Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Loại nào hiểu quả, an toàn?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Để điều trị tiểu buốt, sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng có thể dùng kháng sinh và tiểu buốt uống kháng sinh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Khi nào cần dùng kháng sinh để điều trị tiểu buốt?

Đầu tiên bạn cần biết rằng, thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Để làm được điều này, thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và đình chỉ sự phát triển của vi khuẩn, thông qua các con đường gồm:

  • Tấn công trực tiếp lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
  • Can thiệp vào sự sinh sản của vi khuẩn
  • Ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn

Bất kỳ loại thuốc nào tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể bạn về cơ bản đều là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus.

kháng sinh trị tiểu buốt
Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra (Ảnh minh họa)

Dựa vào những điều trên, không phải lúc nào điều trị tiểu buốt cũng có thể dùng kháng sinh. Nó chỉ được kê khi nguyên nhân gây ra tiểu buốt là do nhiễm trùng vi khuẩn.

Cụ thể một số nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp gây tiểu buốt là.:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
  • Viêm tuyến tiền liệt gây ra bởi vi khuẩn
  • Viêm niệu đạo
  • Viêm vùng chậu
  • .v.v.

Khi các nguyên nhân gây ra tiểu buốt được điều trị, tình trạng tiểu buốt của bạn sẽ thuyên giảm và khỏi.

Có nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, được sử dụng để điều trị cho nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau. Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm của bạn mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

☛ Đọc thêm: Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả

II. Tiểu buốt uống kháng sinh gì?

Như đã thấy ở trên, có nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau gây ra tiểu buốt. Và tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ mới kê loại kháng sinh phù hợp. Phần dưới đây, chúng ta đề cập tới một số loại kháng sinh thường sử dụng.

tiểu buốt uống kháng sinh gì
Thuốc kháng sinh chi được kê khi nguyên nhân gây ra tiểu buốt là do nhiễm trùng vi khuẩn (Ảnh minh họa)

2.1 Trimethoprim/sulfamethoxazole

Đây là thuốc kết hợp hai loại kháng sinh là sulfamethoxazole và trimethoprim. Nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Thuốc có dạng đường uống hoặc tiêm.

thuốc kháng sinh chữa tiểu buốt
Một loại thuốc thuốc nhóm Trimethoprim/sulfamethoxazole

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là bệnh thận, bệnh gan, rối loạn máu, tiền sử rối loạn máu do dùng thuốc trimethoprim hoặc sulfa, thiếu vitamin (folate hoặc axit folic), dị ứng nghiêm trọng, hen suyễn, giảm chức năng tủy xương, rối loạn chuyển hóa, tuyến giáp kém hoạt động, mất cân bằng khoáng chất.

- Cách sử dụng thuốc

  • Dạng viên uống: Uống thuốc cùng với 240 ml nước. Nên uống thêm vài cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa một số tác dụng không mong muốn (ví dụ như tinh thể trong nước tiểu, sỏi thận).
  • Dạng lỏng: Lắc kỹ thuốc trước khi uống. Cẩn thận đo liều bằng dụng cụ/thìa đo kèm theo. Không sử dụng thìa nấu ăn vì điều này có thể khiến bạn uống sai liều. Nếu bị đau dạ dày, có thể uống cùng với thức ăn hoặc sữa.
  • Dạng tiêm: Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua đường truyền chậm vào tĩnh mạch, thời gian truyền khoảng 60-90 phút.

Liều dùng sẽ dựa trên tình trạng bệnh lý của bạn và sự đáp ứng của bạn với thuốc.

- Quên dùng thuốc

Nếu bạn quên một liều thuốc này, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc như thông thường. Không tăng gấp đôi liều lượng để bù liều đã quên.

2.2 Fosfomycin

Thuốc kháng sinh này được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang ở phụ nữ, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm bể thận,.v.v. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc có dạng uống hoặc tiêm.

tiểu buốt uống kháng sinh gì
Một loại Fosfomycin dạng gói bột

Trước khi dùng thuốc, cần nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với fosfomycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, các loại thuốc kê đơn mà bạn đang dùng, đặc biệt là cisapride (Propulsid), metoclopramide (Reglan) và vitamin. Bạn cũng cần nói với bác sĩ nếu đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai khi đang dùng fosfomycin, cần gọi cho bác sĩ.

- Cách sử dụng thuốc

  • Dạng uống: Fosfomycin nên uống lúc đói, uống thuốc 1 giờ trước ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau ăn. Luôn uống thuốc cùng với nước. Nếu dùng thuốc dạng gói bột, cần hòa thuốc với khoảng 120 ml nước và uống ngay sau khi hòa xong.
  • Tiêm tĩnh mạch: Được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ.

- Quên dùng thuốc. Thông thường, fosfomycin là thuốc được dùng theo liều một lần. Vì thế khi bạn đã dùng liều đầu tiên, bạn không cần phải lo lắng về việc quên dùng thuốc.

