Tiểu đêm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu đêm được coi là một phần của quá trình lão hóa, xảy ra tự nhiên khi bạn già đi. Tuy nhiên hiện nay, chứng tiểu đêm ở người trẻ tuổi gia tăng theo từng năm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân là vì đâu và điều trị như thế nào?

I. Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm hay đa niệu về đêm là thuật ngữ y tế cho việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Thông thường, trong thời gian ngủ, cơ thể sản xuất ít nước tiểu ít hơn và cô đặc hơn. Giúp chúng ta có thể ngủ liên tục trong 6 đến 8 giờ mà không cần phải dậy để đi tiểu. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nhất định, bạn phải thức dậy 2-3 lần hoặc nhiều hơn vào mỗi đêm để đi tiểu thì rất có thể bạn đang mắc chứng tiểu đêm.

Tiểu đêm ở người trẻ
Tiểu đêm là tình trạng gặp ở 2-18% người trẻ tuổi trong độ tuổi 20-40 (Ảnh minh họa)

II. Ảnh hưởng của tiểu đêm tới người trẻ

Tiểu đêm tác động đáng kể đến giấc ngủ của bệnh nhân, làm gián đoạn giấc ngủ và có thể khiến người bệnh khó ngủ lại sau đó. Một nghiên cứu đáng tin cậy về sức khỏe của 6342 đàn ông ở Hoa Kỳ đã chứng minh: Tiểu đêm là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Nó làm giảm tổng thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ và tỉ lệ giấc ngủ REM, vv.

đi tiểu nhiều ở tuổi dậy thìTiểu đêm ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của người mắc (Ảnh minh họa)

Giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta, vì thế nếu chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thể chất và tinh thần:

  • Làm mất cân bằng nội môi glucose, từ đó gây ra bệnh tiểu đường, tăng huyết áp
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
  • Hiệu suất công việc giảm
  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Khó tập trung
  • Thay đổi tâm trạng

III. Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi

3.1 Bàng quang hoạt động quá mức (OBA)

Nguyên nhân cốt lõi gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên là hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức (OBA). Đây là hiện tượng mà bàng quang bị kích thích, tăng co bóp quá mức và không thể kiểm soát, xảy ra ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang ở mức thấp. Sự co thắt quá mức này gây ra tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần. Các triệu chứng tiết niệu này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc.

Bàng quang hoạt động quá mức thường gặp phải ở những người gặp các vấn đề sau.

  • Rối loạn thần kinh, như đột quỵ và đa xơ cứng
  • Bệnh tiểu đường
  • Bất thường bàng quang, như sỏi bàng quang, u bàng quang
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính
  • Gặp các yếu tố gây chèn ép bàng quang, cản trở dòng nước tiểu, như mang thai, táo bón, phì đại tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi), vv.
trẻ đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
Bàng quang hoạt động quá mức được cho là nguyên nhân cốt lõi gây chứng tiểu đêm ở người trẻ (Ảnh minh họa)

3.2 Thói quen sống

Một nguyên nhân phổ biến khác của bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi là tiêu thụ quá nhiều chất lỏng. Rượu và các đồ uống chứa caffein có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến cơ thể tiết nhiều nước tiểu hơn. Vì thế, tiêu thụ quá nhiều rượu bia, caffein có thể dẫn tới tình trạng tiểu đêm.

3.3 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là lợi tiểu khi bạn sử dụng chúng, chẳng hạn như:

  • Nhóm thuốc thiazide (gồm chlorothiazide, hydrochlorothiazide…)
  • Nhóm thuốc chứa kali (eplerenone, triamterene,…)
  • Nhóm thuốc lợi tiểu quai (furosemide, bumetamid…)

Bạn có thể gặp đa niệu do tác dụng phụ của những loại thuốc này.

IV. Chẩn đoán tiểu đêm ở người trẻ

Chẩn đóan nguyên nhân gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi có thể khó khăn, bác sĩ cần phải hỏi bạn một số câu hỏi, kiểm tra tiền sử bệnh của bạn đồng thời làm một số xét nghiệm.

