Bạn có biết, một chế độ ăn uống thích hợp rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tiết niệu, giúp giảm tình trạng tiểu buốt? Vì sao lại như vậy và tiểu buốt nên ăn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết đưới dây.
Mục lục
Chế độ ăn uống có vai trò gì với người tiểu buốt
Thực phẩm chúng ta ăn cung cấp cho cơ thể những “vật liệu và thông tin” cần thiết để chúng hoạt động. Nếu nhận được thông tin chính xác, cơ thể sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu không nhận được thông tin chính xác, quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng và sức khỏe sẽ giảm sút.
Và hệ tiết niệu cũng vậy, nếu chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý, nó sẽ khỏe mạnh và có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn, trong đó có tình trạng tiểu buốt.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:
- Không có nghiên cứu nào cho thấy ăn uống có thể chữa khỏi tiểu buốt, nhưng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và của hệ thống tiết niệu. Điều này giúp quá trình chữa lành bệnh diễn ra thuận lợi hơn và nhanh hơn.
- Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tiểu buốt, với mỗi nguyên nhân cần có chế độ ăn uống khác nhau. Bởi có thể có loại thực phẩm phù hợp với tình trạng này nhưng lại không phù hợp với tình trạng khác. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn phải tự xây dựng cho mình một chế độ phù hợp với bản thân. Nếu muốn lập một kế hoạch ăn uống phù hợp với cá nhân nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên về dinh dưỡng. Họ sẽ tư vấn cho bạn cách sử dụng thông tin dinh dưỡng và thành phần trên nhãn thực phẩm. Bạn có thể sử dụng các thông tin này để tránh ăn hoặc uống phải những thứ không tốt cho tình trạng bệnh của mình.
- Khi xây dựng chế độ ăn uống, hãy nhắm đến nhiều loại thực phẩm khác nhau từ 5 nhóm thực phẩm chính, thay vì chỉ ăn duy nhất một loại đồ ăn mà bạn yêu thích. Điều này giúp bạn bổ sung đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Phần dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu buốt với từng nguyên nhân cụ thể thường gặp.

Tiểu buốt NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)
NÊN ĂN:
– Quả nam việt quất: Để xảy ra nhiễm trùng, vi khuẩn phải bám và xâm nhập vào niêm mạc bàng quang. Quả nam việt quất có chứa proanthocyanidins loại A (PACs), chất này có khả năng cản trở khả năng hoạt động của vi khuẩn đối với thành bàng quang, từ đó làm giảm khả năng nhiễm trùng.
– Các loại quả mọng khác: Các nhà khoa học tin rằng ngoài nam việt quất, các loại quả mọng khác cũng có thể có tác dụng tương tự như nó. Chẳng hạn như: quả mâm xôi, cà chua, dâu tây,…
– Probiotics: Probiotics hay lợi khuẩn, là những vi khuẩn sống có lợi cho con người. Cơ thể chúng ta được bảo vệ bởi một hệ vi khuẩn, hệ này cân bằng giữa vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh. Khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh hơn vi khuẩn tốt. Ăn các thực phẩm có chứa probiotics giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh, cân bằng lại hệ vi khuẩn cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng.
Một số sản phẩm có chứa probiotics là: sữa chua, bắp cải muối, súp rong biển Miso, dưa chuột muối, Tempeh, kim chi, natto, một số loại phô-mai,…

– Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như chuối, đậu, đậu lăng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,… có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể bạn. Ngoài ra, chũng cũng giúp việc đi tiêu của bạn đều đặn hơn, hạn chế táo bón, từ đó giảm bớt một số áp lực lên bàng quang, hạn chế tình trạng tiểu đau, tiểu buốt.
– Cá hồi: Cá hồi và các loại cá béo nói chung rất giàu axit béo omega-3, đây là một loại chất béo tốt có khả năng chống viêm, giảm nhiễmg trùng mạnh mẽ.
– Nước: Một nghiên cứu được công bố tại San Diego cho biết rằng, uống nhiều nước có hiệu quả khá cao trong việc làm giảm mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì thế, hãy uống nhiều nước hơn một chút nếu bạn đang gặp phải tình trạng tiểu buốt do UTIs.
Bạn có thể uống nhiều loại nước khác nhau như nước lọc, nước ép nam việt quất hay các loại nước ép hoa quả khác.
KHÔNG NÊN:
– Thực phẩm có đường: Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, ăn quá nhiều đường và quá nhiều carbohydrate tinh chế sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Việc tăng viêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
– Thức ăn cay: Thức ăn cay có thể gây kích thích bàng quang, khiến tình trạng tiểu buốt trở nên trầm trọng. Chính vì thế bạn nên bạn nên hạn chế thức ăn cay khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, quýt và bưởi cũng có thể gây kích thích bàng quang trong khi bạn bị bệnh và làm triệu chứng tiểu buốt tồi tệ hơn. Vì thế, hãy tránh các loại trái cây này trong quá trình điều trị bệnh. Khi đã khỏi, bạn có thể bắt đầu ăn các loại trái cây này, bởi chúng có chứa vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường miễn dịch.
– Đồ uống có chứa cafein, rượu: Mặc dù điều quan trọng là phải uống đủ nước khi bạn bị nhiễm trùng tiểu, nhưng bạn nên đảm bảo không uống cà phê, soda, đồ uống có chứa cafein hay rượu bia. Vì các chất này có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều lần sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng tiểu buốt nhiều lần hơn.

