22/01/2019 16:02
Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt: triệu chứng & biến chứng
Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường gặp nhất là: tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu bí, tiểu không hết, đi tiểu nhiều lần; tiểu đêm nhiều lần… thậm chí là tiểu ra máu ở trường hợp nặng.Tuy nhiên các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt dễ bị nhầm lẫn với chứng rối loạn tiểu tiện thông thường khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tự phát hiện bệnh sớm.
Khái niệm về triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt

Do vị trí của tuyến tiền liệt nằm dưới đáy bàng quang, bọc quanh một phần sau ống niệu đạo, trên hoành chậu hông. Khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép vào hệ thống tiết niệu, mà cụ thể là bàng quang và ống niệu đạo, từ đó gây ra các chứng rối loạn tiểu tiện (xem thêm: Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt.
Thuật ngữ y học gọi các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt này là các triệu chứng đường tiết niệu dưới (Lower Urinary Tract Symptoms – LUTS). LUTS được định nghĩa là những triệu chứng liên quan tới các vấn đề với đường tiết niệu dưới của bạn bao gồm: bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo.
Khi bị phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể có các triệu chứng liên quan chủ yếu ở một trong hai nhóm, hoặc kết hợp cả hai. Chỉ có khoảng 25-50% nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến
Triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến được phân thành 2 nhóm triệu chứng chính là tắc nghẽn và kích thích. Trong mỗi nhóm sẽ có các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt cụ thể:
1.Triệu chứng tắc nghẽn bao gồm:
Khó tiểu
Triệu chứng khó tiểu khiến người bệnh có cảm giác mót tiểu nhưng khi vào WC thì rặn rất lâu mới ra nước tiểu, lượng nước tiểu đi được ít, việc tiểu tiện gặp nhiều khó khăn, mệt mỏi.
Tiểu không hết
Tiểu không hết là tình trạng bàng quang không trống rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu xong. Một lượng nước tiểu nhất định vẫn còn đọng lại trong bàng quang khiến người bệnh không thoải mái, có cảm giác đi tiểu không hết, vừa tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp.
Bí tiểu
Chứng bí tiểu xảy ra khi người bệnh không thể rặn đẩy hoàn toàn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Mặc dù người bệnh rất buồn tiểu nhưng rặn một lúc lâu cũng không thể tiểu được hoặc chỉ tiểu nhỏ giọt. Kèm theo đó người bệnh có thể bị đau bụng, cứng, tức bụng dưới rất khó chịu. Bí tiểu kéo dài không được chữa trị có thể gây biến chứng.
Bí tiểu thường dễ bị nhầm lẫn với tiểu không hết do biểu hiện của chúng khá giống nhau.
Tiểu rắt
Tiểu rắt hay còn gọi là tiểu dắt, đái dắt, là tình trạng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh chỉ đi được rất ít nước tiểu (chỉ khoảng dưới 100ml/lần). Bên cạnh đó, cảm giác mót tiểu vẫn diễn ra ngay khi đang đi vệ sinh và sau khi vệ sinh xong khiến người bệnh rất khó chịu. Đây là triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt rất hay gặp.
Tiểu buốt
Người bệnh mắc tiểu buốt sẽ có cảm giác bị đau, nhói buốt rất khó chịu trong quá trình. Cảm giác đau buốt tiểu thường xuất hiện ở cuối bãi tiểu, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân bị tiểu buốt ở đầu bãi tiểu hoặc kéo dài từ đầu bãi tiểu tới cuối bãi tiểu.
Dòng nước tiểu yếu
Do bị tắc nghẽn dòng chảy nên dòng nước tiểu ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt rất yếu; có thể xảy ra hiện tượng tiểu không thành dòng; đi tiểu ngắt quãng…
2.Triệu chứng kích thích:
Tiểu gấp
Tiểu gấp ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt biểu hiện qua việc người bệnh cảm thấy buồn tiểu đột ngột và phải đi tiểu ngay. Hay nói theo cách khác, tiểu gấp xảy ra khi người bệnh mất hoàn toàn khả năng nhịn tiểu.