4.1 Một số câu hỏi chẩn đoán

Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn đó là:

  • Mỗi ngày bạn uống bao nhiêu đồ lỏng, uống vào những lúc nào?
  • Chế độ ăn của bạn ra sao?
  • Một ngày và một đêm bạn đi tiểu mấy lần?
  • Mỗi lần đi tiểu lượng nước nhiều hay ít?
  • Bạn có thường xuyên buồn tiểu khẩn cấp không?
  • Các triệu chứng tiểu đêm bắt đầu khi nào?
  • Bạn có sản xuất nước tiểu ít hơn thời gian trước?
  • Bạn có bị đái dầm không?
  • Bạn đang dùng các loại thuốc gì?
  • Bạn có tiền sử gia đình về vấn đề về bàng quang hoặc tiểu đường không?
  • Bạn có triệu chứng nào khác không?
  • vv
tiểu đêm ở người trẻ tuổi
Bác sĩ cần đặt một số câu hỏi trong quá trình chẩn đoán bệnh (Ảnh minh họa)

4.2 Kiểm tra

Sau khi đặt các câu hỏi, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra bụng, các cơ quan khung chậu và trực tràng của bạn.

4.3 Các xét nghiệm

  • Xét nghiệm nước tiểu. Để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc máu không
  • Siêu âm bàng quang. Giúp kiểm tra lượng nước tiểu còn đọng trong bàng quang sau khi bạn đi vệ sinh.
  • Xét nghiệm áp lực bàng quang. Để đo áp lực trong bàng quang trong quá trình làm đầy. Thủ tục này nhằm kiểm tra xem liệu bạn có bị co thắt cơ bàng quang quá mức hay không, hoặc bàng quang bị cứng không thể lưu trữ nước tiểu dưới áp lực thấp hay không.
  • Xét nghiệm đường huyết. Để kiểm tra bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm máu. Để kiểm tra công thức máu và hóa học máu
  • Một số xét nghiệm khác. Xét nghiệm huyết động, xét nghiệm tiết niệu, vv.

V. Điều trị tiểm đêm ở người trẻ tuổi

Một số phương pháp điều trị tiểu đêm ở người trẻ tuổi đó là:

  • Khắc phục tại nhà
  • Thuốc theo toa
  • Tiêm botox bàng quang
  • Phẫu thuật

Các phương pháp này sẽ được chỉ định độc lập hoặc kết hợp với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.

trẻ bị tiểu đêm nhiều lần
Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị chứng tiểu đêm ở người trẻ (Ảnh minh họa)

5.1 Khắc phục tại nhà

Cùng với đó, bạn cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để hạn chế tần suất đi tiểu vào ban đêm. Một số gợi ý đó là:

  • HẠN CHẾ các loại đồ uống kích thích bàng quang. Như rượu, caffein, nước ngọt có gas, soda.
  • KHÔNG uống quá nhiều nước, ăn các loại đồ ăn lỏng trước khi ngủ.
  • Ăn HỢP LÝ các loại trái cây có múi, cà chua, các loại thực phẩm cay.
  • NÊN làm một cuốn nhật kí bàng quang. Hãy theo dõi tần suất đi tiểu của bạn vào ban đêm bằng cách làm một cuốn nhật ký bàng quang, ghi lại tần suất đi tiểu, những đồ ăn, đồ uống trong ngày. Điều này giúp bạn tìm ra các loại thực phẩm khiến tình trạng tiểu đêm của bạn tồi tệ hơn. Từ đó hạn chế tiêu thụ chúng.
  • NÊN rèn luyện bàng quang. Bằng cách lên một lịch trình đi tiểu hằng ngày. Thay vì chờ đợi tới khi buồn mới đi, bạn nên đi tiểu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Có thể là 2-4 giời/lần, cho dù bạn cảm thấy mình có phải đi hay không. Nếu trong thời gian chờ đợi mà bạn cảm thấy muốn đi tiểu, hãy cố gắng thư giãn, sau đó siết chặt rồi buông lỏng các cơ sàn chậu nhiều lần, tình trạng sẽ được cải thiện.
  • NÊN đi tiểu trước khi ngủ. Để tránh thức giấc giữa đêm, bạn cũng nên làm sạch bàng quang của mình bằng cách đi tiểu trước khi ngủ.
  • NÊN giảm cân, nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì.
  • NÊN tăng cường tập thể dục với các bài tập cơ, xương chậu.
  • Thực hiện kỹ thuật Double voiding. Double voiding là kỹ thuật đi tiểu 2 lần trong một thời gian. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách: Sau khi đi tiểu, bạn ra khỏi nhà vệ sinh như bình thường. Rồi 1-2 phút sau quay trở lại, hơi nghiêng người về phía trước và đi tiểu thêm một lần nữa. Kỹ thuật này giúp bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài nhiều nhất có thể, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều về đêm, tiểu rắt, tiểu không hết, vv.
  • Với bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu, có thể trao đổi với bác sĩ để giảm liều hoặc thay đổi thời gian uống.
tiểu đêm ở người trẻ
Nên tập thể dục thể thao thường xuyên và tăng cường các bài tập cơ, sàn chậu (Ảnh minh họa)

5.2 Thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị thường là các thuốc làm thư giãn bàng quang, có tác dụng ngăn chặn bàng quang co bóp khi nó không đầy. Thuốc được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như: viên uống, miếng dán, gel bôi.