Viêm bàng quang kẽ
NÊN ĂN:
– Thực phẩm giàu chất xơ: Khi bạn bị táo bón, chất thải sẽ bị tích tụ trong ruột và chèn ép lên bàng quang. Điều này có thể khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn và buốt hơn. Vì thế, hãy cố gắng ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
Ngoài ra, trái cây và rau xanh còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng miễn dịch, từ đó giúp cơ thể chống lại chứng tiểu buốt tốt hơn.
– Uống đủ nước: Bàng quang sẽ hoạt động tốt nhất khi bạn uống đủ lượng chất lỏng. Khi bạn không uống đủ, bàng quang sẽ quen với việc chứa một lượng nước tiểu nhỏ hơn và dần dần có thể trở nên nhạy cảm. Nếu quá ít chất lỏng, nước tiểu cũng trở nên cô đặc hơn, bàng quang càng dễ bị kích ứng, gây ra tiểu buốt.
Hãy cố gắng uống ít nhất 1,5-2 lít (ít nhất 6-8 ly) chất lỏng mỗi ngày, chú ý tới cả các loại thực phẩm nhiều nước. Nếu hiện tại bạn uống ít hơn mức này, hãy thử và tăng dần lượng lên chứ đừng đột ngột tăng lượng nước lên.
– Rau lá xanh đậm: Như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, rau muống, xà lách, bắp cải, đậu Hà Lan,… Đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh, nó sẽ giúp đối phó với chứng viêm bàng quang kẽ và tiểu buốt tốt hơn.

KHÔNG NÊN:
Khi bị viêm bàng quang kẽ gây tiểu buốt, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, như:
- – Trái cây: Chanh, cam, bưởi, dâu tây, dứa, kiwi, nam việt quất và các loại trái cây chứa nhiều axit.
- – Rau: Ớt sừng, hành tây, dưa cải, các sản phẩm từ cà chua, dưa muối.
- – Đồ uống: Cà phê, rượu, sữa lắc, soda, các loại đồ uống thể thao, nước tăng lực.
Sỏi
NÊN ĂN:
– Cam, quýt. Trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng có chứa một gọi là citrate, chất có thể giúp giảm và ngăn chặn sự hình thành sỏi. Citrate ngăn ngừa sự hình thành sỏi bằng hai cơ chế. Đầu tiên, nó liên kết với canxi trong nước tiểu, từ đó làm giảm độ bão hòa của nước tiểu. Sau đó, nó liên kết với các tinh thể canxi oxalat để ngăn chặn sự phát triển của các tinh thể tạo thành sỏi.
– Canxi và vitamin D. Nếu lượng canxi của bạn thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên và gây ra sỏi canxi oxalat. Nếu bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn uống, nó sẽ liên kết với oxalat trong ruột của bạn và làm giảm lượng oxalat được hấp thụ vào máu, sau đó liên kết này sẽ được bài tiết qua thận, điều này giúp làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Một số loại thực phẩm giàu canxi là: rau xanh đậm, các loại hạt, mật mía, sữa, sữa chua, phô mai tươi,…
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn. Nó được tìm thấy trong các loại thực phẩm như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, lòng đỏ trứng, pho-mát.

– Hoa quả và rau. Trái cây và rau quả là một phần thiết yếu của bất kỳ chế độ ăn uống nào. Chúng giúp ngăn ngừa hình thành sỏi và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Các loại rau quả giàu oxalat được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Tuy nhiên bạn không nên kiêng các loại rau này một cách hoàn toàn. Nếu ăn chúng một cách khôn ngoan, oxalat có thể bị tiêu hóa trước khi đến thận của bạn, đó là ăn kết hợp chúng với thực phẩm giàu canxi. Một số loại trái cây và rau có hàm lượng oxalat cao là: rau bina, kiwi, đậu bắp, tỏi tây, củ cải,…
– Protein thực vật. Ăn quá nhiều protein động vật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Vì thế các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích người bệnh nên bổ sung các nguồn protein từ thực vật vào chế độ ăn uống trong quá trình trị sỏi thận, như: các loại đậu, cải xoong, cải thảo, măng tây, bông cải xanh, rau xanh collard, rau bina,…
– Uống đủ nước. Chất lỏng, đặc biệt là nước, giúp pha loãng các hóa chất hình thành nên sỏi. Vì thế, bạn nên cố gắng uống đủ 8-12 cốc nước mỗi ngày. Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nghề nghiệp của bạn, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe cũng như khí hậu.
KHÔNG NÊN:
– Ăn nhiều muối. Natri là một thành phần của muối ăn. Lượng natri cao có thể thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu – nguyên nhân gây ra sỏi. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn muối và các thực phẩm giàu natri như: thịt, cá hoặc gia cầm hun khói, ướp muối, đóng hộp, đông lạnh; các loại rau củ muối; xúc xích; trứng ca muối;…
– Uống coca-cola. Coca-cola có chứa nhiều phốt phát (phosphat), cũng một chất hóa học khác có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi.
– Ăn nhiều đường. Đường và các sản phẩm chứa đường có thể làm bệnh sỏi thận nặng lên và gây ra tiểu buốt. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đường như: bánh ngọt, nước ngọt đóng chai, kẹo,…

Viêm tuyến tiền liệt
NÊN ĂN:
– Các loại rau họ cải. Rau họ cải có chứa beta-carotene có tác dụng chống viêm, vì thế nó rất có lợi cho các tình trạng viêm tuyến tiền liệt và một số bệnh tuyến tiền liệt khác.
– Trái cây. Chẳng hạn như các loại quả mọng, có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường chức năng miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng.
– Các loại trà thảo mộc. Trà cũng là một lựa chọn tốt để chống lại viêm tuyến tiền liệt. Đặc biệt, trà xanh đã được chứng minh là có thể cải thiện lưu lượng nước tiểu và giảm viêm tiết niệu .
– Axit béo omega-3 và chất béo lành mạnh. Đây cũng là những chất giúp giảm, chống nhiễm trùng viêm mạnh mẽ. Chúng có nhiều trong: các loại cá béo, hạt hướng dương, quả óc chó, sữa đậu nành, đậu hũ,…
– Thực phẩm giàu chất xơ. Các loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa táo bón – là một tác nhân có thể chèn ép vào tuyến tiền liệt, bang quang, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và tiểu buốt.

KHÔNG NÊN:
Bạn nên tránh một số loại thực phẩm có thể kích thích tuyến tiền liệt, khiến các triệu chứng của bệnh, bao gồm cả tiểu buốt nặng hơn, bao gồm:
– Đồ uống: Caffeine, rượu
– Thực phẩm: đồ cay, đồ nhiều muối, đồ có chứa gluten
– Trái cây: cam, quýt, các loại quả có mức độ axit cao.
Xem thêm: Bệnh về tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Viêm âm đạo
NÊN ĂN:
– Probiotics. Như đã nói ở trên, probiotics là các vi khuẩn có lợi, giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng. Điều này giúp thiết lập lại môi trường âm đạo cân bằng, ngăn chặn vi khuẩn có hại bám vào các mô âm đạo, cải thiện mức độ axit của âm đạo và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một số thực phẩm giàu probiotics là: sữa chua, kim chi, tempeh, canh miso, sữa bơ, phô mai.
– Prebiotics. Prebiotics là các hợp chất trong thực phẩm giúp tăng trưởng hoặc tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Nhờ đó nó cũng gián tiếp giúp ổn định pH âm đạo, đẩy lùi vi khuẩn xấu. Thực phẩm giàu prebiotics mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống là: tỏi tây, hành tây, măng tây, tỏi, yến mạch, sản phẩm lúa mì nguyên cám, đậu nành, chuối,…
Tuy nhiên cần lưu ý là prebiotics có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS).
– Quả nam việt quất, cam quýt. Theo Quỹ Chăm sóc Tiết niệu Hoa Kỳ, uống nước ép nam việt quất hoặc ăn quả việt quất có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây ra viêm âm đạo hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi loại quả này rất giàu hợp chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, như: proanthocyanidins và anthocyanins, axit hữu cơ, phenolic, vitamin C.
Ngoài ra, các loại quả như cam, quýt cũng được cho là có khả năng tương tự nam việt quất.

