4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới!

Bệnh tuyến tiền liệt là những bệnh xảy ra ở tuyến tiền liệt, một tuyến có kích thước như quả hạt dẻ nằm trước trực tràng và chỉ có ở nam giới. Cùng tìm hiểu về tuyến tiền liệt và những căn bệnh xung quanh bộ phận này để có thêm những thông tin bổ ích cho việc chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của bạn.

Tuyến tiền liệt nằm ở đâu?

Tuyến tiền liệt là một tuyến gồm 2 múi, thuộc hệ thống sinh sản nam giới. Nó nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang, bao quanh ống niệu đạo. Tuyến tiền liệt thường ít được chú ý và khám kiểm tra trừ khi có dấu hiệu bất thường tại hệ thống tiết niệu.

Tuyến tiền liệt có chức năng kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh. Đồng thời nó còn có tác dụng sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường.

Bệnh tiền liệt tuyến là gì?

Bệnh tuyến tiền liệt là những bệnh xảy ra ở tuyến tiền liệt. Bao gồm:

Trong đó, phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt là những bệnh tuyến tiền liệt phổ biến nhất. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các bệnh này ở phần sau của bài viết.

Theo thống kê, khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi trở lên có các vấn đề về tuyến tiền liệt và tỉ lệ này tăng lên 50% ở tuổi 70.

Dấu hiệu bệnh tuyến tiền liệt

Trong giai đoạn sớm, bệnh tuyến tiền liệt thường không có hoặc có rất ít các triệu chứng và người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu này. Cho tới khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và từng cá nhân mà sẽ có một số triệu chứng thường thấy sau đây:

  • Khó tiểu (cảm giác khó khăn, căng thẳng khi bắt đầu tiểu tiện);
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm (tần suất đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày);
  • Tiểu không hết (cảm giác như bàng quang không thể được làm trống hoàn toàn);
  • Tiểu đau;
  • Tiểu ra máu hoặc máu đến từ niệu đạo, độc lập với việc tiểu tiện;
  • Tiểu nhỏ giọt, tia nước tiểu yếu;
  • Tiểu ngắt quãng;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Thường xuyên bị đau hoặc cứng ở lưng dưới, hông, vùng chậu, trực tràng hoặc đùi trên;
  • Xuất tinh đau hoặc xuất tinh ra máu;
  • .v.v.
Khi bệnh tuyến tiền liệt tiến triển, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh và từng cá nhân mà sẽ có một số triệu chứng nhất định (Ảnh minh họa)

4 căn bệnh tuyến tiền liệt nên biết

Phì đại tuyến tiền liệt

Hay còn có tên gọi khác là u xơ tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tuyến tiền liệt. Đây là hiện tượng tuyến tiền liệt tăng trưởng về kích thước khi nam giới già đi.

Lúc bé trai ra đời, tuyến tiền liệt nặng khoảng một vài gam. Đến tuổi dậy thì, do tác động của nội tiết tố androgen, nó trở nên to hơn và ngừng phát triển ở tuổi 20, lúc này tuyến có kích thước to như quả hạt dẻ. Đến khi lớn tuổi (50 – 60 tuổi), tuyến tiền liệt lại bắt đầu to dần và ở một số người, tuyến phát triển chèn ép vào niệu đạo, gây ra hiện tượng tiểu khó, đau mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần… Đây chính là những triệu chứng xuất hiện khi tuyến tiền liệt có bệnh.

Bệnh có nguy hiểm không?

Phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh lành tính phổ biến ở nam giới lớn tuổi, nó không phải là ung thư và không phát triển thành ung thư. Nhưng căn bệnh này có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bởi khi tuyến tiền liệt phì đại, nó sẽ chèn ép vào niệu đạo, gây ra hẹp niệu đạo, tăng áp lực lên nền bàng quang, dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu và có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Bí tiểu cấp tính (là tình trạng bệnh nhân hoàn toàn không thể tiểu tiện mặc dù bàng quang đã đầy. Hiện tượng này cần cấp cứu khẩn cấp nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng);
  • Tiểu không tự chủ (là tình trạng người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi);
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Rối loạn cương dương;
  • Tổn thương bàng quang: sỏi bàng quang, bàng quang giảm khả năng lưu trữ nước tiểu, nhiễm trùng bàng quang;
  • Suy thận;
  • .v.v.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Có một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt, gồm:

  • Tuổi già. Nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liền tăng dần theo tuổi, bắt đầu ở độ tuổi 40.
  • Giới tính. Phì đại tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới.
  • Mắc hội chứng chuyển hóa;
  • Béo phì;
  • Rối loạn lipid;
  • Chế độ ăn nhiều chất béo và thịt đỏ;
  • Lịch sử gia đình. Nếu anh em máu mủ của bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bạn cũng có khả năng phát triển căn bệnh này.
  • .v.v.

Bạn càng có nhiều yếu tố rủi ro, khả năng mắc phì đại tuyến tiền liệt càng cao.

Viêm tuyến tiền liệt

Là một bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt, xảy ra do vi khuẩn. Có 3 loại viêm tuyến tiền liệt, là: viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn.

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường khởi phát đột ngột do nhiễm vi khuẩn, với các triệu chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là bệnh nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong thời gian dài;
  • Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn còn gọi là hội chứng đau vùng chậu mãn tính. Đây cũng là một vấn đề phổ biến ở tuyến tiền liệt.
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường do các chủng vi khuẩn thông thường gây ra (Ảnh minh họa)

Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể đe dọa tới tính mạng. Bởi nếu để lâu, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây mất ý thức, huyết áp thấp và dẫn tới tử vong.

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính và hội chứng đau vùng chậu mãn tính không phải là tình trạng có thể đe dọa tới tính mạng ngay, nhưng nếu không điều trị, bệnh cũng có thể gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bệnh nhân. Chẳng hạn như:

  • Đau bàng quang;
  • Áp xe tuyến tiền liệt;
  • Xuất tinh đau;
  • Viêm mào tinh hoàn;
  • Vô sinh hoặc tinh dịch bất thường;
  • .v.v.

Ngoài ra, không có bằng chứng trực tiếp cho thấy viêm tuyến tiền liệt có thể tiến triển thành ung thư tuyến tiền liệt.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Nam giới ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm tuyến tiền liệt. Nhưng bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới dưới 50 tuổi.

Ngoài ra, có một số yếu tố rủi ro cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này, như:

  • Bị nhiễm trùng bàng quang;
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt;
  • Bị bệnh lậu, chlamydia hoặc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;
  • Quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tác;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Ăn nhiều thức ăn cay, nhiều gia vị;
  • Chấn thương xương chậu (do đạp xe, nâng tạ, v.v.)
  • .v.v.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Thông thường ung thư tuyến tiền liệt tiển triển chậm và ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt chưa được các nhà khoa học xác định một cách chính xác. Nhưng theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh ung thư tuyến tiền liệt là sự kết hợp của một số yếu tố sau:

  • Tiền sử bệnh lý trong gia đình đã từng có người mắc bệnh.
  • Hormone nam không ổn định.
  • Chế độ ăn uống và môi trường sinh hoạt
  • .v.v.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới (Ảnh minh họa)

Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, biểu hiện nhất định và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân làm xét nghiệm chỉ số PSA.

Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư tiền liệt tuyến có thể gây ra các triệu chứng khi bệnh nhân tiểu tiện. Ví dụ như khó tiểu, tiểu nhắt, đau và có thể xuất hiện tiểu ra máu. Nếu xảy ra trường hợp tiểu khó hoặc niệu đạo bị tắc nghẽn hoàn toàn có thể ung thư đã lan đến bàng quang và niệu quản.

Giai đoạn cuối, ung thư tiền liệt tuyến di căn xương có thể gây đau xương và nứt gãy xương. Nếu đã di căn ra các hạch bạch huyết, nó có thể gây khó chịu và sưng phù ở chân.

Bệnh có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm khi nó chưa di căn thì cơ hội điều trị thành công cao sẽ rất cao, gần như 100%. Sau khi được chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ sống sót trên 10 năm là 91% và 15 năm là 76%.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

  • Độ tuổi. Đa số các trường hợp bị bệnh từ 50 trở lên và tuổi càng cao, nguy cơ mắc càng nhiều;
  • Tiền sử gia đình. Trong gia đình nếu có thành viên bị mắc ung thư tuyến tiền liệt thì bạn sẽ có khả năng bị mắc bệnh cao hơn những người khác;
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn có hàm lượng chất béo cao và hiện tượng béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt;
  • Lượng testosterone cao. Testosterone hay hormone nam giới không gây ra ung thư tiền liệt tuyến nhưng được cho là góp phần vào nguy cơ gây bệnh.

U nang tuyến tiền liệt

U nang tuyến tiền liệt là một khối chứa chất dịch hoặc chất rắn, dạng như bã đậu. Nó phát triển bất thường ở tuyến tiền liệt do sự tích tụ dịch. U nang tuyến tiền liệt là bệnh không phổ biến và thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân có triệu chứng và nó phụ thuộc vào kích thước của khối u.

