Tiểu nhiều lần trong ngày có thể do nguyên nhân đến từ bệnh lý hoặc đơn giản chỉ là uống nhiều nước, mệt mỏi, căng thẳng, uống thuốc lợi tiểu. Vậy cách chữa bệnh tiểu nhiều lần như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Mục lục
Thế nào là đi tiểu nhiều?
Trong điều kiện bình thường, bàng quang của chúng ta có thể tích trữ nước tiểu cho tới khi có thể đi vệ sinh thuận tiện. Trung bình, một bàng quang khỏe mạnh có thể chứa tới một cốc rưỡi đến hai cốc (300-400ml) nước tiểu vào ban ngày và khoảng bốn cốc (800ml) vào ban đêm.
Nếu bạn uống từ 6-8 cốc nước thì một ngày bạn có thể đi vệ sinh từ 4-8 lần. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn con số này trong thời gian 24 giờ, thì tức là bạn bị đi tiểu nhiều lần. Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị tiểu nhiều lần.
Tuy nhiên, con số trên cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi thể trạng của mỗi cá nhân là khác nhau. Hầu hết mọi người chỉ đến gặp bác sĩ khi tình trạng tiểu nhiều lần ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và khiến họ khó chịu.
Để chữa bệnh tiểu nhiều hiệu quả, đầu tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguyên nhân chứng bệnh tiểu nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu nhiều lần. Về cơ bản, chúng được chia thành nguyên nhân bệnh lý và không phải bệnh lý. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
☛ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm nhiễm đường tiết niệu gây kích thích bàng quang và niệu đạo, dẫn đến chứng buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Kèm theo đó là tiểu buốt ra máu.
☛ Viêm bàng quang kẽ: Gây ra các triệu chứng điển hình là đau vùng bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần..
☛ Hẹp niệu đạo: Hiện tượng là do u xơ tuyến tiền liệt, các bệnh lây qua đường tình dục, viêm niệu đạo…gây ra. Các triệu chứng đi kèm như đi tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu…
☛ Bàng quang kích thích: Bàng quang co thắt không kiểm soát được gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu
☛ Sỏi thận hoặc các dị vật ở đường tiết niệu: Sỏi làm nghẽn hoặc tắc đường tiểu hoặc kích thích cổ bàng quang gây tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu ra máu.
☛ Suy tuyến thượng thận: Triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon, nôn mửa, tiêu chảy, trầm cảm, tiểu nhiều…
☛ U xơ tuyến tiền liệt: Khối u xơ chèn ép vào niệu đạo, gây kích thích bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu vẫn muốn đi tiểu dẫn đến tiểu nhiều lần.
☛ Viêm tuyến tiền liệt: Có biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu gấp, nước tiểu màu trắng…
☛ Đái tháo đường: Gây chứng tiểu nhiều lần trong ngày, kèm theo khát nước, khô da và sụt cân.

Nguyên nhân không phải bệnh lý
☛ Uống nhiều nước: Uống nhiều nước làm nhu cầu đi tiểu hàng ngày của bạn tăng lên. Uống quá nhiều nước không tốt cho cơ thể, bạn chỉ nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
☛ Stress: Cơ thể luôn lo lắng đặc biệt xảy ra với những người mắc bệnh trầm cảm, mất ngủ dẫn đến triệu chứng như đi tiểu nhiều lần.
☛Dùng thuốc lợi tiểu: Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần.
☛ Sau xạ trị ung thư: Có thể gây hiện tượng đi tiểu nhiều lần
☛ Mang thai: Đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu ban đầu phổ biến của thai kì và nó thường xuất hiện trở lại khi em bé phát triển lớn hơn, gây áp lực lên bàng quang.
Tìm hiểu thêm: Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
Cách chữa trị chứng đi tiểu nhiều lần
Việc chữa trị bệnh tiểu nhiều lần sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản:
- Với tiểu nhiều lần do bệnh lý, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho căn bệnh đó.
