Khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tạo ít nước tiểu hơn ban ngày, nên bạn có thể ngủ 6-8 giờ liên tục mà không cần thức để đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu thì đây có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân nào và điều trị ra sao?
Mục lục
Thế nào là tiểu đêm nhiều lần?
Thông thường, chúng ta có thể ngủ từ 6-8 tiếng trong đêm mà không cần thức dậy đi tiểu hoặc thỉnh thoảng, bạn cũng có thể thức dậy 1-2 lần để đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng phải thức dậy này thường xuyên xảy ra, bạn có thể đang mắc phải chứng tiểu đêm (đái đêm). Đặc biệt, nếu bạn phải thức dậy nhiều lần thì tức là bạn đang mắc chứng tiểu đêm nhiều.
Tiểu đêm nhiều lần liên quan đến hai vấn đề, đó là tiểu đêm và tần suất đi tiểu vào ban đêm.
- Tiểu đêm là tình trạng một người phải thức giấc vào ban đêm để đi tiểu.
- Tần suất đi tiểu. Lớn hơn hai lần một đêm.
Chứng tiểu đêm nhiều lần có thể xảy ra ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào nhưng nó phổ biến hơn ở những người cao tuổi. Theo một số khảo sát đáng tin cậy, 69% nam giới và 76% nữ giới trên 40 tuổi phải dậy đi vệ sinh ít nhất một lần mỗi đêm. Khoảng 1/3 số người trên 30 tuổi phải thức dậy hai hoặc nhiều hơn để đi vệ sinh hằng đêm.

Triệu chứng tiểu đêm nhiều lần
Ngoài việc phải thức dậy nhiều vào ban đêm để đi tiểu, những người mắc chứng tiểu đêm nhiều lần còn có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiết niệu khác, như:
- Tiểu gấp (có cảm giác khó chịu như ép trên bàng quang làm cho người mắc bệnh muốn đi tiểu ngay lập tức).
- Tiểu ngắt quãng (tiểu ngắt quãng, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang mỗi lần đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng đột ngột).
- Tiểu buốt, tiểu ra máu (cảm giác đau khi bắt đầu đi tiểu hoặc gia tăng khi tới cuối bãi, có thể nhìn thấy trong nước tiểu có ít máu hoặc nhiều máu, máu cục).
- Tia nước tiểu yếu.
- Tiểu rắt
- Tiểu nhiều lần vào cả ban ngày lẫn ban đêm.
- .v.v.
! Lưu ý: Tùy từng nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều và tùy mỗi cá nhân, mỗi người có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau và mức độ gặp phải các triệu chứng này cũng khác nhau.
Nguyên nhân hay tiểu đêm nhiều
Tiểu đêm nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chúng được chia thành nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý.
Nguyên nhân không bệnh lý
Uống nhiều nước vào buổi tối
Nước rất cần thiết cho cơ thể con người, nó giúp loại bỏ chất thải, bôi trơn khớp, ngăn ngừa đau đầu,.v.v. Các chuyên gia đều khuyến khích chúng ta uống từ 2-2,5 lít nước/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là trà, rượu hay cà phê thì bạn rất dễ bị đi đái đêm nhiều lần.

Mệt mỏi, stress
Nếu bạn thường xuyên lo lắng, mệt mỏi trước khi ngủ thì điều này có thể kích thích bàng quang dẫn đến tiểu tiện nhiều vào ban đêm.
Do tuổi tác
Tuổi càng cao, chức năng nội tiết và bài tiết của thận, bàng quang ngày càng suy giảm, dẫn tới người già rất dễ mắc chứng đái đêm nhiều.
Do mang thai
Ở những tháng cuối của thai kì, kích thước thai nhi lớn sẽ chèn ép vào bàng quang. Điều này khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều, đặc biệt là hay tiểu đêm.
Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm nhiều, có thể kể tới là: thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chặn alpha,.v.v.
