“Tôi liên tục cảm thấy mình phải đi tiểu. Nếu tôi không vào nhà vệ sinh thì cảm giác mót tiểu sẽ mạnh mẽ hơn, tuy nhiên ngay sau khi tôi tiểu xong thì vẫn có cảm giác buồn tiểu.” Nếu bạn đang rơi vào tình trạng như mô tả ở trên, hãy đọc bài viết này để hiểu được nguyên nhân cũng như các khắc phục tận gốc.
Mục lục
Số lần đi tiểu bình thường một ngày
Số lần đi tiểu, lượng nước tiểu và khoảng cách giữa các lần đi có thể khác nhau tùy vào mỗi người và phụ thuộc vào các yếu tố khác, như: lượng nước uống vào, tuổi tác và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn mót tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn buồn tiểu và điều này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, công việc, học tập thì đã đến lúc bạn cần chú ý hơn tới vấn đề này.
Đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu là bị sao?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tiền liệt tuyến khiến kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt tăng lên, từ đó nó có thể gây áp lực lên niệu đạo, bàng quang và gây ra tình trạng buồn tiểu liên tục cũng như nhiều triệu chứng rối loạn tiết niệu khác, như: tiểu yếu, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu đêm,… Những triệu chứng này thường được gọi là triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS).
Nguyên nhân chính của phì đại tiền liệt tuyến được cho là do sự thay đổi của hormone DHT khi nam giới già đi.
☛ Đọc thêm: Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt và các nguy cơ
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây ra cảm giác buồn tiểu liên tục và dữ dội, tuy nhiên mỗi lần đi tiểu chỉ thải ra một lượng rất nhỏ nước tiểu, song song với đó người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác, chẳng hạn: đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và sẫm màu, nước tiểu có mùi nồng, cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc lưng, buồn nôn, ói mửa,…
Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra, chúng có thể xâm nhập vào bất kì phần nào của hệ thống tiết niệu và nhân lên.
Thai kỳ
Đi tiểu thường xuyên hay đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu là một dấu hiệu sớm của thai kì. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là trong vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai, nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy nó bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Có hai nguyên nhân chính khiến bà bầu vừa đi tiểu xong lại mắc tiểu, cụ thể:
- Sau khi phôi làm tổ trong tử cung, cơ thể sẽ sản xuất hormone progesterone và hCG. Hai hormone này làm tăng lưu lượng máu đến xương chậu, dẫn tới làm tăng tần suất tiểu tiện.
- Thai nhi lớn dần theo thời gian sẽ đẩy tử cung ép vào bàng quang, niệu đạo và cơ sàn chậu, từ đó làm tăng cảm giác muốn đi tiểu.

Bàng quang tăng hoạt (OAB)
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tên gọi của một nhóm các triệu chứng tiết niệu, phổ biến nhất là nhu cầu hoặc sự thôi thúc đi tiểu đột ngột, không kiểm soát được, kèm theo đó là tiểu nhiều lần (thường là hơn 8 lần trong 24 giờ), tiểu nhiều về đêm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bàng quang hoạt động quá mức và nguyên nhân chính có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Tổn thương thần kinh do một số bệnh lý như đột quỵ, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm,… khiến cơ thể gửi tín hiện đến não và bàng quang không đúng.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kì mãn kinh
- Mắc các bệnh lý đường tiết niệu, như nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sử dụng rượu, caffein quá mức khiến dây thần kinh bị tê liệt, từ đó ảnh hưởng tới các tín hiệu đi đến não và bàng quang.
- .v.v.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng muốn đi tiểu liên tục, vừa đi tiểu xong vẫn cảm giác buồn tiểu, cùng với đó là đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác khát nước.
Điều này xảy ra là do lượng đường trong máu cao, khiến các dây thần kinh tới bàng quang bị tổn thương làm chúng co bóp thường xuyên hơn. Ngoài ra, đường trong máu cao còn khiến bạn luôn cảm thấy khát nước, dẫn tới tăng lượng chất lỏng đưa vào cơ thể, từ đó góp phần gây ra cảm giác buồn tiểu liên tục.
Cơ sàn chậu yếu do tuổi tác
Khi bạn già đi, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần lão hóa, trong đó có cơ sàn chậu. Một trong những vai trò quan trọng của cơ sàn chậu là kiểm soát việc đóng – mở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể, ngăn chặn việc rò rỉ nước tiểu. Vì thế, khi cơ sàn chậu yếu đi do tuổi tác, nó có thể khiến bàng quang co bóp ngoài ý muốn và làm niệu đạo đóng – mở khi không cần thiết, từ đó dẫn đến buồn tiểu nhiều lần, đi tiểu xong vẫn thấy mắc tiểu, tiểu gấp, tiểu són,…
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng đi tiểu xong vẫn thấy buồn tiểu, bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc điều trị huyết áp cao
- Thuốc tránh thai
- Thuốc điều trị bệnh tiều đường
- .v.v.
Có nên lo lắng về tình trạng này?
Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của việc mót tiểu liên tục. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản, nguyên nhân sinh lý sẽ không nguy hiểm như nguyên nhân bệnh lý. Trong đó:
- Nguyên nhân sinh lý: Mang thai, tuổi tác.
- Nguyên nhân bệnh lý: Phì đại tiền liệt tuyến, nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt, tiểu đường,…
Nguyên nhân sinh lý do mang thai sẽ không cần điều trị và có thể hết khi bạn sinh con. Còn các nguyên nhân bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm, nếu bệnh ở giai đoạn đầu việc điều trị thường đơn giản và ít tốn kém. Nếu bạn chủ quan, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu xong vẫn cảm giác buồn tiểu, kèm theo đó là một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt bởi đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng:
- Luôn cảm thấy đau khi đi tiểu
- Nước tiểu có mùi
- Nước tiểu có bọt
- Tiểu ra máu
- Đau lưng dai dẳng
- Đau bụng
- Sốt kèm theo ớn lạnh
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiết dịch âm đạo bất thường
Phải làm sao khi vừa tiểu xong lại buồn tiểu?
Nếu bạn đang gặp tình trạng đi tiểu xong vẫn còn mắc tiểu (chứng tiểu liên tục), bạn cần đi khám bác sĩ tại chuyên khoa Thận – Tiết niệu, bác sĩ sẽ thăm khám và giúp bạn chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh, từ đó xây dựng được cho bạn phác đồ điều trị đúng và hiệu quả.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của bạn, thăm khám lâm sàng, đồng thời có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm, chẳng hạn như:
- Phân tích nước tiểu (giúp phát hiện một số bệnh lý như đái tháo đường, các dạng viêm cầu thận khác nhau và nhiễm trùng đường tiết niệu,…)
- Khám trực tràng kỹ thuật số (để kiểm tra tuyến tiền liệt)
- Soi bàng quang (giúp kiểm tra bên trong tuyến tiền liệt, niệu đạo và bàng quang)
- Siêu âm bụng (kiểm tra tuyến tiền liệt hoặc lưu lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu)
- Kiểm tra đường huyết lúc đói (để đo lượng đường trong má sau khi nhịn ăn qua đêm )
- Kiểm tra dung nạp glucose (để đo lượng đường trong máu trước và sau khi uống chất lỏng có chứa glucose).
- Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên (để đo lượng đường trong máu tại thời điểm xét nghiệm)
- .v.v.

Điều trị
Để điều trị tình trạng đi tiểu xong vẫn cảm thấy buồn tiểu, cần phụ thuộc vào nguyên nhân. Về cơ bản sẽ gồm:
- Các loại thuốc
- Phẫu thuật
Song song với đó, để tránh gặp phải cũng như tái phát các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bạn nên thực hành một số thói quen tốt, bao gồm:
- Uống nhiều nước và tránh các loại đồ uống, thực phẩm có thể kích thích bàng quang, chẳng hạn như caffein, rượu, đồ cay nóng.
- Đi vệ sinh thường xuyên. Cố gắng đi vệ sinh đều đặn, ngay cả khi bạn không cảm thấy cần phải đi. Điều này có thể giúp kiềm chế bàng quang của bạn và cải thiện các triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thực hiện quan hệ tình dục an toàn.
- Thực hiện các bài tập sàn chậu (bài tập Kegel) để giúp tăng cường cơ sàn chậu, từ đó kiểm soát việc đi tiểu và cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần.
- Thực hiện các bài tập rèn luyện bàng quang, chẳng hạn như lên lịch đi vệ sinh thường xuyên và tăng dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh.
Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bạn nên tái khám lại với bác sĩ để được đánh giá và lên lại phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra, nếu bạn bị tình trạng tiểu xong lại buồn tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm viên uống Vương Bảo.
Vương Bảo với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, giúp giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, cho kết quả như sau: Vương Bảo giúp cải thiện rối loạn tiểu tiện và giảm khối lượng tiền liệt tuyến tốt hơn nhóm dùng Alfuzosin thông thường. Kết quả này đã thêm phần khẳng định công dụng Hỗ trợ giảm u phì đại tuyến tiền liệt và rối loạn tiểu tiện theo đúng công bố của sản phẩm đã được Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm.
>> Để đặt mua Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY
>> Để xem danh sách nhà thuốc có Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY
Kết luận
Tiểu xong lại buồn tiểu (mót tiểu liên tục) là một trong những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu thường gặp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và điều trị có hiệu quả, bạn nên đi khám tại chuyên khoa Thận – Tiết niệu và tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định.
Mọi vấn đề còn thắc mắc hoặc để tìm hiểu thêm về sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước).