Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là một phương pháp xâm lấn tối thiểu làm giảm kích thước khối u phì tuyến tiền liệt lành tính, đồng thời cải thiện các triệu chứng rối loạn tiếu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra.
Mục lục
- 1. Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt (PAE) là gì?
- 2. Điều kiện cần và đủ để áp dụng nút mạch phì đại tuyến tiền liệt (PAE)
- 3. Quy trình nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
- 4. Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt có ưu, nhược điểm gì?
- 5. Ai nên thảm khảo nút mạch phì đại tuyến tiền liệt?
- 6. Hướng dẫn chăm sóc sau nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt (PAE) là gì?
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt ban đầu chủ yếu dùng trong sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc kiểm soát chảy máu sau phẫu thuật giúp cầm máu hiệu quả. Nhưng sau khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ phát hiện rằng PAE giúp bệnh nhân cầm máu tốt, đồng thời ghi nhận trọng lượng tiền liệt tuyến giảm đi. Nên phương pháp này được thực nghiệm và đưa vào áp dụng điều trị làm giảm kích thước khối u phì đại tiền liệt tuyến
Điều kiện cần và đủ để áp dụng nút mạch phì đại tuyến tiền liệt (PAE)
Thông thường, nút động mạch tuyến tiền liệt là phương pháp xâm lấn áp dụng cho những người bệnh không đủ điều kiện tiến hành mổ u xơ tiền liệt tuyết theo phương pháp truyền thống (hoặc không muốn áp dụng). Để đảm bảo tỉ lệ điều trị bệnh thành công sau khi nút mạch phì đại tuyến tiền liệt ở mức cao nhất, thì người bệnh cần thực hiện các bước thăm khám cận lâm sàng để xác định xem có phù hợp với phương pháp điều trị này không?

Một số các xét nghiệm thăm khám cận lâm sàng cần thực hiện như:
- Phân tích nước tiểu (xét nghiệm nước tiểu) để loại trừ các bệnh về đường tiết niệu khác có cùng triệu chứng như: tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, tiểu són…
- Kiểm tra đo trọng lượng và kích thước tuyến tiền liệt ở thời điểm hiện tại.
- Thăm trực tràng; siêu âm ổ bụng và các bộ phận quanh tuyến tiền liệt để phát hiện các bất thường (nếu có).
- Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (chỉ số PSA trong máu) nhằm loại trừ trường hợp người bệnh mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Chụp MRI tuyến tiền liệt để xác định được bản đồ cấp máu của tuyến tiền liệt. từ đó tìm được các vị trí nút mạch tuyến tiền liệt để ngăn máu chảy vào nuôi dưỡng khối u xơ tiền liệt tuyến. Đây được coi là khâu quan trọng nhất và là chìa khóa quyết định thành công của kỹ thuật nút động mạch tuyến tiền liệt.
Quy trình nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
Quy trình thực hiện nút mạch phì đại tuyến tiền liệt gồm các bước cơ bản:

B1: Bác sĩ tiến hành rạch 1 vết rạch nhỏ tại đùi hoặc cổ tay để tiện cho việc luồn ống thông Foley tới các mạch tuyến tiền liệt.
B2: Dựa vào bản chụp MRI, bác sĩ tiến hành luồn ống thông Foley (một loại ống rỗng, mỏng được giữ cố định với một ống tiêm có chứa các hạt vi cầu phía cuối) cỡ vừa vào từng động mạch chậu trong tuyến tiền liệt.
B3: Sau đó tiếp tục luồn ống thông Foley cỡ nhỏ luồn vào từng nhánh cấp máu trong tuyến tiền liệt.
B4: Chụp X quang để kiểm tra vị trí các ống Folye đã đặt đúng vào các nút mạch phì đại tuyến tiền liệt hay chưa?
B5: Nếu các vị trí đã đúng, bác sĩ tiến hành bơm các hạt vi cầu (có kích thước rất nhỏ) vào để nút động mạch thông qua ống thống Foley. Các hạt vi cầu này sẽ có khả năng ngăn chặn dòng máu chảy vào nuôi dưỡng khối u xơ tiền liệt tuyến.

B6: Tiếp tục di chuyển ổng thông Foley vào bên còn lại của tuyến tiền liệt. Thực hiện lặp lại như các bước trên.
Thông thường, sau khi nút động mạch phì đại tuyến tiền liệt, khoảng 2 – 3 tuần sau kích thước tuyến tiền liệt bắt đầu nhỏ lại, các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt.
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm:
Một số ưu điểm của phương pháp nút mạch phì đại tuyến tiền liệt như:
- Ít đau đớn. Thủ thuật này chỉ bị đau tại vết rạch nhỏ – vị trí luồn ống Foley (ở bắp đùi hoặc cổ tay.
- Không nằm viện lâu dài. Do không cần phẫu thuật mổ nên người bệnh sẽ được xuất viện sau 3 – 5 giờ tính từ thời điểm làm thủ thuật xong.
- Ít chảy máu.
- Không cần đặt ống dẫn lưu bàng quang lâu,
- Ít xảy ra các biến chứng sau thủ thuật như: hẹp niệu đạo; xuất tinh ngược hoặc các chức năng phóng tinh…
Nhược điểm:
- Khó thực hiện ở người bệnh bị xơ vữa động mạch hoặc nhỏ xoắn mạch.
- Có thể xảy ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt, đi tiểu đau buốt sau xâm lấn.
- Các biến chứng có thể gặp (tỉ lệ ít): tụ máu tại vết mổ, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, phân, viêm tuyến tiền liệt…
- Chi phí thực hiện khá cao.

Ai nên thảm khảo nút mạch phì đại tuyến tiền liệt?
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt phù hợp với một số đối tượng người bệnh:
- Từ độ tuổi từ 50 đến 85 tuổi.
- Có các triệu chứng đường tiết niệu dưới như tiểu khó, tiểu nhiều lần hoặc bí tiểu cần đặt ống thông, do phì đại tuyến tiền liệt
- Đã thử nhưng không đáp ứng với sáu tháng điều trị bằng thuốc hoặc có các tác dụng phụ đáng kể do thuốc như chóng mặt, mệt mỏi hoặc rối loạn chức năng tình dục
- Đã được kiểm tra nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA).
Hướng dẫn chăm sóc sau nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
Chăm sóc sau nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là giai đoạn cũng ảnh hưởng khá lớn đến sự phục hồi của người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật mà người nhà bệnh nhân có thể tham khảo thêm:
- Người bệnh nên hạn chế đi lại từ 3 – 5 tiếng sau khi thực hiện xâm lấn thành công.
- Trong 1 – 2 ngày đầu tiên sau thực hiện nút mạch phì đại tuyến tiền liệt vẫn nên kiêng đi lại.
- Chỉ nên ăn các mon ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, soup.
- Người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Không thể thao hoặc làm việc nặng.
- Uống thuốc và chăm sóc vết thương theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi kích thước tuyến tiền liệt có giảm đi hay không?
- Hạn chế quan hệ tình dục trong 2 tháng đầu.
- Nếu có các biểu hiện bất thường như: đi tiểu ra máu, tiểu khó, bí tiểu cấp tính, cảm giác đau đớn tại vị trí tuyến tiền liệt thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.