Tiểu đêm ở người già: cách điều trị và phòng tránh tại nhà

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu đêm ở người già là triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời thì nó cũng sẽ trở thành vấn đề vô cùng phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, về lâu về dài sẽ trở thành hệ lụy của nhiều căn bệnh khác.

I. Thế nào là tiểu đêm ở người già?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm là trình trạng một người phải tỉnh dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một khoảng thời gian dài. Càng có tuổi thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20-50 là khoảng 5-15% và lên tới trên 50% người ở độ tuổi từ 70 trở lên). Ở người cao tuổi, nếu đi tiểu trên 8 lần/ ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn 2 lần trong đêm thì được xem là tiểu nhiều.

tiểu đêm ở người già
Tiểu đêm gây phiền toái cho người cao tuổi

Giống như các đối tượng khác, người cao tuổi bị tiểu đêm nhiều lần sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Cảm giác buồn tiểu có thể xuất hiện ngay khi vừa tiểu xong.
  • Lượng nước tiểu vượt quá mức thông thường.

Ngoài ra, thức đêm nhiều lần để đi tiểu cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, gây mệt mỏi, uể oải, xanh xao và khó trở lại giấc ngủ.

☛ Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đêm ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị

II. Nguyên nhân nào gây tiểu đêm ở người già

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm ở người cao tuổi. Đây có thể là biểu hiện suy giảm chức năng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh lý.

2.1 Do lão hóa tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể càng có hiện tượng lão hóa. Điển hình là sự suy yếu của bàng quang ảnh hưởng đến lượng lưu trữ nước tiểu.

Với người trẻ tuổi thì bàng quang có khả năng lưu trữ khoảng 300 – 350ml nước tiểu. Tuy nhiên, với người già chỉ với 1 lượng nước tiểu nhỏ thì bàng quang đã dẫn truyền kích thích lên não gây cảm giác buồn tiểu.

2.2 Do người già ngủ ít, ngủ không sâu giấc

khó ngủ là vấn đề gặp phải ở đa số người cao tuổi. Ngủ trằn trọc càng dễ gây buồn tiểu, Ngược lại, đi tiểu nhiều khiến người già mất ngủ. Lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

2.3 Bệnh lý tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ở đáy bàng quang, bao bọc niệu đạo. Khi tuyến này bị u phì do nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, chấn thương, chèn ép tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt…), chúng sẽ gây áp lực lên bàng quang, ống dẫn nước tiểu khiến cho bàng quang chóng đầy. Tình trạng trên có thể gây chứng tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết.

2.4 Do viêm nhiễm

Người cao tuổi sức đề kháng yếu. Các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa khi còn trẻ không được điều trị dứt điểm sẽ dễ trở thành mãn tính. Đó là một trong các nguyên nhân gây tiểu đêm trầm trọng.

2.5 Ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt

Sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lợi tiểu vào ban ngày làm tăng số lần đi tiểu. Đối với người già thì những tác nhân này ảnh hưởng sâu sắc hơn cả. Bên cạnh tiểu đêm, những thói quen xấu này còn gây ra những bệnh lý khác (huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…)

2.6 Suy giảm chức năng thận

Theo y học cổ truyền, thận chủ thủy – chức năng điều tiết dịch lỏng trong cơ thể. Nếu thận yếu dẫn tới sự rối loạn bài tiết trong cơ thể. Trong đó, các vấn đề như tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần là không thể tránh khỏi.

Theo y học hiện đại, chức năng của thận suy yếu dẫn đến khả năng hấp thu dịch lỏng giảm. Vì thế, nước tiểu đào thải ra nhiều hơn khiến bàng quang phát ra tín hiệu buồn tiểu liên tục.

III. Tiểu đêm ở người già có tác hại gì?

Tiểu đêm ở người già thường kéo dài dai dẳng, gây nên những hệ lụy trực tiếp và giãn tiếp tới sức khỏe của người bệnh.

  • Mất ngủ: Mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
  • Tăng 1,5 lần tỷ lệ tử vong do đột quỵ: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương, gãy xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dạy vào ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu.
  • Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu.

☛ Tham khảo: Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Có nguy hiểm không?

IV. Cách khắc phục chứng tiểu đêm ở người già

Tiểu đêm ở người già không đơn thuần chỉ là chuyện nhỏ như nhiều người nghĩ. Hiện tượng này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vì thế, bản thân người cao tuổi hay người chăm sóc cần có những hiểu biết nhất định để khắc phục tình trạng này.

