Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Tiểu buốt đau bụng dưới là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Tiểu buốt đau bụng dưới bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể vô hại tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại là cảnh báo của viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, niệu đạo…..Vậy bệnh do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. I. Tiểu buốt đau bụng dưới có nguy hiểm không?  Theo đánh giá từ chuyên gia tiểu buốt kèm đau bụng dưới sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi mắc bệnh cơ thể bạn có thể đang gặp một trong vấn đề sau: Tiểu buốt đau bụng dưới Suy thận, bể thận, nhiễm trùng máu Ở nữ giới bệnh gây tắc đường dẫn trứng gây vô sinh  Đối với nam giới do đường sinh dục và đường tiết niệu chung nhau vì thế không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm ống tinh. Giảm ham muốn tình dục  Nguy hiểm với bà bầu, dọa sinh non hoặc sảy thai II. Tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì?  Khi thấy tiểu buốt đau bụng dưới đừng chủ quan bởi nó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh, điển hình như:  2.1 Hẹp niệu đạo Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, nhưng mức độ chịu tổn thương ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Tiểu buổi kèm theo đau bụng là biểu hiện thường gặp ở người bệnh. Khi không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản thậm chí nặng hơn sẽ gây vô sinh. Hẹp niệu đạo gây đau bụng, tiểu buốt và khiến bàng quang căng tức  Một vài triệu chứng điển hình thường gặp khi mắc bệnh có thể kể tới:  Tiểu ra máu Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần trong ngày.  Giảm ham muốn ở nam giới và gây ảnh hưởng tới quá trình xuất tinh.  Những cơn đau xuất hiện tại vùng chậu.  Căng tức, đau bàng quang. 2.2 Sỏi niệu đạo Tiểu khó, tiểu bí, rối loạn tiểu tiện dẫn đến tiểu nhiều lần trong ngày là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo, trong vài trường hợp người bệnh còn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do sự tắc nghẽn của sỏi trong nước tiểu, vì thế khi phát hiện bệnh thông thường bạn sẽ cảm nhận được cơn đau ở sườn, đau bụng dưới, đau tại tầng sinh môn hoặc đau lưng bởi khi có sỏi trong niệu đạo làm nước tiểu không được giải thoát khiến ứ đọng và gây quặn thắt.  Bệnh không chỉ gây nên cơn đau mà còn để lại nhiều hệ quả gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh điển hình như suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, suy giảm chức năng thận. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân ngay khi thấy dấu hiệu khác thường hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra cứu chữa kịp thời.  2.3 Viêm niệu đạo Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu tiện chỉ gặp ở phái mạnh, bệnh do vi khuẩn e.coli, Gonococcus, Chlamydia trachomatis gây nên. Tiểu bí, đau tức bàng quang, đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến của bệnh.  Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đối diện với triệu chứng khác như:  Tiểu kèm theo máu trong nước tiểu  Tiểu gấp, tiểu nhiều lần Thấy dịch trắng tại âm đạo  Ngứa ngáy khó chịu trong ống dẫn tiểu.  2.4 Ung thư cổ tử cung Nếu tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ có thể là cảnh báo của ung thư cổ tử cung. Giống với các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm thường phát triển âm thầm do đó ở giai đoạn đầu hầu như người bệnh hầu như không có bất cứ triệu chứng nào. Ung thư cổ tử cung Ngoài dấu hiệu trên người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh dựa vào biểu hiện khác như:  Âm đạo chảy máu bất thường. Âm đạo có dịch tiết khác thường. 2.5 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều kèm theo đau bụng dưới. Nhưng mỗi ca bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau nên khó để nhận biết bệnh, tuy nhiên phần nhiều người bệnh sẽ gặp một trong biểu hiện sau:  Nước tiểu có mùi khác ngày thường  Cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu rất ít hoặc khó tiểu  Thay đổi màu sắc nước tiểu có thể chuyển hồng nhạt hoặc nước tiểu có máu.  Tiểu đau ở xương chậu  2.6 Viêm tuyến tiền liệt Tình trạng bệnh xuất hiện thường xuyên và liên tục kèm theo đó là triệu chứng tiểu rắt, tiểu bí thì đó có thể là dấu hiệu khởi phát của viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thêm dấu hiệu:  Ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi bất thường  Nam giới bị rối loạn chức năng sinh lý  Tiểu nhiều lần, tiểu buốt thậm chí nước tiểu còn kèm theo máu. 2.7 Viêm bàng quang Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường niệu đạo là nguyên nhân dẫn tới viêm bàng quang trong đó e.coli là tác nhân chính gây bệnh. Đặc biệt khi thấy đau bụng dưới kèm theo tiểu buốt có khả năng bạn đã mắc viêm bàng quang. Viêm bàng quang do vi khuẩn e.coli gây nên với triệu chứng tiểu buốt đi kèm Không những vậy bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như: Nước tiểu có mùi lạ, màu đục hơn thông thường Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu Sốt Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, đau khi tiểu Đau lưng. ||Xem thêm: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất III. Cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới 3.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc Để điều trị bệnh bằng nội khoa bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để kê đơn thuốc phù hợp. Một vài loại thuốc phổ biến như: Thuốc giảm đau: Meteospasmyl, Paracetamol, Diclofenac, Nospa (uống hoặc tiêm). Thuốc kháng sinh: nhóm Cephalosporin thế hệ mới, Quinolon.  Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (uống hoặc tiêm), Flutamide, Goserelin. 3.2 Điều trị ngoại khoa Chữa bệnh ngoại khoa bằng DHA là phương pháp được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện hiện nay. Không chỉ là liệu pháp điều trị thông thường mà nó còn giúp triệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh lậu - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu buốt kèm đau bụng dưới. Đặc biệt phương pháp này được đánh giá cao về độ hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân. 3.3 Kết hợp thay đổi lối sinh hoạt tại nhà Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn chữa bệnh từ bác sĩ cùng với đó người bệnh có thể kết hợp chế độ ăn cũng như thay đổi thói quen sống tại nhà để sớm kiểm soát tình trạng bệnh: Uống nhiều nước, tốt nhất uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đủ chất bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày đặc biệt là sau khi quan hệ. Giữ vùng kín khô ráo sau khi tắm hoặc đi vệ sinh.  Không mặc quần lót quá chật, nên chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt và vừa với cơ thể.  Kiêng quan hệ trong thời gian đang chữa bệnh bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.  Toàn bộ bệnh trên đều là bệnh người bệnh có thể gặp khi bị tiểu buốt đau bụng dưới. Nó có thể để lại biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám bởi khi tìm ra nguyên nhân mới tìm ra phác đồ điều trị phù hợp. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị Bệnh đái rắt, tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng & Điều trị Mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị

Tiểu rắt tiểu buốt là gì? Nguyên nhân cách điều trị đơn giản

Tiểu rắt tiểu buốt là vấn đề không quá hiếm gặp nhưng lại là biểu hiện tiềm ẩn của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tình trạng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh lý cũng như chất lượng cuộc sống khiến cho nhiều người lo lắng. Để giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ các nguyên nhân chính và cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà mang lại hiệu quả cao. I. Các biểu hiện của bệnh tiểu rắt tiểu buốt Trước khi đưa ra các dấu hiệu của bệnh, chúng ta hãy đi phân tách riêng 2 khái niệm tiểu buốt và tiểu rắt để người bệnh có thể hiểu rõ hơn tình trạng bệnh của mình nhé. Tiểu rắt tiểu buốt là gì? Tiểu buốt là tình trạng khi đi tiểu sẽ cảm thấy bị đau, buốt và rát từ lúc bắt đầu đi tiểu đến khi kết thúc. Tình trạng này có thể do bạn đã có bệnh lý nền sỏi tiết niệu nên khi đi tiểu mới dẫn đến hiện tượng đau buốt thậm chí còn đau buốt tận lỗ sáo. Tiểu