khi lấy ống thông.

2.3 Sau sinh đi tiểu buốt do sa bàng quang 

Phương pháp sinh mổ sẽ để lại hệ quả là sa bàng quang do sự thay đổi của các cơ quan chức năng tại vùng chậu. Trong những tháng cuối của thai kỳ, hormone trong cơ thể sẽ làm giãn cơ để khung chậu nở ra phục vụ cho việc sinh đẻ nhưng sau khi sinh các cơ đó vẫn giãn ra dẫn đến hiện tượng sa bàng quang. 

Ngoài ra, bị sa bàng quang mẹ bỉm còn đối diện với tình trạng tiểu són, đau khi đi tiểu, hắt hơi nhiều lần. Nếu bệnh nghiêm trọng không thể dùng kháng sinh thì người bệnh bắt buộc phải can thiệp y khoa. 

2.4 Viêm nhiễm đường tiết niệu sau khi sinh 

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ sau sinh trải qua cảm giác tiểu buốt chiếm tới hơn 16% nhất là khi sinh mổ. Nguyên được xác định là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng cùng với đó là các triệu chứng thường gặp như nước tiểu màu đậm, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Thông thường người bệnh có thể điều trị và cải thiện bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà bằng kháng sinh. 

2.5 Sau khi vượt cạn khiến bàng quang bị tổn thương 

Tiểu buốt sau sinh do bàng quang bị tổn thương, tình trạng thường gặp với những ca sinh mổ. Bởi khi phẫu thuật sẽ để lại trên niệu đạo lỗ nhỏ khiến mẹ luôn thấy đau khi đi tiểu, khó hoặc không thể kiểm soát đi tiểu nặng hơn có thể gây nhiễm trùng

2.6 Do dính bàng quang

Nguyên nhân tiểu buốt sau sinh
Dính bàng quang khi sinh mổ sẽ để vết sẹo gây đau đớn, khó chịu nhất là khi đi tiểu

Sau khi sinh con đặc biệt là khi sinh mổ, những vết phẫu thuật ở bụng có thể dẫn đến tình trạng dính trong khung chậu. Hơn nữa tại vị trí phẫu thuật hình thành mô sẹo và các mô sẹo có thể dính chặt với nhau. Chúng có thể hình thành tại bàng quang, niệu đạo hay tử cung dẫn đến đau đớn khi đi tiểu. 

Nếu gặp tình trạng này các bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật nội soi để loại bỏ chỗ dính vì thế nó cũng không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe sản phụ.

||Xem thêm: Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà

>>>Bạn có biết: Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

III. Thời gian phục hồi tiểu buốt trong bao lâu? Khi nào cần đến bác sĩ 

Hiện chưa thể khẳng định chính xác về thời gian phục hồi tiểu buốt sau sinh bởi vấn đề này còn phụ thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh, cơ địa của từng sản phụ cũng như cách chăm sóc bản thân sau sinh. 

Tình trạng bệnh có thể nhanh chóng được cải thiện nếu mẹ bỉm tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và ngược lại bệnh sẽ trở nặng hơn, tiểu buốt đi kèm với đau đớn, tổn thương sau mỗi lần đi tiểu tiện nếu như chăm sóc sai cách.

Ngoài ra, thời gian hồi bệnh cũng chịu ảnh hưởng bởi nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp không biết nguyên nhân thì tốt nhất mẹ nên đi khám, đặc biệt là khi xuất hiện các biểu hiện sau: 

  • Đau vùng xương chậu kèm theo nôn mửa, buồn nôn. 
  • Vùng kín có mùi khó chịu
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. 
  • Buồn tiểu như khó tiểu hoặc không thể tiểu.

IV. Cách khắc phục tiểu buốt sau sinh

 Để tìm ra cách điều trị đặc hiệu cho chứng tiểu buốt sau sinh tốt nhất các mẹ nên chủ động tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Dựa trên nguyên nhân, tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra hướng chữa trị phù hợp nhất cho bạn.

Tiểu buốt sau sinh nên làm gì
Tìm đến bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất

Với trường hợp bệnh do nhiễm khuẩn, các yếu tố gây bệnh từ đường tiết niệu thì người bệnh có thể dùng kháng sinh đặc hiệu. Nếu tình trạng tiếp diễn lâu ngày có thể dẫn tới biến chứng tương đương với thời gian chữa trị lâu hơn.

Còn đối với trường hợp tiểu buốt sau sinh do thói quen như tâm lý sợ đi vệ sinh vì sợ đau, chế độ ăn không phù hợp kiêng khem quá mức……lúc này bạn sẽ được gợi ý về chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn để sớm cải thiện tình trạng bệnh. 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người gặp tiểu buốt do thiếu vitamin, thiếu chất, cơ thể cần bổ sung dưỡng chất cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia để được tư vấn sử dụng loại cần thiết. Việc này không chỉ giúp cải thiện tiểu buốt mà còn giúp phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe tốt hơn sau khi vượt cạn thành công.

V. Sau sinh đi tiểu buốt cần lưu ý những vấn đề gì?

Đối với tình trạng tiểu buốt sau sinh mổ và sinh thường việc cần thực hiện đầu tiên là nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt nhất. Ngoài ra, sản phụ vẫn cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) giúp pha loãng nước tiểu, giảm bớt nồng độ các chất kích thích gây buốt rát. Nên uống nước lọc hoặc nước trái cây, tránh các thức uống có cồn hoặc caffeine.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín đúng cách, ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ. Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh, tránh để ẩm ướt.
  • Đi tiểu thường xuyên: Không nên nhịn tiểu quá lâu, đi tiểu mỗi 2-3 tiếng để bàng quang không bị ứ đọng nước tiểu.
  • Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các thức ăn này có thể kích thích niệu đạo, gây ra cảm giác buốt rát khi đi tiểu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, củ quả, trái cây và nên ưu tiêu bổ sung những đồ ăn dễ tiêu hóa. 
  • Tập luyện các bài tập Kegel: Tập luyện các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, cải thiện tình trạng tiểu buốt và són tiểu.
  • Chườm ấm: Chườm ấm vùng bụng dưới bằng khăn ấm hoặc túi chườm nóng giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.
  • Trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng kể cả vitamin. 
  • Khi nghỉ ngơi không nên nằm ngửa, nên nằm nghiêng và đặt gối kê lưng để giảm đau lưng và hạn chế áp lực lên bộ phận phía dưới.
  • Sau khi vừa sinh không nên quan hệ tình dục vừa giúp tầng sinh môn + tử cung có thêm thời gian phục hồi lại vừa ngăn chặn viêm nhiễm. 

Tiểu buốt sau sinh là tình trạng phổ biến có thể gặp ở bất cứ mẹ bỉm nào. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà lo lắng thay vào đó hãy tập trung chăm sóc bản thân để nhanh chóng phục hồi cơ thể, từ đó các triệu chứng khó chịu cũng dần biến mất để đưa cơ thể về trạng thái ổn định như ban đầu.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 01/03/2024
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...