Bí tiểu ở nam giới là tình trạng bàng quang không trống hoàn toàn sau khi bạn đi tiểu hoặc không thể đi tiểu dù bàng quang đã đầy. Vậy bí tiểu ở nam giới có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị thế nào?
Mục lục
Bí tiểu ở nam giới – Một hiện tượng phổ biến
Bí tiểu được chia thành bí tiểu cấp và mạn. Trong đó:
- Bí tiểu cấp xảy ra một cách đột ngột. Bạn cảm thấy bàng quang đã đầy và cần phải đi tiểu, nhưng bạn không thể đi được.
- Bí tiểu mạn tính xảy ra trong một thời gian dài. Bạn có thể đi tiểu, nhưng bàng quang của bạn không trống hoàn toàn sau khi tiểu, một lượng nước tiểu nhỏ vẫn sẽ còn đọng bên trong. Đôi khi nó không gây ra bất kì triệu chứng nào, làm bạn không biết rằng mình có tình trạng này.
Bí tiểu là một vấn đề y tế phổ biến trên toàn cầu. Đặc biệt bí tiểu cấp tính là một tình trạng y tế khẩn cấp cấp xảy ra rất phổ biến nhất ở nam giới. Chứng bí tiểu cấp tính ở nam giới thường gặp nhất là do sự tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
☛ Tham khảo thêm tại: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính
Tỉ lệ mắc bí tiểu ở nam giới tăng dần theo độ tuổi, trong đó:
- Nam giới từ 40 đến 83 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh bí tiểu nói chung là 4,5 đến 6,8 trên 1.000.
- Đối với đàn ông ở độ tuổi 70, tỷ lệ mắc bệnh chung tăng lên 100 trên 1.000.
- Đối với nam giới ở độ tuổi 80, tỷ lệ mắc chứng bí tiểu cấp tính là 300 trên 1.000 nam giới.

Triệu chứng bí tiểu
Bí tiểu cấp tính
- Không thể đi tiểu
- Đau đớn dữ dội vùng bụng dưới
- Đầy hơi
Bí tiểu mạn tính
- Tiểu nhiều lần trong ngày
- Khó bắt đầu đi tiểu (khó tiểu)
- Dòng nước tiểu yếu, gián đoạn
- Đôi khi gặp tình trạng buồn tiểu khẩn cấp
- Cảm thấy cần phải đi tiểu tiếp dù mới vừa tiểu xong
- Khó chịu nhẹ và liên tục ở vùng bụng dưới
Một số người bị bí tiểu mạn tính có thể không gặp triệu chứng nào. Và những người này có nguy cơ biến chứng do bí tiểu cao hơn.

Nguyên nhân bí tiểu ở nam giới
Nguyên nhân gây bí tiểu được phân loại thành:
- Do tắc nghẽn niệu đạo
- Vấn đề về thần kinh
- Do thuốc
- Cơ bàng quang suy yếu
- Nhiễm trùng và viêm
- Nguyên nhân khác
Với riêng bí tiểu mạn tính, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do các vấn đề thần kinh và cơ bàng quang suy yếu.
Tắc nghẽn niệu đạo
Tắc nghẽn niệu đạo gây bí tiểu bằng cách ngăn chặn dòng nước tiểu bình thường ra khỏi cơ thể. Một số vấn đề y tế có thể gây ra tắc nghẽn niệu đạo là:
- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính
- Hẹp niệu đạo
- Sỏi đường tiết niệu
- Táo bón nặng
- Khối u do ung thư

Vấn đề về thần kinh
Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và cơ thắt ở bàng quang bị tổn thương, chèn ép, nó sẽ gửi các tín hiệu sai lệch giữa não và bàng quang hoặc khiến não không nhận được tín hiệu rằng bàng quang đã đầy. Từ đó gây ra chứng bí tiểu ở nam giới
Một số vấn đề y tế có thể khiến thần kinh bị tổn thương là:
- Nhiễm trùng não hoặc tủy sống
- Chấn thương vùng não hoặc xương chậu
- Bệnh tiểu đường
- Đột quỵ
- Bệnh đa xơ cứng
- Ngộ độc kim loại nặng
- .v.v.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân sẽ bị bí tiểu ngay sau phẫu thuật. Bởi trong quá trình phẫu thuật, thuốc gây mê sẽ được sử dụng để chặn các tín hiệu đau ở dây thần kinh và một chất lỏng được truyền vào tĩnh mạch để bù cho lượng máu đã mất. Sự kết hợp giữa gây mê và truyền dịch tĩnh mạch này có thể dẫn đến chức năng thần kinh bàng quang bị suy yếu, gây ra bí tiểu. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bởi chức năng thần kinh bàng quang sẽ bình thường thường trở lại sau khi thuốc gây mê hết tác dụng và bạn có thể đi tiểu bình thường trở lại.