rắt là trạng thái bất thường của người bệnh khi thường xuyên đi tiểu nhiều trong ngày và có lượng nước tiểu thải ra rất ít. Đôi khi còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho người bệnh thường hay bị tiểu són, khiến cơ thể cảm giác bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi diễn ra hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể bạn như sỏi thận, viêm thận, viêm tiết niệu hay nặng hơn có thể dẫn đến suy thận. Do đó, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình thường xuyên và chú ý tới những biểu hiện bất thường nếu có. II. Nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt Vì sao bị tiểu rắt tiểu buốt? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm và thắc mắc nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu rắt tiểu buốt: 2.1 Xuất phát từ người bệnh Làm việc quá sức gây tiểu rắt Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi nhắc tới bệnh này. Người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ uống có ga, cồn, các loại thực phẩm lợi tiểu… Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kích thích hệ thần kinh với hàm lượng cao. Đặc biệt hơn, ở một số trường hợp, người bệnh còn tự ý sử dụng thuốc tây mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Làm việc quá sức khiến các bộ phận cũng phải vận động nhiều hơn dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Sinh hoạt cá nhân không lành mạnh, thô bạo làm ảnh hưởng tới nội tạng. Ở nữ, có thể do vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến vùng kín bị tổn thương và nhiễm trùng chéo gây ra tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ thường xuyên bị tình trạng em bé chèn ép lên bàng quang. 2.2 Các bệnh lý nền có sẵn trong cơ thể người bệnh Bệnh lý nền cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Cùng chúng tôi điểm qua một số bệnh nền thường gặp: Người có bệnh nền sỏi đường tiết niệu Các bệnh nền liên quan đến đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là căn nguyên dẫn đến tiểu rắt tiểu buốt. Một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tình dục hoặc vệ sinh cá nhân sai cách. Hiện nay, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc các bệnh này. Suy giảm chức năng thận: Thận đóng vai trò rất quan trọng trong khâu lọc máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị yếu hay suy thận, các hoạt động này dần bị kém đi gây ra hiện tượng bị tiểu buốt tiểu rắt. Sỏi đường tiết niệu: Một bệnh lý thường xảy ra khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc tạo cảm giác đau, buốt và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tiểu rắt tiểu buốt đôi khi có lẫn máu (nước tiểu thải ra có màu hồng). Lâu ngày sẽ gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến suy thận, một căn bệnh nguy hiểm hiện nay. Ngoài ra, bị tiểu rắt tiểu buốt cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung… III. Các cách trị tiểu rắt tiểu buốt được áp dụng hiện nay Tiểu rắt tiểu buốt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ở thể nhẹ, nó có thể biến mất sau 2 – 3 ngày nhưng nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó thì cần có cách điều trị kịp thời nhằm chữa dứt điểm tận gốc căn bệnh. Sau đây là một số cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà vô cùng đơn giản, an toàn mà người bệnh có thể tham khảo: 3.1 Uống đủ lượng nước mỗi ngày Tiểu rắt tiểu buốt nên uống đủ 2 lít nữa mỗi người Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ hay ở nam giới đều có thể do cơ thể bị thiếu nước, khô hạn. Chính vì vậy, người bệnh cần duy trì uống đủ 2 lít nước trong ngày để giúp cơ thể hạn chế bị tiểu rắt. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bài tiết lượng nước tiểu, đào thải các độc tố ra ngoài tốt hơn. Đồng thời, loại trừ các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh tại tiết niệu. Khi bộ phận tiết niệu được thanh lọc, hiện tượng tiết buốt tiểu rắt được cải thiện rõ rệt. 3.2 Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tiết rắt tiểu buốt. Đối với người bị tiểu rắt, cơ thể cần tăng cường và bổ sung thêm các loại thực phẩm tươi mát như trái cây chứa nhiều vitamin C và rau xanh. Những loại thực phẩm tốt cho cơ thể có thể kể đến như: Trái cây: Cam, bưởi, dừa … có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Rau xanh: Rau má, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đắng… có tác dụng giải độc, giải nhiệt. 