Bà bầu tiểu đêm nhiều lần: Nguyên nhân, điều trị và hạn chế

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Bà bầu tiểu đêm nhiều lần là tình trạng phổ biến hiện nay, nỗi khổ này khiến phần đông chị em thấy khó chịu bởi làm ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ cũng như sức khỏe thai kỳ. Và để hiểu hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục hiệu quả thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân bà bầu tiểu đêm nhiều lần là do đâu? 

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất (giai đoạn đầu của thai kỳ) hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi cùng với đó là tình trạng lẫn máu trong nước tiểu khiến cho thận phải tăng năng suất hoạt động để tống nước thải ra ngoài.

Bà bầu tiểu đêm nhiều lần
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm ở bà bầu

Và khi mang thai, tử cung dần lớn lên chèn ép vào bàng quang làm tăng kích thích đi tiểu. Mặt khác lúc này nước tiểu cũng được sản xuất nhiều hơn dẫn đến cảm giác buồn tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm ở các mẹ bầu. Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến được xác định là: 

  • Do tiểu đường thai kỳ: Bệnh xảy ra khi gặp rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khi mang thai và nó có thể tự khỏi sau khi vượt cạn thành công. Triệu chứng phổ biến nhất của hiện tượng này là cơ thể mệt mỏi, luôn thấy khát nước. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang: biểu hiện thường thấy nhất là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu xong vẫn thấy buồn tiểu, có thể thấy máu hoặc sỏi trong nước tiểu.
  • Tiểu nhiều do mẹ uống quá nhiều nước ép, nước canh, sữa hoặc chất lỏng khác. 
  • Gặp chấn thương hoặc các vấn đề có liên quan đến xương chậu. 
  • Dùng thuốc có tác dụng phụ…

II. Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần có sao không?

Đi tiểu đêm nhiều lần khi mang thai có thể là một bệnh lý gây nhiều phiền phức cho bà bầu:

  • Gián đoạn giấc ngủ: thường xuyên thức giấc để đi tiểu làm xáo trộn giấc ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, tinh thần kém, ảnh hưởng tới thai nhi
  • Khó tập trung làm việc

Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai hay đi tiểu đêm, tiểu nhiều và kèm theo những dấu hiệu bất ổn khác như: tiểu buốt, đau lưng, nước tiểu đục và hôi thì cần đến bệnh viện khám vì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây.

III. Hậu quả của việc đi tiểu đêm lên sức khỏe của mẹ bầu

Với những nguyên nhân vừa trình bày như trên, có thể bạn cũng hiểu hơn về vấn đề tiểu đêm ở bà bầu. Nếu bệnh do các vấn đề về sinh lý, nội tiết thì sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, có vài trường hợp ngoại lệ khi đi tiểu đêm kèm theo các biểu hiện tiểu khác thường như tiểu buốt, tiểu ra khí hư, tiểu rắt, tiểu có lẫn máu….. Thì nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3.1 Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra khi có rối loạn lượng đường trong máu (lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường) khi mang thai. Đây là bệnh lý thường gặp ở bà bầu và bệnh lý này thường tự mất sau khi sinh. Triệu chứng dễ thấy là đi tiểu nhiều vào ban đêm kèm theo một số biểu hiện khác (bà bầu khát nước liên tục, mất nước, mệt mỏi,…)

3.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm – do đó rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Tử cung chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Nước tiểu tồn đọng trong bàng quang là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm gây ra tình trạng đi tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra các triệu chứng như: đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới,…

3.3 Nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang là một dạng bệnh lý ở hệ tiết niệu. Nhiễm trùng bàng quang khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, đau buốt vùng kín mỗi khi đi tiểu, có thể sốt nhẹ,…

Nhìn chung, dù bệnh có do tác nhân nào thì bà bầu vẫn có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi và nhất là khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu không chữa đúng lúc sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn sơ sinh…..

IV. Cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu

Khi đã xác định rõ nguyên nhân bà bầu tiểu đêm nhiều lần không phải do bệnh lý thì các chị em có thể áp dụng ngay mẹo cải thiện tình trạng bệnh để giảm bớt sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, cụ thể:

4.1 Tập luyện bài tập Kegel 

Mang thai hay đi tiểu đêm phải làm sao? Bài tập kegel là gợi ý hoàn hảo dành cho những ai đang tìm kiếm giải pháp cải thiện tiểu đêm tại nhà. Với tác dụng giúp tăng cường cơ sàn chậu và cơ bắp niệu đạo giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện và hạn chế cảm giác buồn tiểu mỗi ngày.