- Với tiểu nhiều lần không do bệnh lý, việc điều trị khá đơn giản, chủ yếu chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt hoặc không cần điều trị (chẳng hạn tiểu nhiều lần do mang thai là một vấn đề vô hại và không có gì phải lo lắng hay cần điều trị).
Về cơ bản, các cách chữa bệnh tiểu nhiều lần như sau:

Điều trị bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu nhiều, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp, chẳng hạn:
- Thuốc chặn alpha, thuốc 5-Alpha Reductase, thuốc ức chế phosphodiesterase-5,… để điều trị u xơ tuyến tiền liệt
- Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để điều trị nhiễm trùng đường tiểu
- Thuốc esmopressin acetate (Noctiva), imipramine (Tofranil ), mirabegron (Myrbetriq),… để điều trị bàng quang hoạt động quá mức gây tiểu nhiều lần.
- Thuốc allopurinol, thuốc lợi tiểu, natri bicacbonat, thuốc giảm đau,… để điều trị sỏi thận.
- .v.v.
Xem thêm: U xơ tiền liệt tuyến uống thuốc gì?

Tiêm botox
Tiêm botox vào cơ bàng quang mang lại lợi ích cho những người bị tiểu nhiều lần do bàng quang bị kích thích.
Khi tiêm thuốc, botox sẽ ngăn chặn hoạt động của acetylcholine và làm tê liệt cơ bàng quang, từ đó giúp bàng quang giãn ra và tăng khả năng lưu trữ, giảm tình trạng đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều lần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là phương pháp cuối cùng nếu các liệu pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau để điều trị chứng tiểu nhiều lần. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn:
- Phẫu thuật để điều trị u xơ tuyến tiền liệt: liệu pháp vi sóng transurethral, cắt bỏ kim xuyên sọ, can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt), cắt bỏ tuyến tiền liệt,…
- Phẫu thuật điều trị bàng quang hoạt động quá mức: phẫu thuật định tuyến tiết niệu, phẫu thuật cắt bỏ bàng quang,…
- Phẫu thuật điều trị sỏi thận: nội soi niệu quản tán sỏi bằng sóng xung kích (SWL), tán sỏi thận qua da (PCNL),…
- Phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo: nong niệu đạo, đặt stent,…
Xem thêm: Các phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt

Thay đổi lối sống
Đào tạo bàng quang. Phương pháp này giúp đào tạo lại bàng quang để nó có thể giữ được nước tiểu lâu hơn, từ đó hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều lần. Để đào tạo bàng quang, bạn thực hiện như sau:
- Theo dõi trong 1-2 ngày số lần bạn đi tiểu rồi tính toán xem mỗi lần đi tiểu cách nhau bao lâu
- Dựa trên khoảng thời gian trung bình giữa các lần đi tiểu, bạn bắt đầu luyện tập bằng cách cộng thêm 15 phút. Ví dụ: Bạn đi tiểu cách nhau khoảng 1 giờ mỗi lần, thì bây giờ hãy đặt khoảng thời gian là 1 giờ 15 phút.
- Bắt đầu tập luyện: Buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn hãy đi vệ sinh, sau đó không đi tiểu lại cho đến khi đạt tới khoảng thời gian đã đặt ở ở bước 2. Nếu cảm giác buồn tiểu xảy ra, hãy nhắc nhở bản thân rằng bàng quang của bạn không thực sự đầy và sử dụng bất kỳ kỹ thuật nào có thể để trì hoãn việc đi tiểu. Để có thể tăng khoảng thời gian trì hoãn, bạn cần tập luyện thêm các bài tập kegels hoặc đơn giản là cố gắng đợi thêm 5 phút trước khi đi chậm vào nhà vệ sinh.
- Sau khi cảm thấy đã thoải mái với khoảng thời gian đã đặt, bạn hãy tăng chúng lên thêm 15 phút nữa. Sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng, bạn có thể thấy mình giảm đáng kể tần suất đi tiểu.
Tập Kegel. Các bài tập kegel hay còn gọi là bài tập cơ sàn chậu, là các bài tập giúp làm săn chắc cơ sàn chậu để cải thiện cả năng kiểm soát bàng quang. Để thực hiện bài tập này, bạn có thể bắt đầu bằng cách:
- Tìm đúng cơ. Để xác định cơ sàn chậu, bạn hãy ngừng đi tiểu giữa chừng. Khi bạn có thể làm chậm hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu, bạn đã định vị đúng các cơ này. (Lưu ý không được thực hiện việc này nhiều vì nó có thể làm ảnh hưởng xấu tới các cơ).
- Tập luyện: Từ từ siết chặt các cơ lại và giữ trong 3 giây. Sau đó thả lỏng 3 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại 10 lần. Mỗi ngày bạn nên tập luyện bài tập ít nhất 3 lần.
Chú ý khi tập luyện bạn không được làm căng các cơ ở bụng, đùi hoặc mông. Tránh nín thở. Thay vào đó, hãy hít thở thoải mái trong quá trình tập luyện. Bài tập Kegel chỉ hiệu quả khi được thực hiện thường xuyên.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bạn nên tránh các loại thực phẩm có thể kích thích bàng quang hoặc hoạt động như một chất lợi tiểu, bao gồm: caffeine, rượu, đồ uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo, các sản phẩm làm từ cà chua, sô cô la và thực phẩm cay.
Thay vào đó, hãy chú ý ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ với rau xanh, trái cây, vì táo bón có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Lưu ý: bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng giữa các nhóm thực phẩm.
Theo dõi lượng chất lỏng: Bạn chỉ cần uống đủ để ngăn ngừa táo bón và nước tiểu quá cô đặc chứ không cần thiết phải uống quá nhiều. Trước khi đi ngủ từ 4-5 giờ, bạn nên hạn chế lượng chất lỏng tiêu thụ để tránh tình trạng tiểu nhiều về đêm.
Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Điều này giúp tránh tình trạng căng thẳng, stress – là một trong các nguyên nhân gây ra tiểu nhiều lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số kỹ thuật giúp thư giãn tinh thần như yoga, thiền hay taichi (thái cực quyền).
Tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn có một cân nặng hợp lý, từ đó hạn chế cân nặng chèn ép vào bàng quang, gây tiểu nhiều.

Chữa bệnh đi tiểu nhiều bằng Đông y
Đông y cho rằng những người đi tiểu nhiều lần, mót tiểu tiện gấp, đau khi tiểu tiện, mỗi lần tiểu tiện lượng nước ít là thuộc lâm chứng (chứng bệnh tiểu tiện không thông thoát, phải rặn nhiều và đau buốt).
Còn tiểu tiện nhiều lần có kèm theo một ngày lượng nước tiểu tăng nhiều thuộc tiêu khát. Do bàng quang bị thấp nhiệt, can uất khí trệ, tì thận lưỡng hư làm bàng quang khí hóa bất lợi gây nên.
Dựa vào phân loại này, Đông y có một số bài thuốc và nguyên tắc điều trị như sau:
Nguyên tắc ăn uống
Người bệnh tiểu nhiều lần do lâm chứng thì ăn uống cần phải thanh lương thông lợi là chính, tức là ăn các thức ăn như bí xanh (bí đao), dưa hấu, đỗ đỏ, đỗ xanh, tể thái, măng tre,.v.v. Đồng thời cần kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn có tính kích thích, cay.
Người bệnh lâm chứng thuộc tì thận lưỡng hư, có thể ăn một số thức ăn thanh bổ như hạt sen, sơn tra, khoai tây, quả nhãn, thịt gà, cá, các loại quả, trứng,.v.v.
Thường còn cần uống nhiều nước sôi để nguội hoặc nước trà.
Người bệnh tiểu nhiều lần do tiêu khát thì cần khống chế ăn uống, ăn ít những thức ăn nhiệt lượng cao, nhiều đường, nhiều mỡ, loại tinh bột như gạo, bột mì,… cũng cần khống chế.
Thường ngày có thể ăn nhiều một số thức ăn thuộc protein thực vật, protein động vật, các loại rau quả củ như đậu và chế phẩm của đậu, ngô, trứng, thịt nạc, cá, thịt gà, các loại rau có màu xanh,.v.v. Đồng thời, cần kiêng hút thuốc lá và uống rượu

Một số bài thuốc chữa bệnh tiểu nhiều lần
Bài 1: Nguyên liệu:
- Giá đỗ xanh 500gam
- Đường trắng 50gam
Cách làm: Luộc giá đỗ xanh chín kĩ, sau đó lấy nước pha đường trắng rồi chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa chứng tiểu nhiều lần mà nước tiểu ngắn, rít, ra dầm dề không dứt.
Bài 2: Nguyên liệu:
- Cù mạch 30gam
- Hạt kê 50gam
Cách làm: Nấu cù mạch lấy nước thuốc, sau đó cho hạt kê vào nấu thành cháo để ăn ngày hai lần. Thích hợp chữa cảm nhiễm ở đường niệu gây nên tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu ngắn, rít đau.
Bài 3: Nguyên liệu:
- Dạ dày lợn làm sạch 500gam
- Gạo tẻ 100gam
Cách làm: Luộc dạ dày lợn cho chín tới 5/10, vớt ra thái thành sợi nhỏ. Sau đó cho vào nồi cùng với gạo nấu thành cháo chín dừ, ngày ăn hai lần. Thích dụng chữa tiểu tiện nhiều lần do tiêu khát, người thiểu lực.
Bài 4: Nguyên liệu:
- Khiếm thực 20gam
- Hạt hướng dương 50gam
Cách làm: Giã nát hạt hướng dương, trộn với khiếm thực nấu thành canh để ăn. Bài thuốc này thích hợp chữa tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, có hoặc không kèm theo thắt lưng và chân đau mỏi, mềm yếu.

Bài 5: Nguyên liệu:
- Râu ngô tươi mới 30gam
- Kim tiền thảo lá to 30gam
Cách làm: Nấu kim tiền thảo và râu ngô thành nước uống thay trà. Thích hợp chữa chứng bệnh có sỏi ở đường tiết niệu nên tiểu tiện nhiều lần, tiểu đau, có khi tiểu tiện ra cả sỏi.
Bài 6: Nguyên liệu:
- Mề gà 2 cái
- Đỗ đỏ 50gam.
Nấu chín đỗ đỏ tới 5/10, sau đó cho mề gà đã làm sạch thái miếng vào nấu tiếp cho chín dừ để ăn ngày một lần dùng chữa bệnh tiểu tiện nhiều lần, mót tiểu tiện gấp, sỏi ở đường niệu.
Bài 7: Nguyên liệu:
- Thận lợn 2 quả
- Hạch đào nhân 30gam
- Đỗ trọng 15gam
Làm sạch thận lợn thái miếng cùng đỗ trọng cho vào nồi nấu với hạch đào và chút nước cho chín dừ để ăn. Thích dụng với chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, dài; liệt dương, sợ lạnh.
Bài 8: Nguyên liệu:
- Bạch quả 5 quả
- Hạt quả bí đao (bí xanh) 30gam
Nấu lấy nước uống, ngày một lần dùng chữa chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần.
Bài 9: Nguyên liệu:
- Sinh địa hoàng 30gam
- Trứng gà một quả
- Muối lượng vừa đủ.
Cách làm: Nấu sinh địa hoàng lấy nước thuốc rồi đập trứng gà, cho muối vào khuấy đều. Đem hấp cách thủy thành canh trứng để ăn. Thích dụng chữa tiểu nhiều lần do tiêu khát, miệng khô, thắt lưng mỏi, tiểu tiện nhiều lần.
Bài 10: Cẩu khởi tử 15gam, rửa sạch rồi nấu lấy nước uống ngày hai lần. Bài thuốc này dùng chữa chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần do tiêu khát, thắt lưng mỏi nhừ, mềm yếu, tai ù.
Lưu ý
Các bài thuốc Đông y phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu. Nếu muốn được chữa tiểu nhiều lần bằng Đông y, người bệnh nên tới các cơ sở hoặc bệnh viện y học cổ truyền uy tín để được thăm khám tìm kiếm nguyên nhân chính xác, sau đó thầy thuốc sẽ dựa vào thể bệnh để kê bài thuốc phù hợp.
Một số bệnh viện y học cổ truyền uy tín trên cả nước có thể kể tới là:
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An, Bệnh Viện đa khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội,…
- Tại Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TP.HCM, Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội Phân Viện Tp.HCM, Viện Y dược học dân tộc Tp.HCM,…
Bạn tuyệt đối không nên tin theo các bài thuốc Đông y được rao bán tràn lan trên mạng, bốc thuốc qua internet. Bởi đây có thể là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, được tẩm trộn các nguyên liệu, chất bảo quản có hại hoặc là các loại thuốc nhập lậu từ Trung Quốc, đã bị ép hết chất,…
Kết luận
Tiểu nhiều lần do các nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể từ bệnh lý hoặc không do bệnh lý. Với mỗi nguyên nhân lại có cách chữa phù hợp riêng. Vì thế, để điều trị tiểu nhiều lần hiệu quả, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, không nên nghe theo các bài thuốc vô căn cứ hay những lời rao bán, quảng cáo thuốc trên mạng.
Em đi tiểu trong ngày nhiều lần, đi xong lại cảm giác muốn đi tiếp , uống nước dù nhiều hay ít, em bị từ lúc em bị kinh nguyệt,khi đi tiểu không có cảm giác đau gì cả.
Chào chị!
Theo những thông tin chị cung cấp rất có thể chị đang gặp phải tình trạng viêm đường tiết niệu. Trong đó, cơ địa nóng trong là 1 yếu tố thuận lợi gây phù nề niêm mạc đường tiểu và gây ra các rối loạn co cơ bàng quang niệu đạo bất thường, làm xuất hiệu triệu chứng tiểu nhiều, tiểu không hết, khó kiểm soát tiểu tiện. Ngoài ra, theo cấu trúc đường tiết niệu của nữ giới ngắn và cách vệ sinh khi sau khi đi vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn ngược dòng.
Trong trường hợp này chị nên sử dụng viên uống Niệu Bảo giúp làm mát cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm và lợi tiểu để giúp đường tiểu thông thoáng hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ viêm đường tiết niệu tái phát. Chị nên dùng với liều ngày 4 viên/2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, duy trì trong 2-3 tuần chị nhé!
Bên cạnh đó, chị nên chú ý uống đủ 2 lít nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn cay nóng và sử dụng các chất kích thích…chị nhé!
Cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001723 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe
Cháu mới 15 tuổi nhưng buổi trưa và tối rất hay buồn đi tiểu mặc dù ăn ít canh gây ra mất ngủ, cháu đã đi khám nhưng không bị bệnh gì, cháu xin lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn ạ
Chào bạn Minh Đức!
Với triệu chứng bạn vừa miêu tả chưa đủ thông tin để kết luận nguyên nhân do đâu. Có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt, thận- tiết niệu, co thắt bàng quang… Bạn nên dành thời gian tái khám ở tuyến cao hơn để xác định chính xác bệnh lí và điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước phí 1800.1258 vào giờ hành chính.
Cảm ơn bạn, chúc bạn mau khỏe
alo,, mình bị đi tiểu nhiều lần trong ngày ,nhờ chuyên gia tư vấn cho mình với
Chào anh Tới!
Tiểu nhiều lần ở nam giới do nhiều nguyên nhân như: phì đại tuyến tiền liệt, thận yếu, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích thích hoặc bệnh tiểu đường… Đôi khi cũng có thể do thói quen hình thành, yếu tố tâm lý, mất ngủ, tuổi tác cũng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Trường hợp của anh nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra hệ thận- tiết niệu, tuyến tiền liệt. Trong trường hợp được bác sĩ kết luận bị phì đại tuyến tiền liệt, anh có thể kết hợp dùng Vương Bảo với thành phần Náng Hoa Trắng giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện mà anh đang gặp phải anh nhé.
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh và gia đình sức khỏe!