Bí tiểu là tình trạng một người không thể làm trống hoàn toàn bàng quang của mình hoặc không thể đi tiểu được. Bí tiểu có thể kéo dài (mạn tính) hoặc có thể xảy ra đột ngột (cấp tính). Bài viết dưới đây chúng ta cùng phân biệt hai loại này.
Mục lục
Bí tiểu là gì?
Bí tiểu là tình trạng bạn không thể đẩy hoàn toàn nước tiểu ra khỏi bàng quang, ngay cả khi nó đầy và bạn cảm thấy bạn cần phải đi tiểu. Có hai hình thức bí tiểu là cấp tính và mạn tính (mãn tính).
Bí tiểu ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, đặc biệt nam giới lớn tuổi. Tỷ lệ nam giới mắc bí tiểu ở tuổi 80 là khoảng 30%.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bí tiểu (khó tiểu) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Phân biệt bí tiểu cấp và mạn
Triệu chứng
Bí tiểu cấp. Chứng bí tiểu cấp xảy ra đột ngột. Bạn cảm thấy bàng quang đã đầy và cần phải đi tiểu, nhưng bạn không thể đi được. Điều này gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới. Một số người bị bí tiểu cấp tính cũng có những triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh.
Bí tiểu mạn. Bí tiểu mạn tính phát triển theo thời gian. Những người bị bí tiểu mạn có thể đi tiểu nhưng không thể làm trống bàng quang. Nhiều người bị bí tiểu mạn tính không biết họ có tình trạng này vì họ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Các triệu chứng của bí tiểu mạn tính thường bao gồm:
- Khó tiểu, có thể liên tục hoặc lẻ tẻ
- Dòng nước tiểu yếu
- Đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn
- Tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày
- Tiểu không tự chủ
- .v.v.

Nguyên nhân
Bí tiểu cấp và mạn có những nguyên nhân giống nhau. Gồm:
Do sự cản trở. Bất cứ điều gì ngăn chặn dòng nước tiểu từ bàng quang đều có thể gây ra bí tiểu cấp tính hoặc mãn tính.
Sự tắc nghẽn đột ngột, toàn phần sẽ gây ra bí tiểu cấp tính. Sự tắc nghẽn chậm chạp, tiến triển, tắc nghẽn một phần sẽ gây ra bí tiểu mạn tính. Nguyên nhân gây tắc nghẽn phổ biến ở cả phụ nữ và nam giới bao gồm:
- Sỏi đường tiết niệu
- Hẹp niệu đạo
- Khối u ở xương chậu hoặc ruột
- Táo bón nặng
- Cục máu đông do chảy máu trong bàng quang
- Vật lạ chèn vào niệu đạo
- Phì đại tuyến tiền liệt (chỉ ở nam giới).

Thuốc. Một số loại thuốc có thể khiến bàng quang của bạn giảm khả năng ép nước tiểu ra ngoài hoặc làm co thắt cơ vòng bên trong bàng quang.
Các loại thuốc đó là: thuốc kháng histamine, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc điều trị tiểu không tự chủ, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), một số thuốc chống loạn thần, một số loại thuốc trầm cảm thế hệ cũ,…
Nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng và viêm cũng có thể gây ra bí tiểu.
- Ở nam giới. Có thể là do viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt,…
- Ở phụ nữ. Có thể là viêm âm hộ cấp tính, lichen phẳng âm đạo và xơ cứng lichen, pemphigus âm đạo,…
- Ở cả hai giới. Có thể là viêm bàng quang, nhiễm virus herpes simplex, varicella-zoster, áp xe quanh niệu đạo,…
Có vấn đề về thần kinh. Để chúng ta có thể đi tiểu, các tín hiệu sẽ được phát ra từ não rồi đi qua tủy sống, các dây thần kinh xung quanh để đến bàng quang và cơ thắt, sau đó phản hồi trở lại. Nếu một hoặc nhiều tín hiệu thần kinh này không hoạt động, nó có thể gây bí tiểu.
Một số nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề về thần kinh trong bàng quang là: đột quỵ, chấn thương não hoặc tủy sống, sinh con, tiểu đường dài hạn, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson,…
Tác dụng phụ sau phẫu thuật. Thông thường sau khi phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật thay khớp hoặc phẫu thuật cột sống, bạn có thể bị bí tiểu tạm thời.