Đi tiểu nhiều lần
Theo nghiên cứu từ Hội Thận học Quốc Tế KDIGO, một người trưởng thành khi uống khoảng 2 lit nước sẽ đi tiểu trung bình khoảng từ 6 – 8 lần/ngày. Vậy nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày (uống 2 lit nước) và tình trạng này kéo dài không tự khỏi thì có thể người đó đã mắc chứng đi tiểu nhiều lần.
Đối với bệnh nhân mắc phì đại tiền liệt tuyến, triệu chứng đi tiểu nhiều lần thường xảy ra kèm với các triệu chứng khác như: tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu, tiểu són…
Tiểu đêm nhiều lần
Một người bình thường chỉ đi tiểu từ 0 – 1 lần/đêm do hệ thần kinh điều chỉnh giảm bớt hoạt động của hệ tiết niệu khi con người bước vào giấc ngủ.
Nhưng đối với người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, do kích thước tuyến tiền liệt phình to nên sự tác động chèn ép vào bàng quang và niệu đạo có thể diễn ra cả ngày và đêm làm người bệnh xuất hiện chứng đi tiểu đêm thậm chí là tiểu đêm nhiều lần.
Tiểu són
Tiểu són (són tiểu) được định nghĩa là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát do bàng quang bị mất kiểm soát. Són tiểu có thể xảy ra khi có các tác động bất ngờ như: hắt hơi, ho, khi không đi vệ sinh kịp thời; khi mang vác quá nặng.
Triệu chứng tiểu són do phì đại tuyến tiền liệt gây ra thường khiến người bệnh
Tiểu ra máu
Triệu chứng tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt gây ra có thể nhận biết bằng việc: nước tiểu chuyển sang màu hồng do có lẫn máu trong nước tiểu. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà nước tiểu có thể có màu hồng đậm hoặc nhạt. Tuy nhiên, tiểu ra máu cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Lượng nước tiểu ít dưới 100ml/lần.
Do gặp các triệu chứng rối loạn tiểu tiện nên lượng nước tiểu đi được ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt rất ít, thường chỉ dưới 100ml/lần đi.
Cảm giác đau khi tiểu
Người bệnh khi đi tiểu có thể kèm theo cảm giác đau ở bụng dưới, cứng căng tức bụng, khó chịu.
Lưu ý:
Những bệnh nhân có các triệu chứng kích thích là chính, cần lưu ý rằng có những bệnh khác cũng gây ra triệu chứng này, như: ung thư bàng quang, giảm áp lực bàng quang do cơ chế thần kinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt có gây biến chứng?
Các biến chứng phì đại tiền liệt tuyến thường xảy ra là:
1. Bí tiểu biến chứng
Bí tiểu có 2 dạng biến chứng là bí tiểu cấp và mạn tính:

Bí tiểu cấp tính: là tình trạng người bệnh không thể đi tiểu được mặc dù bàng quang đã tích đầy nước tiểu, vùng bụng dưới đau căng tức rất khó chịu. Trường hợp này cần được đưa cấp cứu thông tiểu nhanh chóng nếu không có thể gây vỡ bàng quang rất nguy hại đến tính mạng người bệnh.
Bí tiểu mạn tính: Người bệnh vẫn đi tiểu được nhưng quá trình tiểu tiện gặp khó khăn trong thời gian dài; lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang tăng dần theo thời gian. Bí tiểu mạn tính gây nguy hiểm lớn tới sự hoạt động của thận. Nó có thể gây suy thận; là ngưng trệ và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiết niệu thậm chí là gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh trong trường hợp nặng.
☛Xem thêm: Bí tiểu cấp và mạn – Thông tin chi tiết
2 Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu lặp đi lặp lại.

3. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt dần dần có thể gây ra nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Ví dụ: Bạn gặp khó khăn hơn trong vấn đề kiểm soát bàng quang, gây đái dầm vào ban đêm; phải thức dậy thường xuyên vào giữa đêm để đi tiểu, gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, tinh thần suy sụp vào hôm sau. Ngoài ra, việc thức dậy vào buổi đêm để tới nhà vệ sinh còn làm tăng nguy cơ té ngã, gãy xương dẫn tới bại liệt ở những bệnh nhân cao tuổi.
4. Tổn thương bàng quang.
Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt gây tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong thành bàng quang, có thể kể tới là:
- Phì đại cơ bắp detrusor dẫn đến tiểu không kiểm soát
- Xơ hóa thành bàng quang
- Bàng quang giảm khả năng lưu trữ
- Thể tích trong bàng quang giảm
5. Thận thiệt hại.
Suy thận cấp và mãn tính được cho là một trong những biến chứng khởi phát sau khi niệu quản tắc nghẽn. Đây là biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ của người bệnh.
6. Tiểu không tự chủ.
Phì đại tuyến tiền liệt không phải lúc nào cũng được công nhận là nguyên nhân gây ra tình trạng không tự chủ ở nam giới, nhưng các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt có thể dẫn đến hội chứng bàng quang hoạt động quá mức và khẩn cấp, dẫn tới tiểu không tự chủ ở nam giới bị ứ đọng nước tiểu.
7. Rối loạn cương dương nam.
Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến và mức độ khó cương dương. Các triệu chứng càng nặng, tình trạng rối loạn cương dương càng nghiêm trọng.
Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt đo bằng thang điểm nào?
Thang điểm về các triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến là một bảng 8 câu hỏi được sử dụng để sàng lọc, chẩn đoán nhanh và theo dõi các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tám câu hỏi này gồm 7 câu liên quan đến triệu chứng và 1 câu liên quan đến chất lượng cuộc sống theo nhận thức của người bệnh. Sau khi trả lời 8 câu hỏi, bệnh nhân sẽ có số điểm tưởng ứng từ 0 đến 35. Dựa vào số điểm có được sẽ đánh giá được mức độ của các triệu chứng.
Bảng câu hỏi này được tạo ra vào năm 1991 bởi Hiệp hội tiết niệu Hoa Kì, với tên quốc tế là International Prostate Symptom Score (viết tắt IPSS).
Số lần gặp triệu chứng/ Số lần đi tiểu |
Không có | Rất ít khi | Thỉnh thoảng | Tương đối | Thường xuyên | Luôn luôn |
Số Điểm | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Với mỗi câu hỏi dưới đây, bạn tự chấm theo mức độ mà mình gặp phải theo bảng số điểm phía trên.
Câu hỏi 1: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn cảm thấy khó khăn trì hoãn (hay không thể trì hoãn) việc đi tiểu?
Câu hỏi 2: Trong vòng 1 tháng qua, bạn thường phải thức giấc bao nhiêu lần để đi tiểu, tính từ lúc đi ngủ đến lúc thức dậy buổi sáng?
Câu hỏi 3: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn thấy dòng nước tiểu chảy yếu?
Câu hỏi 4: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn phải đi tiểu lại cách lần đi tiểu trước dưới 2 tiếng đồng hồ?
Câu hỏi 5: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn phải rặn hoặc gắng sức mới có thể tiểu được?
Câu hỏi 6: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn có cảm giác tiểu không hết nước tiểu ngay sau khi ông vừa đi tiểu xong?
Câu hỏi 7: Trong vòng 1 tháng qua, có bao nhiêu lần bạn đang đi tiểu mà dòng nước tiểu bị gián đoạn, ngắt quãng nhiều lần?
Kết quả:
- 0 – 7 điểm: Triệu chứng nhẹ
- 8 – 19 điểm: Triệu chứng vừa phải
- 20 – 35 điểm: Triệu chứng nghiêm trọng.