U nang tuyến tiền liệt gồm có: U nang bẩm sinh, u nang không bẩm sinh, u nang do viêm và u nang do kí sinh trùng.

Hình ảnh chụp cắt lớp chụp cắt lớp cho thấy tổn thương nốt nhỏ mật độ thấp ở cổ bàng quang, đại diện cho u nang tuyến tiền liệt có vị trí trước (mũi tên) (Ảnh minh họa)

Bệnh có nguy hiểm không?

U nang tuyến tiền liệt thường là bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Gây tiểu ra mủ, dịch nhầy, đau nhức niệu đạo, trực tràng;
  • Gây rối loạn chức năng tiểu tiện;
  • Gây căng tức hậu môn làm ảnh hưởng đến việc bài tiết nước tiểu;
  • .v.v.

Chẩn đoán bệnh tuyến tiền liệt

Bệnh tuyến tiền liệt được chẩn đoán bằng nhiều xét nghiệm khác nhau, như:

  • Khám thực thể;
  • Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (xét nghiệm PSA);
  • Xét nghiệm nước tiểu giữa dòng (MSU) để kiểm tra nhiễm trùng hoặc máu trong nước tiểu;
  • Siêu âm;
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt;
  • .v.v.

Tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ mà bạn sẽ được đề nghị làm những xét nghiệm kiểm tra cần thiết.

Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng (Ảnh minh họa)

Điều trị bệnh tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị với nhiều phương pháp khác nhau, như:

  • Chờ đợi thận trọng. Nếu các triệu chứng của bạn nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn một số thay đổi trong thói quen tiểu tiện, ăn uống, lối sống để khắc phục tình trạng bệnh; đồng thời cho bạn biết những thời điểm cần tái khám.
  • Thuốc. Đây là các loại thuốc giúp giãn cơ của tuyến tiền liệt và cổ bàng quang hoặc có khả năng làm giảm sự tiến triển của tuyến, từ đó làm giảm các triệu chứng và kích thước của tuyến tiền liệt.
  • Sử dụng Vương Bảo để hỗ trợ điều trị bệnh. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính: 1) giúp giảm kích thước u phì đại tiền liệt tuyến và 2) cải thiện các rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu không hết, tiểu khó, tiểu nhiều lần… Song song với đó, sản phẩm cũng đã được Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương nghiên cứu lâm sàng về 2 tác dụng trên và cho kết quả rất khả quan. Bạn có thể xem thêm nghiên cứu TẠI ĐÂY.
  • Các thủ tục xâm lấn tối thiểu. Như: đặt ống thông, trị liệu bằng hơi nước, nút mạch tuyến tiền liệt, liệu pháp vi sóng,…
  • Phẫu thuật. Được chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị với nhiều phương pháp khác nhau (Ảnh minh họa)

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, nó có thể tái phát trở lại.

Để điều trị viêm tuyến tiền liệt, cần dựa vào loại viêm mà bạn mắc phải. Thông thường việc điều trị sẽ gồm:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị viêm tuyến tiền liệt do nhiễm vi khuẩn;
  • Tắm nước ấm hoặc ngồi vào chậu nước ấm;
  • Liệu pháp nhiệt từ chai nước ấm hoặc miếng sưởi;
  • Tập Kegel;
  • Châm cứu;
  • Phản hồi sinh học
  • .v.v.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị được với tỉ lệ sống sót cao. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, độ tuổi bệnh nhân cũng như tình trạng sức khỏe chung của người đó.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Giám sát tích cực. Nếu ung thư đang ở giai đoạn đầu, việc điều trị có thể không cần thiết mà bác sĩ sẽ đề nghị giám sát tích cực.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc. Là phương pháp điều trị được lựa chọn để tránh sự di căn của ung thư tới các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng phương pháp này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới sau này nên cần cân nhắc và nghe theo lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật.
  • Xạ trị;
  • Liệu pháp hormone;
  • .v.v.
Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa)

U nang tuyến tiền liệt

Tại thời điểm hiện tại, để điều trị u nang tuyến tiền liệt thường là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ qua niệu đạo;
  • Phẫu thuật nội soi;
  • Chọc hút bằng siêu âm;
  • Phẫu thuật mở;
  • .v.v.

Phòng tránh bệnh tuyến tiền liệt

Chúng ta không thể tránh hoàn toàn 100% nguy cơ mắc các bệnh tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh này bằng cách lựa chọn một lối sống lành mạnh. Bao gồm:

Chọn chế độ ăn uống lành mạnh

  • Ăn ít calo để duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Hạn chế các loại chất béo có hại và tăng cường các chất béo tốt;
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu lycopene như cà chua nấu chín, dầu ô liu, rau họ cải,…
  • Tránh hút thuốc và uống rượu điều độ;

Duy trì cân nặng hợp lý

Đàn ông béo phì (chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên) có nguy cơ mắc các bệnh tuyến tiền liệt cao. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân thì hãy tìm cách giảm cân an toàn để có cân nặng hợp lý.

Nếu bạn đang có một trọng lượng khỏe mạnh, hãy duy trì nó bằng cách tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh.

Thể dục thể thao là một trong những cách giảm cân an toàn (Ảnh minh họa)

Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tuyến tiền liệt nói riêng. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một phương pháp an toàn giúp bạn giảm cân nếu bạn đang bị béo phì.

Vì thế, hãy lựa chọn một bộ môn yêu thích và luyện tập nó hằng ngày. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày là bạn đã có thể được hưởng các lợi ích từ việc tập thể dục rồi.

Giữ tinh thần lạc quan

Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất của bạn. Vậy nên hãy tìm cách giảm căng thẳng để có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc hơn.

Khám sức khỏe định kì

Nếu bạn đã bước vào tuổi trung niên và trong gia đình có người bị các bệnh về tuyến tiền liệt, bạn nên định kì kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời xử lý.

Tổng kết

Có 3 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp là: Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. U nang tuyến tiền liệt thường ít phổ biến hơn các căn bệnh còn lại.

Tuy nhiên, dù là căn bệnh nào bạn cũng cần có mối quan tâm đúng mức đến nó, bởi chúng đều có thể gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.

Nếu thấy có những bất thường ở tuyến, bạn nên chủ động đi khám sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

 
Cập nhật lúc: 12/12/2023
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được Diễn đạt các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
  • vu the binh đã bình luận

    28/11/2018 10:11

    Tôi bị đau từ thắt lưng xuống dưới, đi tiểu nhiều. Vậy tôi bị sao, tư vấn giúp tôi nhé.
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      28/11/2018 12:29

      Chào anh Bình, Đau thắt lưng kèm theo tiểu nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý hệ thận tiết niệu như ...[Xem thêm]
  • Nguyễn Văn Bắc đã bình luận

    08/10/2018 09:07

    Em năm nay mới 20 tuổi, khi đi tiểu em có cảm giác rất buốt và đau phần bụng dưới. Em nên làm gì ạ??
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      08/10/2018 11:19

      Chào anh Bắc, Tiểu đau buốt rát có thể gặp trong viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu... Anh nên sắp xếp đi khám để nắm rõ nguyên nhân ...[Xem thêm]
  • Đăng Lân đã bình luận

    07/05/2018 12:43

    Thưa bác sỹ Ba tôi năm nay 97 t bị phì đại tuyến tiền liệt, do tuổi cao nên ko mổ được. Nên điều trị như thế nào bác sĩ?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      21/08/2018 10:37

      Chào anh Đăng Lân, Trong trường hợp của bác để tránh phẫu thuật gây các biến chứng không mong muốn, anh khuyên bác dùng sớm viên uống Vương Bảo có ...[Xem thêm]
  • Vũ xuân Thể đã bình luận

    03/04/2018 16:01

    Tôi bị nốt vôi hóa 5mm ở tuyến tiền liệt. Vậy tôi phải làm gì?
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      21/08/2018 15:17

      Chào chú Thể! Vôi hóa tuyến tiền liệt là hiện tượng tích tụ hoặc lắng đọng canxi trong tuyến tiền liệt. Vôi hóa tuyến tiền liệt nếu không có bất cứ ...[Xem thêm]
  • Tran Dinh Tho đã bình luận

    05/03/2018 09:57

    Chào ad, Mình 26t. Mình mới khám sk thì phát hiện có nốt vôi hoa tuyến tiền liệt d=6mm. Nốt vôi hóa này có ảnh hưởng gì không ad
    • Chuyên viên tư vấn đã bình luận

      22/08/2018 16:45

      Chào anh Tho, Vôi hóa tuyến tiền liệt là hiện tượng tích tụ hoặc lắng đọng canxi trong tuyến tiền liệt (TTL). Vôi hóa TTL nếu không có bất cứ biểu ...[Xem thêm]
  • Loading...