Cách xử trí bệnh
☛ Cách xử trí bí tiểu cấp:
Bí tiểu cấp tính tính sẽ không có bất kỳ một loại thuốc đặc hiệu nào mà người bệnh cần tới các trung tâm y tế để bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu bàng quang. Đây là thủ thuật đặt một ống thông vào bàng quang để thoát nước tiểu ra ngoài, giúp giảm đau đớn và ngăn ngừa tổn thương. Ống thông thường được đưa qua niệu đạo để vào bàng quang, nhưng nếu niệu đạo bị tắc nghẽn, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê sau đó đưa ống thông qua bụng dưới, ngay phía trên xương mu để ống trực tiếp vào bàng quang.
☛ Cách xử trí bí tiểu mạn tính: Với các trường hợp bí tiểu mạn tính thường được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc
- Đặt ống thông
- Thay đổi thuốc
- Nong giãn niệu đạo
- Sửa đổi hành vi
- Phẫu thuật điều trị bệnh tuyến tiền liệt, phẫu thuật sa sinh dục, sa bàng quang,…
- .v.v.

Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp.
– Thuốc. Có một số loại thuốc điều trị bí tiểu mạn mà bác sĩ có thể kê toa là:
- Thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang
- Thuốc ức chế 5-alpha giúp ngăn chặn sự phát triển của tuyến tiền liệt, từ đó cải thiện dòng nước tiểu
- Thuốc chẹn alpha điều trị các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt bằng cách thư giãn các cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp đi tiểu dễ dàng hơn
- .v.v.
– Đặt ống thông. Việc đặt ống thông giúp giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tránh đặt ống thông trong một thời gian dài để tránh các biến chứng.
–Thay đổi thuốc. Nếu bác sĩ nghĩ rằng một loại thuốc nào đó bạn đang sử dụng là nguyên nhân gây ra bí tiểu, bác sĩ có thể sẽ đổi sang loại thuốc khác hoặc giảm liều.
– Nong giãn niệu đạo. Được sử dụng để điều trị hẹp niệu đạo. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này bằng cách chèn các ống hoặc bơm một quả bóng nhỏ vào cuối ông thông bên trong niệu đạo. Điều này giúp niêu đạo mở ra và khiến việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn.
– Sửa đổi hành vi. Để hạn chế tình trạng bí tiểu mạn, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong hành vi để học cách kiểu soát bàng quang. Như:
- Quản lý lượng chất lỏng bạn tiêu thụ trong ngày
- Tập các bài tập sàn chậu
- Sử dụng các bài tập và kỹ thuật đào tạo bàng quang.
– Phẫu thuật. Nếu thuốc và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật có thể được chỉ định. Một số phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện là:
- Các thủ tục xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua niệu;
- Cắt bỏ tuyến tiền liệt tuyến tiền liệt (TURP) để loại bỏ mô tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn niệu đạo
- Cắt niệu đạo để mở niệu đạo
- Phẫu thuật nâng bàng quang hoặc trực tràng vào vị trí bình thường
- .v.v.
Các thủ tục phẫu thuật tùy thuộc vào nguyên nhân gây bí tiểu.
☛ Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị bí tiểu