– Chất béo lành mạnh. Chất béo lành mạnh, như chất béo có trong quả hạch, dầu ô liu và quả bơ thường được gọi là siêu thực phẩm, bởi chúng có khả năng điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, các chất béo này còn giúp giữ estrogen của bạn ở mức cân bằng, từ đó tạo ra một lớp niêm mạc khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng gây ra tiểu buốt.
– Uống đủ nước. Như đã nói ở trên, nước giúp đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi cỏi thể. Đồng thời, trong bệnh viêm âm đạo, nếu bạn uống đủ nước, nó còn giúp cho âm đạo có được độ ẩm cần thiết, khiến môi trường pH ở mức ổn định, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
KHÔNG NÊN:
Viêm âm đạo do nấm Candida hoặc nấm men là một tình trạng phổ biến ở nữ giới. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thực phẩm có thể chữa khỏi nấm, nhưng một số loại thực phẩm có chứa các thành phần mà nấm sử dụng để phát triển. Vì thế, hạn chế ăn các loại thực phẩm này có thể phần nào hạn chế nấm phát triển ở âm đạo gây viêm nhiễm.
Chúng bao gồm: đường tinh luyện, các chất bảo quản, men, chất gây dị ứng.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
NÊN ĂN:
Để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tăng cường sức khỏe về lâu dài, bạn cần nhớ là hãy tiêu thụ các loại thực phẩm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và chống lại vi khuẩn và virus.
– Tỏi. Tỏi nổi tiếng với các đặc tính chữa bệnh tự nhiên nhờ chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Loại củ này còn giúp tăng cường miễn dịch nhờ một hợp chất hóa học gọi là allicin. Allicin có tác dụng ức chế sự phát triển và thậm chí giết chết vi trùng.
Để thực sự đạt được những lợi ích của phương thuốc tự nhiên này, các chuyên gia khuyên rằng hãy ăn 1 đến 2 nhánh tỏi sống mỗi ngày.

– Mật ong nguyên chất. Mật ong đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ cho mục đích y học. Nó đặc biệt được vinh danh vì đặc tính kháng khuẩn do có nồng độ đường cao, có chứa hydrogen peroxide, methylglyoxal, peptide và có độ pH thấp.
– Bắp cải. Bắp cải đã cho thấy khả năng chống lại vi khuẩn trong nhiều báo cáo khoa học. Vì thế nó rất có lợi trong việc thúc đẩy điều trị các bệnh STDs.
– Quế. Với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, quế đã được sử dụng như một loại thuốc để ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Bạn có thể thêm thêm quá vào bữa ăn bằng cách: rắc bột quế vào trà, bánh hay sữa chua.
– Thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C rất hữu ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Các loại rau ăn lá được coi là thực phẩm chống lại bệnh tật vì chúng giàu vitamin C, khoáng chất, sắt và các chất chống oxy hóa.
– Vitamin E. Giống như Vitamin C, Vitamin E là một chất chống oxy hóa có khả năng chống lại nhiễm trùng. Một số thực phẩm giàu Vitamin E là: quả hạnh nhân, quả phỉ, rau bina và súp lơ xanh,…
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt. Với các thành phần dinh dưỡng dồi dào, ngũ cốc nguyên hạt rất hữu ích trong việc làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cách để có chế độ ăn uống phù hợp
Để xẩy dựng được chế độ ăn uống phù hợp với bản thân, bạn nên:
- Theo dõi các loại thực phẩm mình ăn và ghi lại loại thực phẩm nào giúp làm giảm các triệu chứng và loại nào có thể làm tồi tệ thêm. Có thể mất từ vài phút đến hàng giờ để thức ăn hoặc đồ uống có vấn đề gây ra các triệu chứng.
- Tránh thực phẩm có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, bạn có thể hỏi bác sĩ về các loại này.
- Ăn đa dạng. Khi các triệu chứng của bạn đã thuyên giảm hoặc bệnh đã chữa khỏi, ngoài các loại thực phẩm mà bạn nên ăn và nên tránh trong danh sách gợi ý phía trên, hãy đa dạng chế độ ăn uống của mình bằng nhiều loại thực phẩm khác. Đôi khi, một số bệnh nhân bị tiểu buốt cũng có thể tiêu thụ một lượng nhỏ thực phẩm trong danh sách Không nên.
- Mua sắm thực phẩm tươi bất cứ khi nào có thể. Thực phẩm đã qua chế biến thường chứa các thành phần có thể gây kích thích và viêm hệ tiết niệu, vì thế hãy mua sắm các loại thực phẩm tươi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tránh các loại thực phẩm mà bạn biết mình bị dị ứng ngay cả khi chúng có trong danh sách nên ăn. Dị ứng với thực phẩm, chẳng hạn như dị ứng với các loại hạt hoặc ngũ cốc, cũng có thể gây kích ứng bàng quang và làm tình trạng tiểu buốt trở nên tồi tệ hơn.
Kết luận
Tiểu buốt nên ăn gì? kiêng gì? Qua những thông tin trên mà Vuongbao.vn cung cấp trên mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Tuy nhiên không một chế độ nào là hoàn hảo với tất cả mọi người, bạn cần phải tự mình thử và nhận ra các loại thực phẩm phù hợp với mình.