2.3 Doxycycline

Doxycycline là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng niệu đạo không biến chứng ở người lớn, viêm niệu đạo Nongonococcal, viêm vùng chậu và các mục đích điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc có dạng viên nang, viên nang giải phóng chậm, viên nén, viên nén giải phóng chậm và hỗn dịch (chất lỏng) để uống.

kháng sinh trị tiểu buốt
Một loại thuốc thuộc nhóm Doxycycline

Nếu bị dị ứng với doxycycline hoặc các kháng sinh tetracycline khác như demeclocycline, minocycline, tetracycline hoặc tigecycline thì không nên dùng thuốc này. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng bị bệnh gan, thận, hen suyễn hoặc dị ứng với sulfite, tăng áp lực nội sọ hoặc nếu bạn đang dùng isotretinoin, thuốc co giật hoặc thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin).

Cũng cần nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Doxycycline có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn, vì thế có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết tố (bao cao su, màng ngăn có chất diệt tinh trùng).

- Cách sử dụng thuốc

Doxycycline thường được dùng một lần hoặc hai lần một ngày. Nên uống thuốc với một cốc nước đầy. Nếu bạn bị khó chịu dạ dày khi dùng doxycycline, có thể dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa. Tuy nhiên uống thuốc theo cách này có thể làm giảm lượng thuốc hấp thụ từ dạ dày.

  • Nếu dùng thuốc dạng viên nang, không được làm vỡ, nghiền nát, nhai hoặc mở viên thuốc ra. Nếu dùng thuốc dạng viên nén, bạn có thể bẻ nhỏ thuốc để dễ uống nhưng vẫn cần đảm bảo uống đủ liều.
  • Nếu dùng thuốc dạng bột, thuốc phải được pha với nước lạnh trước khi sử dụng và hãy uống ngay sau khi pha. Để đảm bảo uống hết liều, bạn hãy cho thêm một ít nước vào ly thuốc sau khi uống, lắc nhẹ rồi uống tiếp. Không pha thuốc với nước nóng và không dùng thuốc ở dạng khô.
  • Nếu dùng thuốc dạng lỏng, cần lắc kỹ trước khi uống thuốc và sử dụng dụng cụ đo kèm theo để đo chính xác liều lượng. Không dùng các loại thìa nấu ăn để đo thuốc.

- Quên dùng thuốc: Nếu quên sử dụng một liều Doxycycline, khi nhớ ra bạn cần dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và dùng thuốc đúng như lịch trình. Không được dùng liều gấp đôi để bù liều thuốc đã quên.

2.4 Azithromycin

Nếu bạn bị tiểu buốt do bệnh lây truyền qua đường tình dục, do viêm niệu đạo hay do viêm vùng chậu, bác sĩ có thể kê Azithromycin – một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Thuốc này có dạng viên nén và hỗn dịch, cả hai đều được dùng bằng đường uống. Nó cũng có ở các dạng khác như thuốc nhỏ mắt, tiêm tĩnh mạch.

thuốc kháng sinh chữa tiểu buốt
Azithromycin có thể được kê nếu bị tiểu buốt do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do viêm niệu đạo, viêm vùng chậu,…

Trước khi dùng thuốc này, bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc với các loại thuốc tương tự như clarithromycin, erythromycin hoặc telithromycin; bạn đã từng bị vàng da, gặp các vấn đề về gan, thận, bị bệnh nhược cơ, rối loạn nhịp tim, hội chứng QT kéo dài.

Nếu bạn đang cho con bú, đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn cũng cần nói với bác sĩ.

- Cách dùng thuốc:

  • Viên nén và hỗn dịch: Thường được dùng cùng hoặc không với thức ăn, một lần một ngày trong 1-5 ngày. Hãy uống vào cùng thời điểm mỗi ngày để tránh quên thuốc.
  • Hỗn dịch giải phóng kéo dài: Thường được dùng khi bụng đói (ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn) dưới dạng liều một lần.
  • Gói bột: Cần khuấy đều thuốc với nước trước khi uống thuốc. Thuốc cần uống ngay sau khi pha và không được dùng thuốc nếu đã pha và để quá 12 giờ.
  • Tiêm tĩnh mạch: Được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ.

- Quên dùng thuốc: Dùng liều đã quên ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc như thông thường. Không dùng gấp đôi liều để bù thuốc.

2.5 Norfloxacin

Norfloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon, nó được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm. Các vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, bệnh lậu không biến chứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.

tiểu buốt uống kháng sinh gì
Norfloxacin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

Norfloxacin hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme DNA gyrase, là enzyme chịu trách nhiệm sản xuất và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Việc ngăn chặn DNA gyrase làm cho vi khuẩn chết đi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Trước khi dùng thuốc này, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có dự định mang thai hoặc đang cho con bú. Bạn cũng cần nói nếu có các vấn đề về thận, động kinh, bệnh tim, nhược cơ, thiếu hụt glucose 6-phosphate dehydrogenase, đã từng dị ứng với thuốc, có vấn đề về gân khi dùng các loại kháng sinh quinolon khác.