Đối tượng mắc bệnh
Bí tiểu cấp tính. Phổ biến ở những người đàn ông lớn tuổi, vì nguy cơ bị bí tiểu cấp tính tăng theo tuổi. Trong khoảng thời gian 5 năm, 1/10 đàn ông trên 70 tuổi và 1/3 đàn ông tuổi 80 sẽ bị bí tiểu cấp tính.
Bí tiểu cấp tính ít phổ biến hơn ở phụ nữ. Mỗi năm, sẽ có khoảng 3 trong 100.000 phụ nữ bị bí tiểu cấp tính. Chứng bí tiểu cấp tính ở trẻ em rất hiếm.
Bí tiểu mạn tính. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về tính phổ biến của bí tiểu mạn. Tuy nhiên, họ biết rằng chứng bí tiểu mạn ảnh hưởng đến nam giới lớn tuổi nhiều hơn là nam giới trẻ.
Ngoài ra, những người đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt cũng có khả năng mắc bí tiểu cao hơn những người khác.
Loại bí tiểu nào nguy hiểm hơn?
Chứng bí tiểu cấp xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Nhưng nó có thể gây đau đớn dữ dội và đe dọa tới tính mạng.
Bí tiểu mạn tính tiến triển theo thời gian và không đe dọa ngay tới tính mạng. Nhưng, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như:
- Sỏi bàng quang
- Teo các cơ bức niệu
- Tắc nghẽn và tổn thương thận mãn tính (nếu nước tiểu chảy ngược vào thận có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn, giảm chức năng thận và gây ra bệnh thận mãn tính)
- Phì đại cơ detrusor (là cơ giúp bàng quang co bóp khi đi tiểu)
- Hình thành các túi thừa (diverticula) trong bàng quang
- Tiểu không tự chủ
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) (khi nước tiểu đọng lại trong bàng quang, vi khuẩn có thể phát triển và gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu)
Chính vì những biến chứng này mà cả bí tiểu cấp và mạn đều là những tình trạng y tế nguy hiểm. Nên và cần được xử trí.

☛ Tham khảo thêm tại: Bí tiểu có nguy hiểm không?
Nên làm gì?
Bạn nên lập tức cấp cứu nếu bạn hoàn toàn không thể đi tiểu hoặc bị đau ở vùng bụng dưới, đường tiết niệu.
Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám nếu thấy mình có các triệu chứng tiết niệu bất thường.
Cả bí tiểu cấp tính và mạn tính đều dễ chẩn đoán và có thể điều trị được. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về lịch sử y tế của bản thân và tiến hành kiểm tra bộ phận sinh dục, trực trang của bạn. Sau đó, bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra, như:
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu hoặc máu
- Nội soi bàng quang
- X-quang và CT scan
- Xét nghiệm Urodynamic
- Đo điện cơ EMG
Ngăn ngừa bí tiểu cấp và mạn
Bạn không thể ngừa hoàn toàn chứng bí tiểu, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bí tiểu cấp và mạn.
Hình thành thói quen đi vệ sinh tốt
Nhiều người có thói quen nhịn tiểu vì không phải lúc nào họ cũng có thể đi vệ sinh ngay. Tuy nhiên, việc thường xuyên nhịn tiểu có thể làm thoái hóa cơ bàng quang và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn đến bí tiểu.
Vì thế, hãy đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy có nhu cầu.

Chú ý tới tần suất đi tiểu
Hãy chú ý dến tần suất đi tiểu của bản thân và nhận biết bất kì thay đổi nào liên quan đến thói quen đi tiểu của bạn. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của bí tiểu, bạn nên đi khám sớm.
Dùng thuốc theo quy định
Nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt (chẳng hạn u xơ tuyến tiền liệt) nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng khiến đường tiết niệu tắc nghẽn, dẫn tới bí tiểu.
Tập các bài tập cơ sàn chậu
Các bài tập sàn chậu còn được gọi là bài tập Kegel. Đây là các bài tập giúp cho cơ sàn chậu khỏe hơn và cải thiện chức năng của bàng quang, ruột.
Cả nam giới và phụ nữ đều có thể hưởng lợi từ các bài tập cơ sàn chậu.
Thực hiện sửa đổi chế độ ăn uống và lối sống
Bạn có thể ngăn ngừa chứng bí tiểu do táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Để ngăn ngừa táo bón, hãy bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn, uống nhiều nước và các chất lỏng khác, hoạt động thể chất thường xuyên,…
☛ Tham khảo thêm tại: Bị bí tiểu nên ăn gì và uống gì?
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về bí tiểu cấp và mạn. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp hoặc đang gặp vấn đề với việc đi tiểu, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới số tổng đài miễn phí 1800 1258 để được giải đáp thêm.