Thuốc trị tiểu đêm nhiều lần - Các loại thường dùng

Thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp. Nó thường được chỉ định khi việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần.

Tiểu đêm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe!

Tiểu đêm là tình trạng một người phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Nếu điều này xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi đêm, nó có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mắc và gây ra các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Tiểu đêm có thể gây ra mất ngủ, khiến bạn khó ngủ lại và làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày, giảm năng suất lao động, học tập. Về lâu dài, nó còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường… Không chỉ vậy, khi phải thức dậy vào ban đêm, bạn còn có nguy cơ té ngã cao. Với người cao tuổi, việc té ngã có thể gây ra những hậu quả khôn lường, như gãy xương, bại liệt hay thậm chí là tử vong.

Chứng tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở người lớn tuổ, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào.

Tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng tới giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày (Ảnh minh họa)

Khi nào cần sử dụng thuốc trị tiểu đêm?

Có nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường, việc điều trị gồm các phương pháp:

  • Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
  • Vật lý trị liệu
  • Sử dụng thuốc
  • Phẫu thuật

Thông thường, thuốc trị tiểu đêm sẽ được chỉ định khi phương pháp thay đổi lối sống khoongg mang lại hiệu quả.

Các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều

Thuốc kháng cholinergic

Nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tiểu đêm nhiều lần là thuốc kháng cholinergic. Trong các nghiên cứu so sánh, tất cả các loại thuốc kháng cholinergic đều có tác dụng điều trị tiểu đêm nhiều lần do bàng quang hoạt động quá mức.

Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn hormone acetylcholine, từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt ở bàng quang thôi thúc bạn đi tiểu.

Một loại thuốc kháng cholinergic

Nhóm thuốc này được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau, có thể kể đến là:

  • Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol)
  • Tolterodine (Detrol, Detrol LA)
  • Trospium (Sanctura)
  • Darifenacin (Enablex)
  • Solifenacin (Vesicare)
  • Fesoterodine (Toviaz)

Tất cả các loại thuốc này ngoại trừ Oxytrol đều dùng theo đường uống; Oxytrol có ở cả 2 dạng miếng dán trên da và thuốc uống.

Nhóm thuốc kháng cholinergic này có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp là:

  • Khô miệng
  • Tầm nhìn mờ
  • Táo bón

Trong đó, nhóm bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều nhất, nó cũng có thể gây ra buồn ngủ và tăng nguy cơ té ngã ở người cao niên.

Oxybutynin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác trong nhóm này. Tuy nhiên, dùng oxybutynin ở dạng phóng thích kéo dài (miếng dán da) có thể làm giảm một số tác dụng phụ.

Thuốc kháng cholinergic cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ vì thế cần được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh này.

Thuốc adrenergic Beta-3

Nhóm này có một loại thuốc duy nhất là mirabegron, được bán dưới tên thương hiệu là Myrbetriq.

Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh điều khiển cơ trơn của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn; đồng thời, thuốc cũng làm giảm các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang, giúp giảm tần suất đi tiểu và tiểu không tự chủ.

Myrbetriq

Myrbetriq có ở dạng viên nén, sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 1 lần.

Tác dụng phụ thường gặp của Myrbetriq là làm tăng huyết áp, táo bón, tiêu chảy, đau đầu,…

Bạn cần ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu:

  • Tim đập nhanh, thở dốc, đau ngực nặng
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Giảm thị lực
  • Chảy máu mũi
  • Lo lắng
  • .v.v.

Thuốc nội tiết tố

Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần là do bàng quang hoạt động quá mức, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là do sự suy giảm estrogen (thường diễn ra ở giai đoạn mãn kinh). Estrogen suy giảm khiến các mô xung quang bàng quang và niệu đạo của họ bị suy yếu. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể kê một đơn thuốc có chứa estrogen tại chỗ, như: kem bôi estradiol (Estrace) hoặc kem estrogen liên hợp (Premarin).

Eatrogen tại chỗ

Estrogen tại chỗ có nguy cơ gây ra kích ứng trong một số trường hợp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng estrogen tại chỗ gây ít tác dụng phụ hơn estrogen đường uống, nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này, vì thế người ta vẫn đặt ra một số nguy cơ với loại thuốc này, nó có thể làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, đột quỵ hay đau tim,…

OnabotulinumtoxinA (Botox)

OnabotulinumtoxinA còn được gọi là botox. Đây là một loại protein có nguồn gốc từ vi khuẩn uốn ván. Thuốc được cho là có thể hữu ích với tình trạng tiểu đêm mất kiểm soát loại nặng.

Botox

Giống như thuốc kháng cholinergic, thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, đồng thời cũng làm tê liệt cơ bàng quang. Từ đó giúp giảm chứng tiểu đêm nhiều.

Botox có thể gây ra một số rủi ro như bí tiểu hoặc làm tê liệt bàng quang, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc những người đã bị suy yếu do các vấn đề sức khỏe khác. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải đặt ống thông tiểu để thoát được nước tiểu.

Thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu quai (như furosemide) cũng được dùng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Chúng hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước tiểu vào bạn ngày để cơ thể bạn không sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm nữa, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu đêm.

Nhóm thuốc này hiện chưa được cấp phép chính thức để điều trị tiểu đêm nhiều lần, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu nếu cảm thấy lợi ích nó mang lại vượt trội hơn.