Mang thai hay đi tiểu đêm
Tập bài tập kegel là cách đơn giản nhất để cải thiện chứng tiểu đêm hiệu quả ở mẹ bầu

Để thực hiện bài tập này, rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây: 

  • Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể
  • Siết chặt nhóm cơ nhịn tiểu trong khoảng 10 giây.
  • Tiếp theo thả lỏng cơ và thực hiện các động tác lặp lại từ 10 – 20 lần.

Lưu ý: bài tập này không chỉ tốt cho việc tiểu tiện và còn giúp ích nhiều cho sức khỏe mẹ bầu. Do đó, bạn có thể thực hiện bài tập hàng ngày mỗi ngày tối thiểu 3 lần sẽ thấy hiệu quả được cải thiện rõ rệt.

4.2 Uống ít nước vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ 

Dù cho tiểu nhiều vào ngày hay đêm thì đều mang lại cảm giác bất tiện, khó chịu cho sản phụ tuy nhiên không vì thế mà các chị em hạn chế uống nước. Bởi nước đóng vai trò quan trọng khi cơ thể mẹ thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ của thai nhi, không những thế còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Vậy bổ sung nước vào thời điểm nào là thích hợp? Để hạn chế tình trạng “bà bầu tiểu đêm nhiều lần” thì tốt nhất sản phụ nên uống nước vào ban ngày và hạn chế uống trước khi đi ngủ.

4.3 Tránh xa những đồ uống lợi tiểu, caffeine

Bà bầu tiểu đêm nhiều lần
Mẹ bầu nên uống đồ uống lành mạnh tránh xa đồ uống chứa caffeine

Uống nhiều trà, nước ngọt, đồ uống chứa caffeine như cafe chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến tiểu đêm nhiều lần ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, trong caffeine còn nhiều thành phần lợi tiểu làm giảm khả năng hấp thụ nước trong cơ thể đặc biệt nó còn gây khó ngủ việc này sẽ làm tần suất đi tiểu đêm tăng lên. 

Đây chính là lý do mẹ bầu luôn được khuyến cáo uống những loại đồ uống lành mạnh, không chứa gas, cồn và loại bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi khẩu phần ăn uống mỗi ngày.

4.4 Tập thói quen tiểu tiện trước khi ngủ 

Tiểu tiện trước khi ngủ là thói quen tốt giúp giảm tối đa tần suất tiểu đêm đối với các mẹ bầu. Hành động này sẽ giải phóng nước tiểu, giảm tác động lên bàng quang từ đó giảm bớt cảm giác buồn tiểu vào đêm. 

4.5 Không nhịn tiểu 

Tuyệt đối không nhịn tiểu, nên đi tiểu ngay khi buồn vì nhịn tiểu nhiều sẽ làm yếu sàn chậu từ đó gây hiện tượng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, tiểu són nặng hơn là không tự chủ được việc tiểu tiện. Thêm vào đó, nhịn tiểu là lúc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào nước tiểu làm nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu nhiều về đêm.

4.6 Luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái 

Có thể bạn chưa biết tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở mẹ bầu là do căng thẳng, áp lực gây mệt mỏi và kích thích lên hoạt động bàng quang. Do đó, một trong những cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng “bà bầu tiểu đêm nhiều lần” chính là để tâm trí luôn thoải mái, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ…..

Tiểu đêm khi mang thai
Cơ thể luôn thoải mái, nghỉ ngơi điều độ cũng là cách để giảm tiểu đêm ở bà bầu

Ngoài những cách để hạn chế tình trạng tiểu đêm khi mang thai các chị em cũng có thể áp dụng các phương pháp khác như:

  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai, nếu tăng cân quá mức sẽ tạo áp lực trực tiếp lên bàng quang từ đó làm tần suất đi tiểu đêm tăng lên.
  • Khi đi tiểu nên ngồi nghiêng về phía trước đây là tư thế giúp thai phụ thoải mái hơn, dễ tiểu hơn. Bên cạnh đó, nó còn là bàng quang trống bằng cách đẩy hết nước tiểu ra phía bên ngoài.
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón bởi nếu để lượng chất thải ở quá lâu trong ruột sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên bàng quang.

Tình trạng bà bầu tiểu đêm nhiều lần là triệu chứng phổ biến ở nhiều chị em tuy nó chỉ là thói quen sinh hoạt thường ngày nhưng ở mức độ nào đó đây có thể cảnh báo của bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế đừng chủ quan với sức khỏe hãy chủ động đi khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời tránh những hệ quả xấu xảy ra.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 29/12/2023
⭐ TIN HOT: 2 năm liền 2023 và 2024, lần lượt tại Malaysia và Singapore, Vương Bảo vinh dự được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng CHẤT LƯỢNG ASEAN. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để dần đưa sản phẩm ra với khách hàng quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không hỗ trợ giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để được hoàn tiền, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để đăng ký tham và nhận tư vấn hỗ trợ từ Vương Bảo.
03-hotline-svg.png
Loading...