4.1 Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Để khắc phục tình trạng tiểu đêm, tiểu són thì cần hạn chế những loại thực phẩm lợi tiểu (rau cải, mướp, bầu,…) đặc biệt là trong bữa tối. Bên cạnh đó nên giảm uống nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, hoa quả chứa nhiều axit (cam, chanh, bưởi,…)

Người tiểu nhiều cũng nên tăng cường ăn các loại rau xanh, chất xơ để giảm táo bón (táo bón có thể làm tăng áp lực lên bàng quang, gây tiểu nhiều).

4.2 Điều trị các bệnh lý liên quan

Điều trị các bệnh lý (viêm đường tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến, suy thận,…) giúp trị tận gốc hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

4.3 Giữ tinh thần thoải mái

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiệu quả trong quá trình điều trị. Với người già mắc chứng tiểu đêm, tiểu són cần luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.

Với con cái, người chăm sóc cần có thái độ ân cần, không cáu gắt, thường xuyên động viên để người mắc bớt tự ti, mặc cảm.

4.4 Thường xuyên tập thể dục

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp người già cảm giác thư thái, khỏe mạnh, có giấc ngủ sâu. Bên cạnh đó, các bài tập còn giúp tăng cường sức chịu đựng của bàng quang, hạn chế số lần đi tiểu.

V. Biện pháp phòng tránh tiểu đêm ở người già

Tiểu đêm ở người già là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh và hạn chế tình trạng này bằng một số biện pháp sau:

điều trị tiểu đêm ở người già
Sử dụng thuốc lợi tiểu gây tiểu đêm
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học (người già nên có thời gian ngủ trưa và đi ngủ đúng giờ – trước 10h30 tối).
  • Người già không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá.
  • Nên đi tiểu trước khi đi ngủ để làm rỗng bàng quang và an tâm hơn.
  • Không nên để không khí lạnh quá khi ngủ (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp) vì lạnh gây co mạch ngoại biên, làm tăng máu đi qua thận và thể tích nước tiểu cũng tăng nhanh hơn.
  • Giảm uống nước 2-4h trước khi đi ngủ
  • Uống các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tây cách xa thời gian trước khi đi ngủ.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng.

☛ Tham khảo: #9 Loại thuốc trị tiểu đêm cho người già hiệu quả tốt nhất

VI. Điều trị chứng tiểu đêm ở người già bằng cách nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chứng tiểu đêm ở người cao tuổi mà có các cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần đế cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra và phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường.

6.1 Điều trị bằng thuốc Đông y

  • Các loại thảo dược từ thiên nhiên được sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Hạt phá cố chỉ: Phá cố chỉ còn có tên khác như Bồ cốt chi, Đậu miêu. Loại hạt này từ lâu đã nổi tiếng với công dụng cải thiện chứng đi tiểu đêm rất hữu hiệu.
  • Ích trí nhân: Ích trí nhân là một vị thuốc quý, có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng tiểu đêm, tiểu dắt.
  • Náng hoa trắng: Náng hoa trắng là loài cây có hàm lượng alcaloid toàn phần và lycorin cao gấp 2 lần so với cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.). Hai thành phần này có công dụng chống viêm, chống độc, có khả năng ức chế sự phát triển và phân bào của các tế bào tuyến tiền liệt, làm giảm các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són,…Náng hoa trắng đã được Viện dược liệu nghiên cứu thành công đề tài: “Nghiên cứu cây náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến”. Hiện trên thị trường đã có sản phẩm Vương Bảo rất thành công khi kết hợp Náng hoa trắng với các thảo dược khác như Hải Trung Kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam. Sản phẩm này dùng rất tốt cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến.

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

6.2 Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể giúp hạn chế đi tiểu đêm hiệu quả và rất an toàn

  • Giá đỗ: Giá đỗ đã được biết tới là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Giúp bổ sung nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc và chống viêm. Theo kinh nghiệm dân gian để chữa tiểu đêm, bạn có thể sử dụng giá đỗ sẽ có hiệu quả nhanh chóng.
  • Kim tiền thảo và râu ngô: Râu ngô từ lâu đã được biết đến là thảo dược thần kỳ giúp chữa sỏi tiết niệu, viêm bàng quang,… Bên cạnh đó, kim tiền thảo cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận. Kết hợp của 2 nguyên liệu này lại sẽ giúp khắc phục tình trạng tiểu đêm vô cùng hiệu quả.
  • Đậu đỏ và mề gà: Mề gà và đậu đỏ là sự kết hợp tuyệt vời tạo ra món ăn chữa tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần, đồng thời còn giúp người bị sỏi thận phục hồi nhanh hơn.

Trên đây là một số thông tin về chứng tiểu đêm ở người già. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để phát hiện chính xác nguyên nhân, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 26/12/2023
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...