Nguyên nhân bệnh lý
Sỏi thận
Sỏi hình thành khi nước tiểu có quá nhiều chất tạo tinh thể (như canxi, oxalat hay axit uric) hơn là nước tiểu. Đồng thời, nước tiểu của bạn thiếu chất ngăn cản các tinh thể kết dính với nhau, tạo môi trường lý tưởng cho sỏi thận hình thành.
Khi bị sỏi thận, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: tiểu đêm nhiều lần, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, đau ở hai bên lưng dưới, buồn nôn/nôn mửa,…
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt có sự tăng trưởng về kích thước, thường gặp ở nam giới cao tuổi.
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ở bên dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo. Vì thế, khi bị phì đại, nó sẽ chèn ép và kích thích bàng quang, từ đó gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác nhau, bao gồm cả tiểu đêm nhiều lần.
☛ Đọc thêm: Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng ống niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là tiểu buốt, kèm theo đó là các triệu chứng khác gồm: tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu khó, tiết dịch từ lỗ niệu đạo hoặc âm đạo,…

Sa tử cung
Đây là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh thường, đặc biệt là phụ nữ sinh con nhiều lần. Bệnh biểu hiện bởi việc các cơ và dây chằng của sàn chậu bị căng ra, suy yếu, từ đó không thể hỗ trợ nâng đỡ cho tử cung được nữa, dẫn đến việc tử cung bị trượt xuống khỏi vị trí bình thường hoặc nhô ra ngoài âm đạo.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Đây là hội chứng biểu hiện bởi việc bàng quang đột ngột co thắt lặp đi lặp lại và không thể kiểm soát được. Hội chứng này được đặc trưng bởi các triệu chứng tiết niệu, bao gồm:
- Tiểu gấp. Cần đi tiểu đột ngột và không thể trì hoãn được.
- Đi tiểu nhiều lần vào ban ngày.
- Cần thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.
Một số nguyên nhân bệnh lý khác: dị tật đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, tiểu đường, u vùng ngoài bàng quang, thần kinh bị tổn thương,…
Ảnh hưởng của chứng tiểu đêm nhiều lần
Tiểu đêm có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe.
Suy giảm chất lượng giấc ngủ
Chứng tiểu nhiều về đêm là một trong những nguyên nhân phổ biến làm gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt là ở người lớn tuổi, nó thường xuyên được báo cáo là nguyên nhân gây ra ngủ kém và mất ngủ.
Việc suy giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, kiệt sức vào ban ngày. Từ đó dẫn tới giảm năng suất lao động, tăng nguy cơ gặp tai nạn, khó tập trung, giảm khả năng học hỏi,… Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và sức khỏe thể chất của bạn, làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh, từ trầm cảm tới suy giảm hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết, tim mạch.
☛ Đọc thêm: Tiểu đêm mất ngủ có nguy hiểm không?

Tăng nguy cơ té ngã và gãy xương
Hậu quả của việc đi tiểu đêm nhiều lần không chỉ là một giấc ngủ kém ngon. Đối với người lớn tuổi, tiểu đêm nhiều còn làm tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt nếu họ luôn vội vàng vào phòng tắm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ té ngã và gãy xương tăng từ 50% trở lên đối với những người có trên hai lần đi vệ sinh vào ban đêm.
Té ngã là một vấn đề khá nghiêm trọng với người già, nó có thể làm gãy xương hông, xương đùi, xương cẳng tay và gây ra tàn tật, bởi xương của người cao tuổi xốp hơn và dễ gãy hơn; việc phục hồi sau phẫu thuật ở người già cũng mất nhiều thời gian hơn.
Hơn thế nữa, té ngã còn làm tăng nguy cơ tử vong do các thương tích mà nó gây ra.
Nhiều người già có xu hướng coi tiểu đêm nhiều là vấn đề lão hóa bình thường khi họ già đi. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được và họ không đáng phải chịu đựng những khó chịu do chứng tiểu đêm mang lại. Vì thế, hãy đi khám để được điều trị để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Điều trị đái đêm nhiều
Với nguyên nhân tiểu đêm nhiều do mang thai, đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và không cần điều trị.