Một số loại thuốc thường được kê đó là:

  • Tolterodine (Detrol, Detrol LA)
  • Oxybutynin (Ditropan XL)
  • Oxybutynin as a skin patch (Oxytrol)
  • Oxybutynin gel (Gelnique, Gelnique 3%)
  • Trospium (Sanctura)
  • Solifenacin (Vesicare)
  • Darifenacin (Enablex)
  • Mirabegron (Myrbetriq)
  • Fesoterodine (Toviaz)

Các loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng, táo bón.

Vì thế, khi sử dụng thuốc bạn có thể ngậm một miếng kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để làm giảm khô miệng và sử dụng thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt. Các chế phẩm không kê đơn, chẳng hạn như các sản phẩm Biotene, có thể hữu ích cho chứng khô miệng lâu dài.

Để tránh táo bón, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn giàu chất xơ hoặc sử dụng chất làm mềm phân.

5.3 Tiêm botox bàng quang

OnabotulinumtoxinA, còn được gọi là Botox, là một loại protein lấy từ vi khuẩn gây bệnh botulism. Botox được tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang ở liều lượng nhỏ để làm tê liệt một phần cơ. Điều này hữu ích trong việc điều trị chứng tiểu đêm không tự chủ.

Sau khi tiêm, hiệu quả điều trị có thể kéo dài tới 5-6 tháng và cần tiếp tục tiêm khi các triệu chứng xuất hiện trở lại.

tiểu đêm ở người trẻ
Tác dụng phụ của tiêm botox bàng quang là bí tiểu (Ảnh minh họa)

5.4 Kích thích thần kinh

Kích thích thần kinh là phương pháp điều trị gửi các xung điện đến dây thần kinh dẫn tới bàng quang. Những xung điện này giúp não và các dây thần kinh đến bàng quang giao tiếp chính xác hơn để cải thiện hoạt động và cải thiện chứng tiểu đêm.

Có hai loại kích thích thần kinh, gồm:

  • Kích thích dây thần kinh xương chày (PTNS). PTNS được thực hiện bằng cách đặt một điện cực nhỏ ở dưới gần mắt cá chân, sau đó kích thích xung điện để gửi các xung đến dây thần kinh xương chày. Các xung này giúp kiểm soát các tín hiệu không hoạt động đúng, từ đó cải thiện bệnh. Thông thường, bệnh nhân được điều trị khoảng 12 lần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Điều trị thần kinh cơ (SNS). SNS bao gồm 2 cuộc phẫu thuật để cấy một chip điều chỉnh nhịp tim vào cơ thể. Sau khi được kích hoạt, máy tạo nhịp tim sẽ điều chỉnh lại tốc độ hoạt động của dây thần kinh liên sườn, là nhóm dây thần kinh chuyển tiếp tín hiệu giữa tủy sống và bàng quang, giúp hạn chế tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, từ đó giảm chứng tiểu đêm ở người trẻ tuổi.
tiểu đêm ở người trẻ
Kích thích thần kinh để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, nguyên nhân gây ra tiểu đêm

5.5 Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp dành cho những bệnh nhân có các triệu chứng tiểu đêm nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích của việc phẫu thuật là cải thiện khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng đó là:

  • Phẫu thuật để tăng dung tích bàng quang. Phương pháp này sử dụng một phần mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng ông thông trong suốt quãng đời còn lại để làm trống bàng quang.
  • Cắt bỏ bàng quang. Thủ tục này được sử dụng như là phương sách cuối cùng. Phương pháp này sử dụng một bàng quang thay thế (neobladder) sau đó gắn một túi trên da để thu thập nước tiểu.

Tiểu đêm ở người trẻ tuổi là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, nó ảnh hưởng tới 2-18% bệnh nhân ở độ tuổi 20-40.

Tiểu đêm không chỉ đơn giản là một sự bất tiện, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hoặc là cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, nếu gặp các triệu chứng của tiểu đêm, bạn cần đi khám để được tư vấn đầy đủ và có một kế hoạch điều trị bệnh phù hợp.

Cập nhật lúc: 18/12/2023
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...