Rất tốt | Tốt | Tạm được | Vừa phải | Không thích thú | Khốn khổ, không hạnh phúc | Không thể chịu được | |
Nếu ông phải sống với tình trạng tiết niệu như hiện nay, ông thấy như thế nào? | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Kết quả:
- ≤ 2 điểm được coi là nhẹ
- 3 – 4 điểm được coi là trung bình
- 5 – 6 điểm được coi là nặng.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Để xác định chính xác xem bạn có bị phì đại tuyến tiền liệt không, bạn cần tới gặp bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, bạn có một số lựa chọn như sau:
- Nếu các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt nhẹ và không làm phiền bạn nhiều, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh một vài thói quen và theo dõi các triệu chứng, định kì tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc.
- Trong trường hợp các triệu chứng rất nghiêm trọng, bạn có thể cần phải phẫu thuật.
Một số triệu chứng cần được chăm sóc y tế nhanh chóng. Nếu gặp bất kì dấu hiệu nào dưới đây, bạn cần ngay lập tức gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu:
- Bạn không thể đi tiểu được.
- Bạn phải đi tiểu thường xuyên, gặp nhiều đau đớn và bạn bị sốt, ớn lạnh .
- Bạn đi tiểu ra máu.
- Bạn cảm thấy rất đau ở bụng dưới và đường tiết niệu.
Hạn chế triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến với lối sống tốt
Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ cũng như điều trị bệnh theo các chỉ dẫn Y khoa, người bệnh có thể kết hợp thay đổi các lối sống tốt, lành mạnh hàng ngày giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt cũng như nâng cao sức khỏe như:
- Uống đủ nước mỗi ngày từ khoảng 1,5 – 2 lit nước. Tuy nhiên lưu ý tránh uống nước vào buổi tối;
- Giảm thiểu tiêu thụ đồ uống có gas và cafein;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích như: thuốc lá.
- Tránh uống nhiều nước trước khi ra ngoài hoặc bắt đầu một chuyến đi xa.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
- Ăn các loại thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt (như: cà chua, cá hồi, bơ,…) (Chế độ ăn uống cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì?).
- Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Vương Bảo – Hỗ trợ giảm triệu chứng do phì đại tiền liệt tuyến
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng do phì đại tuyến tiền liệt bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm TPCN Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường mang lại tác dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới
Không chỉ vậy, Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn mà không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,…
Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có:
- Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần.
- Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu.
- Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
- Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
- Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi.
Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Phì đại tuyến tiền liệt không phải là một căn bệnh cấp tính nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên, nếu thấy bất kì dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt nào, đặc biệt là khi chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn hoặc can thiệp vào các hoạt động hàng ngày, bạn tốt nhất nên đến gặp bác sĩ. Bởi nếu không điều trị và can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng.

-
22/01/2019 16:04
Chào anh Sơn! Hiện anh có đang thắc mắc thông tin gì về bệnh tuyến tiền liệt hay sản phẩm Vương Bảo cần tư vấn không? Anh vui lòng để lại ...[Xem thêm]
08/10/2018 20:19
-
07/01/2019 14:22
Chào anh Ng.văn tin! Vôi hóa tuyến tiền liệt là hiện tượng tích tụ hoặc lắng đọng canxi trong tuyến tiền liệt (TTL). Vôi hóa TTL nếu không có bất cứ ...[Xem thêm]
07/05/2018 08:18
-
17/08/2018 16:23
Chào anh Biên, Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt ...[Xem thêm]
24/03/2018 09:28
-
22/08/2018 15:39
Chào anh Phát, Vương Bảo với thành phần chủ yếu từ thảo dược, hầu hết không gây tác dụng phụ hay tương tác bất lợi với các nhóm thuốc khác, anh ...[Xem thêm]
10/10/2017 16:15
-
02/02/2018 15:41
Chào anh Phạm Quốc Tuấn, Kích thước tuyến tiền liệt hiện tại của mình là 49x40x50mm mình nên điều trị sớm anh nhé. Anh nên dùng Vương Bảo liều 4 viên/ ...[Xem thêm]