Để điều trị chứng tiểu đêm nhiều hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau.
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày có thể giúp bạn hạn chế tình trạng tiểu đêm, chúng bao gồm:
- Tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ, đặc biệt là những thức uống lợi tiểu như rượu, trà hay cà phê, nước ngọt.
- Tránh thức ăn có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa trước khi ngủ (như thức ăn cay, nặng dinh dưỡng, đồ giàu chất béo)
- Đi vệ sinh trước khi ngủ.
- Hạn chế ăn nhiều muối.
- Điều chỉnh thời gian dùng thuốc. Lưu ý rằng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thuốc của bạn.
- Giữ phòng ngủ của bạn yên tĩnh, thoải mái và tối vừa đủ để có giấc ngủ ngon, tránh thức giấc vào ban đêm.
- Tập thể dục thường xuyên
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, stress. Có thể rèn luyện thói quen thư giãn trước khi ngủ.
- .v.v.
Sử dụng thuốc
Nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tiểu đêm là nhóm desmopressin, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha và thuốc kháng cholinergic, thuốc an thần.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác, như:
- Thuốc kháng sinh để điều trị viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.
- Thuốc allopurinol, thuốc chẹn kênh canxi để điều trị sỏi thận.
- Thuốc làm giãn bàng quang, liệu pháp estrogen âm đạo, tiêm botox để điều trị bàng quang tăng hoạt.
- .v.v.
☛ Chi tiết: Hay tiểu đêm uống thuốc gì?
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân cũng thường dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị là các loại TPCN, TPBVSK. Việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ này giúp hiệu quả điều trị được nâng cao hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Với những bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tiểu tiện hoặc bị tiểu đêm nhiều do u xơ tiền liệt tuyến, có thể tham khảo để sử dụng thêm viên uống Vương Bảo.
Với thành phần chính từ Náng hoa trắng, kết hợp cùng các loại thảo dược khác (như Hải trung kim, Đơn kim, Ngũ sắc, Rau tàu bay,…), Vương Bảo mang lại hiệu quả đa chiều, vừa hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện chỉ sau 2-3 tuần sử dụng, vừa hỗ trợ làm giảm kích thước khối u phì đại tiền liệt tuyến.
Không chỉ vậy, vào năm 2021, Vương Bảo đã được cải tiến công thức thành phần, bổ sung thêm cao Ngải nhật, giúp phòng ngừa tình trạng ung thư hóa tuyến tiền liệt ở nam giới cao tuổi có u xơ.
Vương Bảo đã được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền TW và có đầy đủ báo chứng minh. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo chính hãng BẤM VÀO ĐÂY
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị bảo tồn khác không mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn:
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt để điều trị u xơ tiền liệt tuyến.
- Phẫu thuật chuyển hướng tiết niệu, cắt bỏ bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt.
- Phẫu thuật điều trị sa tử cung bằng kỹ thuật Manchester, kỹ thuật Crossen hoặc kỹ thuật Lefort.
- .v.v.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản ở trên, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đáp ứng điều trị mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp điều trị khác, ví dụ:
- Kích thích thần kinh xương cùng, kích thích dây thần kinh chày qua da để điều trị bàng quang tăng hoạt.
- Tán sỏi qua da để điều trị sỏi thận.
- Massage, bấm huyệt, châm cứu để hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
- .v.v.
Tổng kết
Tiểu đêm nhiều lần là một tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Chứng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân không bệnh lý ít nguy hiểm tới nguyên nhân bệnh lý. Nhưng dù là nguyên nhân nào, nó cũng gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người mắc và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, khi bị đái đêm nhiều lần, kéo dài dai dẳng, bạn nên sớm đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn thêm về tiểu đêm hoặc sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước)