Tiểu buốt có hết không? Điều trị thế nào hiệu quả?

Tiểu buốt mặc dù không phải là một bệnh lý nhưng nó lại là biểu hiện của rất nhiều vấn đề về sức khỏe, sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tâm lý của người mắc phải. Vậy tình trạng tiểu buốt có hết hay không? Và có những cách nào để điều trị tình trạng này hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết phía dưới.

Tình trạng tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là tình trạng mà người mắc phải có cảm giác nóng rát, bị đau mỗi khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bên trong cơ thể ở bàng quang, vùng đáy chậu (đáy chậu ở nam giới là khu vực giữa hậu môn và bìu, còn đáy chậu ở phụ nữ là từ phần mở đầu của âm đạo và giữa hậu môn) hoặc ở niệu đạo trong quá trình đi tiểu.

Người bệnh sẽ có cảm giác mót tiểu liên tục, phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy khó chịu đau rát. Việc đi tiểu quá nhiều thường đi kèm tình trạng đái buốt đái dắt, lượng nước tiểu trong mỗi lần tiểu tiện ít, chỉ nhỏ vài giọt, thậm chí là không có giọt nào.

Tỉ lệ xuất hiện chứng tiểu buốt ở nữ giới cao hơn so với ở nam giới, độ tuổi hay gặp ở nữ giới có thể từ 20 tuổi trở lên, còn đối với nam giới thì thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì?

Nguyên nhân gây tiểu buốt

Tiểu buốt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có thể kể đến một số những nguyên nhân chính cũng như phổ biến dẫn đến tình trạng tiểu buốt như sau:

Viêm bàng quang

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm bàng quang. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Kèm theo đó là những cơn đau vùng bụng dưới, vùng hạ vị và từng chút một, không liền mạch. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng, viêm bể thận, tổn thương thận.

Viêm niệu đạo

Đi tiểu buốt cũng là dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo. Nguyên nhân chính là do không vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các triệu chứng thường thấy của bệnh như: Tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc mủ, mẩn đỏ niệu đạo,…

Viêm thận

Viêm thận phần lớn không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh thường có dấu hiệu bị tiểu buốt, sốt, ớn lạnh,…Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận, gây suy giảm khả năng lọc máu dẫn đến suy thận.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh chỉ ảnh hưởng đến nam giới và thường gặp nhất ở những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên. Có ba loại viêm tuyến tiền liệt: viêm không do vi khuẩn, viêm cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn và sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Người bệnh sẽ thường xuyên bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần và đau âm ỉ ở phần dưới bụng.

☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới!

Viêm âm đạo

Đây là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh thường cảm thấy ngứa và đau rát vùng kín. Kèm theo hiện tượng tiểu buốt, ra máu âm đạo. Viêm âm đạo có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh phụ khoa khác nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.

Tắc nghẽn niệu quản

Niệu quản bị tắc nghẽn khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, trào ngược lên thận và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ít, tiểu buốt, tiểu không sạch.

Bệnh lậu

Lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh, triệu chứng chủ yếu là tiểu buốt, tiểu nhiều lần có lẫn mủ.

Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang

Sỏi thận là những chất dư thừa trong cơ thể như canxi, axit uric tích tụ lâu ngày. Sỏi thận có thể nằm ở nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Sỏi cản trở dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt thường xuyên.

TIểu buốt có hết được không?

Sau khi đã nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiếp theo chúng tôi trả lời cho câu hỏi: ” Tiểu buốt có tự hết được không?”

Theo các chuyên gia thì chứng tiểu buốt này KHÔNG THỂ tự hết được. Do đó, nếu bạn gặp phải dấu hiệu tiểu buốt như đi tiểu ra máu, đau bụng dưới, tiểu rắt, sốt, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng,… thì các bạn nên nhanh chóng đến khám để được các bác sĩ và có biện pháp điều trị kịp thời và triệt để. Bởi nếu các bạn để tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Có thể kể đến như:

  • Đời sống tình dục suy giảm: Tiểu buốt gây cảm giác khó chịu, đau rát vùng kín khiến người mắc ngại quan hệ, lâu dần gây lãnh cảm. Điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cặp đôi dễ dẫn đến rạn nứt, đe dọa hạnh phúc gia đình.
  • Gây vô sinh, hiếm muộn: Đi tiểu buốt có thể do bạn mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt,… Nếu không điều trị và khắc phục bệnh sẽ khiến tổn thương lan rộng và nặng hơn dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ.
  • Ung thư: Tình trạng viêm nhiễm để lâu có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt…
  • Nhiễm trùng máu: Nếu để lâu không chữa trị, bệnh sẽ biến chứng, gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu, lậu… Lâu dần có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây tỷ lệ tử vong cao.
  • Dễ sinh non, sảy thai: Tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh nở như sinh non hoặc sảy thai.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu buốt ra máu ở nam giới là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Cách điều trị tiểu buốt thế nào?

Vậy là như các bạn cũng đã biết đó là chứng tiểu buốt xuất hiện nguyên nhân ra sao cũng như tình trạng này không thể tự khỏi được. Do đó câu hỏi đặt ra là có những cách nào giúp điều trị chứng tiểu buốt này một cách hiệu quả nhất?

Theo các chuyên gia, việc điều trị chứng tiểu buốt này sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng mức độ bệnh cụ thể của từng người. Tuy nhiên, cũng có một số những phương pháp được sử dụng khả phổ biến để trị chứng tiểu buốt này. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp đó như sau:

Sử dụng phương pháp dân gian

Sử dụng râu ngô và mã đề:

Kết hợp mã đề và râu ngô là một trong những cách chữa đi tiểu buốt tại nhà nhanh nhất và phổ biến nhất. Hai loại dược liệu này đều có tính mát, vị ngọt thanh với công dụng chính là thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu và tiêu trừ độc tố.

Nguyên liệu: 50g râu ngô và 30g mã đề khô.

Cách thực hiện:

  • Cho râu ngô và mã đề khô vào nồi, thêm nước và đun sôi. Hạ lửa nhỏ, nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Chắt nước ra cốc, đợi nguội bớt và có thể dùng thay nước uống hàng ngày.

Sử dụng bí xanh:

Bí xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất như canxi, glucid, sắt, vitamin A, B, C, E… giúp lợi tiểu từ đó giúp giảm tiểu buốt hiệu quả

Nguyên liệu: 500g bí xanh

Cách thực hiện: bí xanh gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi luộc lấy nước uống. Ngoài ra, có thể xay nhuyễn bí xanh, lọc lấy nước cốt sau đó pha thêm một chút muối để dễ uống hơn

Sử dụng rau má:

Rau má có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có cả tiểu buốt.

Nguyên liệu: 500g rau má

Cách thực hiện: rau má rửa sạch, xau nhiễu và chiết lấy nước uống. Để tăng hương vị, người dùng có thể pha nước cốt rau má với một chút đường.

Sử dụng rau mống tơi

Dùng rau mồng tơi cũng là một cách chữa đi tiểu buốt nhanh nhất và được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Không chỉ được sử dụng trong các món ăn thường ngày, loại rau này còn sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với vị ngọt, tính lạnh, nó được đánh giá cao trong số các loại rau củ quả làm mát gan ngoài ra còn hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn, giải nhiệt.

Nguyên liệu: 100g rau mồng tơi cùng 2 bát nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rau mồng tơi đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi cùng hai bát nước lọc đun đến khi sôi.
  • Có thể sử dụng nước rau mồng tơi uống thay nước hàng ngày.

Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc này với người bụng yếu, dễ đi ngoài phân lỏng

Sử dụng thuốc Đông y

Tiếp theo trong những phương pháp điều trị tiểu buốt đó là sử dụng bài thuốc Đông y. Phương pháp này với ưu điểm là an toàn khi sử dụng những vị thuốc từ thiện nhiên cũng như những bài thuốc này đi sai vào nguyên nhân gây nên do đó sẽ giúp điều trị từ gốc.

Một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc 1

Bài thuốc này trị chứng tiểu buốt do nóng trong người rất hiệu quả.

  • Các vị thuốc: 16g biển súc, 6g cam thảo cùng 10g mỗi vị bòng bong – bông mã đề.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống.

Bài thuốc 2

Bài thuốc tiếp theo có tác dụng ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn từ đó đem lại tác dụng điều trị chứng tiểu buốt do viêm nhiễm.

  • Các vị thuốc: 10g mỗi vị long đởm thảo – chi tử – mộc thông – trạch tả – xa tiền tử – hoàng cầm – đương quy – sài hồ bắc, 4g cam thảo và 12g sinh địa.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 3

Bài thuốc cuối cùng giúp trị chứng tiểu buốt do viêm bàng quang, viêm niệu đạo…

  • Các vị thuốc: 12g mỗi loại chi tử – bạch mao căn, 10g mã đề, 6g mộc thông, 16g biển súc, 8g hoạt thạch và 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc sau đó cho vào ấm sắc, mỗi ngày dùng 1 thang, nước thuốc chiết được chia thành nhiều phần dùng trong ngày.

Lưu ý, bài thuốc Đông y đem lại hiệu quả trị bệnh cao nhưng đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, mỗi liệu trình dùng thuốc kéo dài từ 1 – 3 tháng. Việc sử dụng có tác dụng nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của từng người

Sử dụng thuốc Tây y

Tiếp theo là sử dụng thuốc Tây để điều trị chứng tiểu buốt. Đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tiểu buốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những đối tượng có biểu hiện bệnh nhẹ và tình trạng viêm nhiễm chưa lan rộng. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng trong phương pháp nội khoa như:

  • Fosfomycin: Nó là một dẫn xuất của axit fotforic và có hoạt tính kháng khuẩn rộng.
  • Trimethoprim hoặc sulfamethoxazole: Chức năng kháng khuẩn. Thông thường, để phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp cả hai loại thuốc này.
  • Doxycycline, hoặc Vibramycin/Monodox: Nó là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nitrofurantoin: Được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhóm thuốc beta-lactam: Các bác sĩ thường kê đơn Amoxicillin kết hợp với Ceftriaxone, hoặc axit clavulanic để phát huy tối đa khả năng điều trị bệnh.
  • Nhóm kháng sinh quinolon: là sự kết hợp của thuốc Ciprofloxacin và Levofloxacin…
  • Nhóm kháng sinh Cyclin: Được sử dụng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp đó là sử dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được tính đến khi mà đã áp dụng tất cả những phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật thường được các bác sĩ sử dụng đó là:

  • Do viêm đường tiết niệu: Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng tia bức xạ sóng ngắn CRS để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh.
  • Do viêm tuyến tiền liệt: Sử dụng hệ thống CIS, điện trường, ZYT… giúp trị chứng tiểu buốt mà không gây cảm giác đau đớn và ít xuất hiện biến chứng hậu phẫu.
  • Do bệnh lậu: Sử dụng công nghệ phục hồi DHA để bẻ gãy và phá hủy DNA của song cầu khuẩn lậu, từ đó loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiểu buốt uống thuốc gì hiệu quả?

Biện pháp phòng ngừa và giúp tiểu buốt nhanh khỏi

Phần cuối cùng trong bài viết này cũng là phần khá quan trọng mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn là những cách phòng ngừa cũng như cách giúp tình trạng tiểu buốt nhanh khỏi. Ngoài việc bạn tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ thì các bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tránh xa các chất tẩy rửa và dung dịch vệ sinh cá nhân có thể gây kích ứng niêm mạc vùng kín.
  • Sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ khác để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ vừa cung cấp đủ nước cho cơ thể, vừa giúp làm loãng nước tiểu, đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhóm thực phẩm mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hay bất kỳ chất kích thích có hại nào khác.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, làm việc hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thực hiện tái khám theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác mức độ hồi phục trong từng giai đoạn và phát hiện sớm các vấn đề.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu buốt nên ăn gì giúp nhanh cải thiện?

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng với những thông tin này các bạn đã có được cho mình câu trả lời cho câu hỏi: “Tiểu buốt có hết không? Điều trị thế nào hiệu quả?”. Mong với những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu về chứng tiểu buốt và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Cập nhật lúc: 06/11/2023
⭐ TIN HOT: 2 năm liền 2023 và 2024, lần lượt tại Malaysia và Singapore, Vương Bảo vinh dự được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng CHẤT LƯỢNG ASEAN. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để dần đưa sản phẩm ra với khách hàng quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không hỗ trợ giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để được hoàn tiền, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để đăng ký tham và nhận tư vấn hỗ trợ từ Vương Bảo.
03-hotline-svg.png
Loading...