Thuốc
Một số nhóm thuốc có thể gây bí tiểu bằng cách can thiệp vào tín hiệu thần kinh từ não đến bàng quang và tuyến tiền liệt. Như:
- Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng
- Thuốc chống cholinergic (thuốc chống co thắt) để điều trị co thắt dạ dày, co thắt cơ và tiểu không tự chủ
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm
- Thuốc thông mũi
- Thuốc điều trị huyết áp cao và đau ngực
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc giảm đau opioid
Các loại thuốc chống dị ứng và thuốc cảm lạnh không kê đơn có chứa
Các loại thuốc chống dị ứng và cảm lạnh không kê đơn có chứa pseudoephedrine, hay thuốc kháng histamine có thể làm nặng thêm các triệu chứng bí tiểu ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.

Cơ bàng quang suy yếu
Khi cơ bàng quang suy yếu, nó không thể co bóp đủ mạnh hoặc đủ lâu để làm trống bàng quang hoàn toàn. Điều này dẫn tới bí tiểu.
Lão hóa là một nguyên nhân phổ biến của cơ bàng quang suy yếu.
Nhiễm trùng và viêm
Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bất kì phần nào của đường tiết niệu, nó đều có thể gây bí tiểu. Một số tình trạng nhiễm trùng và viêm thường gặp là:
- Viêm trong bàng quang
- Viêm niệu đạo
- Viêm tuyến tiền liệt
- Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
- Viêm Balan ở dương vật
- Sưng bao quy đầu
Nguyên nhân khác
Nếu bạn gặp chấn thương khiến dương vật, niệu đạo sau và cổ bàng quang bị tổn thương, bí tiểu cũng có thể xảy ra.
Các biến chứng nếu không điều trị
Bí tiểu cấp tính đúng như tên gọi của nó, là một tình trạng khẩn cấp và cần cấp cứu kịp thời. Nếu không cấp cứu kịp thời, nó có thể gây ra đau đớn dữ dội do bàng quang tiếp tục căng và chứa thêm nước tiểu. Điều này gây ra tổn thương bàng quang, thận, và nếu kéo dài thêm, nó có thể dẫn đến suy thận hay thậm chí là đe dọa tính mạng.
Bí tiểu mãn tính tiến triển từ từ, nó không đe dọa tính mạng ngay nhưng nếu không điều trị, nó cũng có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống và nhiều biến chứng nguy hiểm, như: nhiễm trùng đường tiểu, hư thận, tiểu không tự chủ,…
Chính vì thế, bí tiểu ở nam giới là một tình trạng y tế cần phải được quan tâm và điều trị.

Điều trị bí tiểu ở nam giới
Để điều trị chứng bí tiểu ở nam giới, cần phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra nó. Một số phương pháp thường áp dụng để điều trị chứng bí tiểu là: dẫn lưu bàng quang, nong niệu đạo, stent niệu đạo, sử dụng thuốc, tia xạ, hóa trị liệu, phẫu thuật, vật lý trị liệu, các biện pháp hỗ trợ điều trị,.v.v.
Phần dưới đây ta cùng tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị này.
Dẫn lưu bàng quang
Để điều trị bí tiểu cấp tính, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc đặt ống thông để nước tiểu có thể thoát ra ngoài, từ đó giảm sự đau đớn và căng tức của bàng quang, ngăn ngừa các tổn thương, biến chứng.
Để đặt ống thông, bạn sẽ được gây tê cục bộ sau đó bác sĩ sẽ đưa ống thông vào bàng quang thông qua đường niệu đạo. Nếu niệu đạo bị chặn, bạn cần được gây mê và ống thông sẽ được đưa qua bụng dưới, ngay phía trên xương mu.
Đối với bí tiểu mãn tính, bệnh nhân có thể đặt ống thông không liên tục hoặc đặt ống thông dài hạn nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Với việc đặt ống thông tiểu ngắt quãng, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn để tự đặt ống thông tại nhà khi cần thiết.

Nong niệu đạo
Nong niệu đạo được sử dụng để điều trị bí tiểu do hẹp niệu đạo hoặc hẹp lỗ niệu đạo ngoài.
Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này bằng cách dùng một lưỡi dao chuyên dụng để xẻ đứt hết các mô xơ chai đang tạo thành vòng thắt gây hẹp ở một vài vị trí. Sau đó dùng các dụng cụ thông (các que nong hoặc bóng trên ống thông) với kích thước tăng dần để làm rộng niệu đạo.
Stent niệu đạo
Stent niệu đạo là một kỹ thuật mới được sử dụng để điều trị hẹp niệu đạo hoặc hẹp niệu quản. Phương pháp này đôi khi được sử dụng như một biện pháp tạm thời để ngăn ngừa thiệt hại do sỏi thận, cho đến khi một thủ tục để loại bỏ sỏi có thể được thực hiện.
Ống stent là một ống rỗng bằng silicon hoặc kim loại được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản, giúp dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài và kiểu của ống stent dùng cho mỗi bệnh nhân là khác nhau, điều này giúp đem lại những lợi ích khác nhau tùy thuộc theo từng tình huống lâm sàng.
Sử dụng thuốc
Nếu bạn bị bí tiểu do nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt hoặc do phì đại tuyến tiền liệt, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng việc sử dụng thuốc.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc chặn alpha. Có tác dụng làm giãn các cơ của tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, khiến lòng niệu đạo được mở rộng hơn, từ đó cải thiện lưu lượng nước tiểu, giảm các triệu chứng do bí tiểu gây ra.
- Thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI). Có tác dụng thu nhỏ tuyến tiền liệt và ngăn chặn chúng phát triển thêm. Bạn sẽ phải dùng thuốc này suốt đời để các triệu chứng bệnh giảm bớt và không tái phát lại.
- Thuốc kháng sinh. Để điều trị viêm tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc dựa trên loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường tiêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Được sử dụng để điều trị viêm tuyến tiền liệt.
- Kem chống nấm
- Kem steroid
- .v.v.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp.

Tia xạ
Tia xạ hay xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị ung thư. Nếu bạn bị ung thư bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt gây ra bí tiểu, phương pháp này có thể được chỉ định.
Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao để tiêu diệt, phá hủy các tế bào ung thư. Hoặc được thực hiện trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u.
Hóa trị liệu
Cũng là một phương pháp điều trị ung thư. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để gây độc tế bào, nhằm ngăn chặn chúng phát triển và phân chia.
Phẫu thuật
Được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không còn mang lại hiệu quả. Loại phẫu thuật sẽ được chỉ định phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh của bạn, như:
- Phẫu thuật tuyến tiền liệt. Để điều trị chứng bí tiểu do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. (Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt)
- Cắt mở niệu đạo. Để điều trị hẹp niệu đạo.
- Phẫu thuật ung thư. Để loại bỏ các khối u và các mô ung thư trong bàng quang hoặc niệu đạo, từ đó làm giảm tắc nghẽn niệu đạo và bí tiểu.
Vật lý trị liệu
Để tăng cường hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm việc với một bác sĩ vật lý trị liệu.
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập cơ sàn chậu nhằm tăng cường sức mạnh cho dây thần kinh và cơ bàng quang, từ đó giúp bàng quang hoạt động để tống nước tiểu ra ngoài tốt hơn.

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị
Song song với các phương pháp điều trị trên, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị là TPCN, TPBVSK cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Nếu tình trạng bí tiểu của bạn là do phì đại tiền liệt tuyến, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Không chỉ giúp hạn chế tình trạng bí tiểu, Vương Bảo còn hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện khác ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu yếu và hỗ trợ làm giảm kích thước khối u xơ. Đây đều là những công dụng đã được đăng kí và cấp phép bởi Bộ Y tế.
Để đạt được hiệu quả này, chính là nhờ tỉ lệ hợp lý các thành phần có trong sản phẩm, gồm:
- Hải trung kim: giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu.
- Sài hồ nam, ngũ sắc: giúp lợi tiểu.
- Rau tàu bay, đơn kim, lá cây hoa ban: giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
- Náng hoa trắng: Giúp giảm kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến (hiệu quả đã được thử nghiệm và có đầy đủ báo cáo chứng minh) đồng thời làm giảm nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới.
- Ngải nhật: Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến. (Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên có chứa thành phần Ngải nhật).
Ngoài ra, Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, do thành phần sản phẩm 100% từ thảo dược thiên nhiên. Người cao tuổi, bệnh nhân đang phải dùng các loại thuốc huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… cũng có thể sử dụng được sản phẩm.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Phòng ngừa bí tiểu
Chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn các nguyên nhân gây bí tiểu, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, quả lý táo bón (Xem thêm: Bí tiểu nên ăn gì?)
- Quan hệ tình dục an toàn
- Lập kế hoạch đi vệ sinh ít nhất 2-3 giờ một lần trong ngày
- Tập các bài tập sàn chậu
- Dùng thuốc theo quy định (đàn ông có vấn đề về tuyến tiền liệt nên dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh các loại thuốc có thể dẫn đến bí tiểu)
Tóm lược
Bí tiểu ở nam giới là một hiện tượng phổ biến nhưng nguy hiểm và cần phải được điều trị. Vì thế, nếu gặp bất kì triệu chứng bất thường nào, bạn nên sớm đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước gọi) hoặc để lại bình luận cuối bài viết.