Furosemide

Tác dụng phụ thường gặp của nhóm lợi tiểu quai là:

  • Phat ban da
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng
  • Tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày
  • Chóng mặt, cảm giác xây xẩm
  • .v.v.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp một trong các vấn đề dưới đây:

  • U tai hoặc giảm thính lực
  • Đau dạ dày nghiêm trọng, buồn nôn và nôn
  • Đau ngực, ho, sốt, khó thở
  • Da tái, tím bầm, chảy máu bất thường
  • Nhịp tim không đều, khó chịu ở chân, yếu cơ
  • Sưng phù, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu
  • .v.v.

Thuốc chặn Alpha

Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần gây ra bởi bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các cơ của tuyến tiền liệt, cổ bàng quang (khu vực mà bàng quang gặp niệu đạo), từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, tiểu không hết,…

Một loại thuốc chặn alpha

Một số loại thuốc chặn alpha thường được kê đơn đó là

  • Alfuzosin (Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tamsasmin (Flomax)

Thuốc chặn alpha có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan tới huyết áp, vì thế bệnh nhân dùng thuốc thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp,…

Ngoài ra, tác dụng phụ thường gặp khác của nhóm thuốc này là tình trạng xuất tinh ngược.

Các chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI)

Đây cũng là nhóm thuốc để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, giúp tuyến tiền liệt thu nhỏ lại, từ đó cải thiện lưu lượng nước tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu dắt,… Thuốc có thể mất tới 3-6 tháng để bạn nhận thấy được kết quả điều trị.

Các loại thuốc thuốc nhóm này có thể kể tới là:

  • Finasteride (Proscar, Propecia)
  • Dutasteride (Avodart)
  • Dutasteride / tamsasmin (Jalyn)

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các chất ức chế 5-Alpha Reductase là: suy giảm ham muốn tình dục, tăng kích thước vú nhẹ, đau nhức hoặc rối loạn chức năng cương dương.

Ngoài ra, 5-ARI cũng có thể làm giảm kháng nguyên PSA, làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Các chất ức chế Phosphodiesterase-5 (PDE-5)

Thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt, từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần. PDE-5 hoạt động bằng cách làm trơn các cơ ở bàng quang và tuyến tiền liệt,.

Thuốc uống theo đường miệng, bác sĩ có thể kê toa liều thấp và bạn uống thuốc hằng ngày.

PDE-5 có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến là: đau lưng và cơ, nhức đầu, các triệu chứng như cảm cúm, rối loạn dạ dày sau ăn, thị lực bị ảnh hưởng,… Thuốc cũng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm giảm huyết áp nghiêm trọng nếu dùng chung với thuốc nitrat cho bệnh tim.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm, tuy nhiên nó cũng có thể làm giảm một số triệu chứng của hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần.

Thuốc chống trầm cảm sẽ được kê nếu các loại thuốc điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn không thể dùng các loại thuốc đó. FDA không phê duyệt việc sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, vì thế bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn để sử dụng ngoài nhãn.

Một số loại thuốc thường được kê là desipramine, imipramine.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Lo lắng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • .v.v.

Lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đêm

Trước khi dùng thuốc

Các loại thuốc điều trị tiểu đêm đều là các loại thuốc kê đơn, tức là phải được bác sĩ chỉ định và có đơn thuốc mới được sử dụng. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này. Thuốc kê đơn nếu dùng không đúng có thể gây ra những tác dụng phụ cực kì nguy hiểm.

Trước khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên nói với bác sĩ các loại thuốc mà mình bị dị ứng, các thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân (có bị dạ dày, gan thận hay không).

Khi bạn có đơn thuốc

Đọc kỹ tên thuốc cũng như cách sử dụng, hỏi lại bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các loại thuốc này, chẳng hạn:

  • Hỏi bác sĩ xem trong quá trình dùng các loại thuốc này có làm ảnh hưởng gì tới các loại thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng không.
  • Nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề uống thuốc, có thể hỏi bác sĩ về cách bẻ hoặc nghiền thuốc.
  • Hỏi về việc bảo quản thuốc, bởi một số loại thuốc cần để trong tủ lạnh.
  • .v.v.
Hãy đọc kỹ cách sử dụng thuốc (Ảnh minh họa)

Trong quá trình dùng thuốc

Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên dưới đây:

  • Làm theo đúng hướng dẫn dùng thuốc, bao gồm: uống thuốc đúng cách, đúng liều, đúng giờ. Việc sử dụng thuốc với liều lớn hơn sẽ không giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn mà thậm chí còn gây tác dụng ngược.
  • Không dùng thuốc trong bóng tối. Hãy mở đèn và đọc đúng tên thuốc trước khi dùng.
  • Không tự ý dừng thuốc giữa chừng. Hãy uống thuốc cho tới khi hết đơn hoặc đến khi bác sĩ bảo có thể dừng lại.
  • Không chia sẻ đơn thuốc của bạn cho người khác và không dùng đơn thuốc của người khác cho bản thân.
  • Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc.

Trên đây là một số loại thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần, mỗi loại thuốc nhắm tới một nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đây không phải là một danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc khác ngoài danh sách này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tìm hiểu thông tin và không thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào.

Cập nhật lúc: 06/11/2023
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
Loading...