Đi tiểu khó kiểm soát - Những điều bạn cần quan tâm

Đi tiểu khó kiểm soát là một trong những tình trạng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp rất nhiều phiền toái ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng đi tiểu không kiểm soát là gì? Và đâu là những vấn đề mà bạn cần quan tâm đối với tình trạng tiểu khó kiểm soát này. Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Đi tiểu khó kiểm soát là gì?

Đi tiểu khó kiểm soát (hay tiểu không tự chủ) là tình trạng bị rò ri nước tiểu một cách khó kiểm soát, khi mà cảm giác buồn tiểu diễn ra đột ngột, liên tục đến mức không kiểm soát được. Lượng nước tiểu rỏ rỉ có thể mỗi lần chỉ vài giọt cho đến khi bàng quang hết nước tiểu. Tình trạng đi tiểu khó kiểm soát này không phải là một bệnh lý mà đây thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể đang mắc một bệnh lý nào đó.

Tiểu són gây ra nhiều khó chịu, khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới, phần lớn là do các yếu tố sức khỏe như mang thai, sinh con và mãn kinh. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng tăng dần theo độ tuổi.

☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu són là gì? Cách điều trị tiểu són tận gốc

Triệu chứng khi bị đi tiểu khó kiểm soát

Trong trường hợp nhẹ, một lượng nhỏ nước tiểu có thể chảy ra khi ho, hắt hơi hoặc trên đường đi vệ sinh. Với bệnh từ trung bình đến nặng, tình trạng rò rỉ nước tiểu diễn ra hàng ngày khiến người bệnh phải mặc bỉm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Cảm giác muốn đi tiểu có thể xảy ra đột ngột và khiến mọi người cảm thấy như họ cần phải chạy ngay vào nhà vệ sinh, đôi khi không có thời gian để phản ứng.
  • Không kiểm soát được lượng nước tiểu.
  • Tiểu đêm
  • Rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, đi bộ, nâng vật nặng hoặc tập thể dục.
  • Cần đi tiểu thường xuyên, cả ngày lẫn đêm.
  • Khó tiểu.
  • Dòng nước tiểu yếu.
  • Cảm giác bàng quang luôn đầy, ngay cả sau khi đi tiểu.
  • Căng tức vùng bụng dưới.

Nguyên nhân gây ra tiểu khó kiểm soát

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tiểu khó kiểm soát, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Do yếu tố tuổi tác

Khi lớn tuổi, những thay đổi về thể chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu trữ và bài tiết nước tiểu, đặc biệt là khi các cơ ở niệu đạo và bàng quang dần yếu đi. Ngoài ra, một số vấn đề y tế liên quan đến tuổi tác cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu khó kiểm soát.

Do chế độ ăn uống

Tình trạng tiểu khó kiểm soát xuất hiện có thể do chế độ ăn không khoa học, hay ăn các đồ uống, thực phẩm gây kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, trà, đồ uống có gas
  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất nào ngọt nhân tạo
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng
  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa axit cụ thể là các lại trái cây họ cam quýt

Do béo phì hoặc lười tập thể dục

Đối với những người không thường xuyên tập thể dục sẽ có nguy cơ tăng trọng lượng cơ thể, gây áp lực lên bàng quang nhiều hơn và khó giữ nước tiểu trong thời gian dài.

Do đang trong thai kỳ

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi làm chèn ép lên bàng quang cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu khó kiểm soát có thể xảy ra ở chị em.

Do vấn đề ở tuyến tiền liệt

Nếu một người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt, nó có thể chặn đường niệu đạo, khiến bàng quang phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết nước tiểu. Theo thời gian, thành bàng quang dày lên và yếu đi, khiến cho việc tống xuất nước tiểu ra ngoài trở nên khó khăn hơn và khó kiểm soát hơn. Hơn nữa, một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị, có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và dẫn đến tiểu khó kiểm soát.

☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới!

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng ở một phần của đường tiết niệu cũng có thể kích thích bàng quang và gây ra chứng tiểu khó kiểm soát.

Bệnh lý liên quan đến bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang và viêm bàng quang kẽ,… cũng có thể gây tiểu không tự chủ.