- Cách dùng thuốc:

  • Thuốc đường uống thường dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Uống thuốc với một ly nước đầy khoảng 240ml.
  • Không được dùng thức ăn hoặc bất kì sản phẩm từ sữa nào trong vòng 2 giờ trước hoặc 1 giờ sau khi dùng norfloxacin. Khi dùng thuốc này, nên uống thêm nhiều nước hơn.

- Quên dùng thuốc: Nếu bạn quên uống thuốc, hãy dùng liều bị bỏ quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc như thông thường. Đừng tăng gấp đôi liều lượng.

2.6 Levofloxacin

Đây cũng là một loại thuốc kháng sinh đề sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như: viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận, nhiễm trùng xoang, da, phổi,… Nó có ở dạng uống, dạng tiêm tĩnh mạch, và ở dạng thuốc nhỏ mắt. Để điều trị tiểu buốt thì thường sử dụng dạng uống.

kháng sinh trị tiểu buốt
Levofloxacin được dùng để điều trị tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận,…

Nếu bị dị ứng với levofloxacin hoặc các fluoroquinolon khác, bạn không nên sử dụng thuốc này. Ngoài ra, hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng gặp các vấn đề về gân, xương, viêm khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn cơ hoặc thần kinh, bệnh thận, động kinh, khối u não, hội chứng QT kéo dài.

- Cách dùng thuốc

  • Nên uống thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thuốc thường dùng 1 lần/ngày cùng với thức ăn hoặc không. Uống thuốc với thức ăn có thể giúp giảm tác dụng phụ.
  • Ngoài ra, nếu bạn đang dùng một số sản phẩm vitamin/khoáng chất, các sản phẩm có chứa magiê, nhôm hoặc canxi, quinapril, sucralfate… thì nên uống Levofloxacin ít nhất trước 2 giờ hoặc 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm này.

- Quên dùng thuốc

Nếu quên uống một liều Levofloxacin, hãy uống càng sớm càng tốt khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên và dùng thuốc như lịch bình thường. Không dùng hai liều cùng một lúc.

2.7 Các loại kháng sinh khác

Ngoài các loại kháng sinh kể trên, bác sĩ cũng có thể kê các loại kháng sinh khác nữa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, chẳng hạn như:

  • Ceftriaxone
  • Ofloxin
  • Ciprofloxacin
  • Penicillin
  • Metronidazole
  • Clindamycin
  • .v.v.

||Xem thêm: 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả

III. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kháng sinh

Như bất kì loại thuốc điều trị nào khác, thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng kháng sinh.

– Tác dụng phụ thường gặp:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…)
  • Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, ho khan, khó thở,…)
  • Nhiễm nấm ở âm đạo, mồm, họng,…
  • Tăng độ nhạy với ánh sáng.
  • Răng và xương bị ố

– Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Sốc phản vệ (một tình trạng có thể đe dọa tính mạng)
  • Viêm đại tràng do Clostridium difficile
  • Kháng thuốc kháng sinh
  • Suy thận
  • .v.v.

Chính vì những tác dụng phụ này, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần hết sức lưu ý.

IV. Những lưu ý khi dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc quan trọng, chúng giúp chống lại nhiễm trùng và có thể cứu sống người bệnh khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng như bất kì loại thuốc nào khác, đều có thể gây ra những tác dụng phụ. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

tiểu buốt uống kháng sinh gì
Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt cần có sự chỉ định và thăm khám từ bác sĩ (Ảnh minh họa)

Để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, bạn nên lưu ý tới một số điều sau:

  • Không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị tiểu buốt khi chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hãy dùng chúng chính xác như đơn thuốc (đủ liều, đủ ngày, đúng giờ,…).
  • Không chia sẻ đơn thuốc thuốc kháng sinh với người khác và ngược lại, không dùng đơn thuốc của người khác.
  • Bảo quản thuốc kháng sinh đúng cách (chẳng hạn: một số loại kháng sinh cần được bảo quản lạnh)
  • Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào khi dùng kháng sinh, hãy liên hệ với bác sĩ.
  • Không dùng thuốc kháng sinh quá cũ hoặc quá hạn sử dụng.
  • Không dùng thuốc kháng sinh cho các triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm thông thường, chẳng hạn như sổ mũi, ho hoặc thở khò khè.
  • Không xả thuốc kháng sinh thừa xuống bồn cầu hoặc cống.
  • Không lưu thuốc kháng sinh để dành cho sau này.

Trên đây là những thông tin về việc tiểu buốt uống kháng sinh gì. Nếu bạn bị tiểu buốt, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tự ý dùng kháng sinh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 28/02/2024
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...