Do một số bệnh lý khác

Tình trạng tiểu khó kiểm soát xuất hiện phổ biến nhất là do bệnh đa xơ cứng có thể gây tổn thương các dây thần kinh có chức năng truyền tín hiệu đến bàng quang. Hơn nữa, nhiều bệnh khác như tiểu đường, bệnh Alzheimer, đột quỵ và Parkinson cũng gây ra tình trạng tiểu khó kiểm soát.

Do phẫu thuật

Một số thủ thuật phẫu thuật ở ruột, tuyến tiền liệt hoặc lưng dưới có khả năng gây ra các vấn đề về tiểu khó kiểm soát. Điều này chủ yếu là do tổn thương thần kinh trong đường tiết niệu xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

Đi tiểu khó kiểm soát có nguy hiểm không?

Trên thực tế, chứng tiểu không tự chủ này không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy nhiên, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý và cuộc sống hàng ngày đối với người mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Tự ti trong cuộc sống, công việc: Tình trạng tiểu khó kiểm soát khiến người bệnh lúc nào cũng chỉ muốn ở gần nhà vệ sinh chứ không muốn đi đâu nên thường từ chối mọi lời mời đi chơi của bạn bè, người thân. Sự tự ti và sợ hãi này sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng trở nên “nghèo nàn” hơn. Bên cạnh đó, chứng tiểu khó kiểm soát cũng khiến họ lo lắng về bệnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả làm việc.
  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Các triệu chứng của tình trạng tiểu khó kiểm làm cho người mắc cảm thấy bất tiện trong vấn đề sinh hoạt tình dục. Họ lo lắng trong lúc giao hợp sẽ khiến nước tiểu chảy ra. Điều này khiến nhiều người thậm chí không muốn quan hệ từ đó là ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Căng thẳng và lo lắng về căn bệnh này có thể khiến người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
  • Gây nhiễm trùng đường tiểu: Nếu tình trạng tiểu khó kiểm soát không được điều trị và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng tiểu khó kiểm soát thì các bác sĩ sẽ thực hiện các giai đoạn như sau: đầu tiên là hỏi về tiền sử bênh, sau đó là khám lâm sàng và là thêm một vài xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như sau:

Hỏi tiền sử bệnh: Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả cẩn thận các triệu chứng của họ. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ghi lại thời gian đi tiểu vào nhật ký trong vài ngày để đánh giá tình trạng của họ.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám vùng bụng, sức khỏe tâm thần, khả năng đi lại, trực tràng; tuyến tiền liệt (nam) và khám phụ khoa, vùng chậu; trực tràng (nữ) để chẩn đoán chính xác vấn đề và phân loại chính xác hơn.

Ngoài ra, một số kỹ thuật sau đây có thể được sử dụng:

  • Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này kiểm tra mẫu nước tiểu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các bất thường khác.
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư lại sau khi đi tiểu: Với kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một vật chứa. Sau đó, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sẽ được kiểm tra bằng ống thông hoặc siêu âm. Nếu kết quả cho thấy một lượng lớn nước tiểu còn sót lại, điều đó có nghĩa là có vấn đề với các dây thần kinh của bàng quang hoặc đường tiết niệu bị tắc nghẽn.
  • Siêu âm vùng chậu: Phương pháp này giúp kiểm tra xem có bất thường nào ở hệ thống tiết niệu, sinh dục hay không.
  • Chụp bàng quang: Bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang bằng ống thông vào niệu đạo và bàng quang để chụp ảnh. Những bức ảnh này, được chụp bằng chất cản quang trong bàng quang, sẽ giúp bác sĩ xác định bất kỳ sự bất thường nào.

Phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát

Để cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát một cách hiệu quả các bạn có thể tham khảo một vài phương pháp như sau:

Thay đổi thói quen ăn, uống

Đây là giải pháp cơ bản đầu tiên cần thực hiện khi gặp tình trạng tiểu không khó kiểm soát. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích:

  • Chế độ ăn uống: Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn nhu cầu đi vệ sinh. Cụ thể, nam giới nên tránh uống nhiều nước hoặc đồ uống khác cùng một lúc, thay vào đó nên uống thường xuyên trong ngày.
  • Thực hiện các thói quen có lợi cho bàng quang bao gồm: Chủ động đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nhịn tiểu, hạn chế đồ uống có cồn, caffein để tránh kích thích bàng quang…

Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu

Một thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp cơ thể duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên bàng quang. Trong đó, các bài tập tác động đến vùng cơ sàn chậu thường được các bác sĩ khuyến khích thực hiện vì mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ, xương và hệ tiết niệu.

Tùy vào tình trạng bệnh nhân và yếu tố cơ địa sẽ được chỉ định bài tập phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thảo dược

Để điều trị tình trạng tiểu khó kiểm soát các bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau đậy:

Bài thuốc 1: Sử dụng đảng sâm 15g, hoàng kỳ 20g, bạch truật 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g. trần bì 9g, đương quy 9g, ích trí nhân 10g, khiếm thực 10g. Mỗi ngày bạn sắc 1 thang và chia làm 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Sử dụng long nhãn nhục 15g, toan táo nhân 12g, khiếm thực 10g. Bạn sử dụng sắc uống hàng ngày.

Ngoài ra các bạn có thể sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên điển hình đó là Vương Bảo. Đây là là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.

Với thành phần chính là cao Náng hoa trắng cùng cao Ngải nhật, bổ sung thêm 6 thành phần dược liệu, gồm rau tàu bay, hải trung kim, sài hồ nam, đơn kim, ngũ sắc, lá cây hoa ban. Vương Bảo mang lại hiệu quả vượt trội trong việc:

  • Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến
  • Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
  • Giúp hỗ trợ chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến

Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, tìm hiểu TẠI ĐÂY

Để đặt mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty BẤM VÀO ĐÂY

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc kháng cholinergic, chẳng hạn như Oxybutynin (Ditropan), có thể giúp giảm căng cơ bàng quang và cuối cùng là cải thiện tình trạng tiểu khó kiểm soát.
  • Thuốc chẹn alpha, chẳng hạn như Tamsulosin (Flomax), thường được dùng cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, để giảm bớt các vấn đề về tiết niệu như tiểu gấp hoặc tiểu khó kiểm soát.
  • Mirabegron, còn được gọi là Myrbetriq, giúp làm dịu các cơ bàng quang dẫn đến tăng khả năng giữ và cho phép bàng quang rỗng hoàn toàn.
  • Tiêm botox thường được sử dụng để giúp thư giãn cơ bàng quang, cho phép kiểm soát việc đi tiểu tốt hơn.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Trường hợp nặng mà các phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp ngoại khoa như:

  • Cơ vòng bàng quang nhân tạo: Điều này được thực hiện bằng cách cấy một thiết bị quanh cổ bàng quang để giữ cho cơ vòng đóng chặt. Sau đó, khi bệnh nhân muốn đi tiểu, bệnh nhân chỉ cần ấn vào một van được cấy sẵn dưới da giúp chiếc vòng mở ra và cho phép nước tiểu thoát ra ngoài.
  • Treo bàng quang: Phương pháp này được thực hiện bằng cách treo bàng quang lên vùng mu qua đó làm giảm rò rỉ nước tiểu.
  • Phẫu thuật slings, TOT hoặc TVT: Phương pháp này tạo điểm tựa vững chắc cho cơ vòng để ngăn nước tiểu rò rỉ ra ngoài.

Làm thế nào để phòng ngừa tiểu khó kiểm soát hiệu quả?

Để phòng ngừa cũng như giảm nguy cơ đi tiểu khó kiểm soát có thể tham khảo một số cách sau:

  • Duy trì cân nặng ổn định và hợp lý
  • Tránh các chất kích thích như caffein, rượu, đồ uống có ga và thực phẩm có tính axit.
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa táo bón
  • Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá
  • Cẩn thận hơn với việc sử dụng thuốc. Trên thực tế, nhiều loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, chống co giật, giãn cơ… có thể gây ảnh hưởng đến quàng quang
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu thường xuyên để giữ cho cơ và xương chắc khỏe, đồng thời giúp kiểm soát quá trình đi tiểu của cơ thể.
  • Điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang để không ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu khó kiểm soát mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn trong bài viết lần này. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn thêm kiến thức và hiểu hơn về tình trạng này. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì các bạn có thể liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia giải đáp và tư vấn chi tiết hơn.

Cập nhật lúc: 06/11/2023
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...