3.3 Không sử dụng đồ uống có cồn Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn là lý do khiến bệnh tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới bị nặng hơn. Vì vậy, người bệnh không nên uống các loại chất kích thích và chứa cồn như rượu, bia, cà phê. Các loại đồ uống này sẽ khiến cho nồng độ máu tăng lên khiến trạng thái cơ thể thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tránh các loại đồ uống chứa nhiều cồn Đến đây chắc hẳn người bệnh đã biết tiểu buốt tiểu rắt uống gì và kiêng gì? Hãy lựa chọn những loại đồ uống tốt cho cơ thể để phòng tránh bệnh diễn biến nặng. 3.4 Tránh căng thẳng kéo dài Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu rắt tiểu buốt. Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng các vi khuẩn dễ dàng lấn chiếm môi trường của vi khuẩn có lợi, gây ra đái rắt. Do đó, người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để dành thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn, phục hồi lại năng lượng. 3.5 Vệ sinh vùng kín đúng cách Khi người bệnh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách sẽ vô tình tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi tắm và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt hơn là sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, không nên quan hệ tình dục bừa bãi, điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng gây bệnh. 3.6 Tập luyện thể dục thể thao Tăng cường tập luyện thể thao nhẹ nhàng Rèn luyện thể thao hàng ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Đồng thời, các bài tập này còn giúp hệ cơ trơn như bàng quang hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế tình trạng tiểu rắt tiểu buốt. Người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao hoạt động nhẹ nhàng, diễn ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức đề kháng nói chung và đẩy lùi bệnh tật nói chung. Trên đây là những thông tin chi tiết xoay quanh bệnh tiểu rắt tiểu buốt người bệnh có thể tham khảo Dù là áp dụng phương pháp điều trị nào thì để chắc chắn nhất, bạn cũng nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây tiểu rắt cũng như mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu rắt tiểu không hết: Nguyên nhân và cách điều trị Tiểu dắt ở nam giới là gì? Triệu chứng và cách điều trị an toàn Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa

5+ cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Tiểu buốt kèm máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn với nữ giới. Bệnh có thể vô hại hoặc cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe vì thế nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng trên? Hãy cùng Vương Bảo đi tìm hiểu về 5+ cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây. I. Tìm hiểu về bệnh tiểu buốt ra máu  Tiểu buốt ra máu là tình trạng có máu xuất hiện trong nước tiểu, bệnh được chia thành 2 loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể:  Tiểu máu vi thể: không thể quan sát sự bất thường về màu sắc của nước tiểu tuy nhiên có thể nhìn thấy có tế bào máu trong nước tiểu khi soi dưới kính hiển vi.  Tiểu máu đại thể: người bệnh có thể nhìn thấy màu hồng, đỏ, nâu trong nước tiểu hoặc có thể lẫn các sợi máu.  II. Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà theo dân gian  2.1 Uống nước râu ngô  Râu ngô nổi bật với công dụng thanh nhiệt, giải độc hỗ trợ điều trị bệnh lợi tiểu cực hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt với những người đang điều trị tiểu buốt, tiểu ra máu thì không thể bỏ qua bài thuốc dân gian hữu ích nay. Uống nước râu ngô là bài thuốc dân gian chữa tiểu buốt hiệu quả Cách thực hiện: Chuẩn bị râu ngô rửa sạch, đun cùng nước lọc.  Đun với khi sôi tắt bếp, để nguội bớt chia thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày.  Có thể uống nước này hàng ngày thay cho nước lọc. 2.2 Kết hợp mật ong + giấm táo  Mật ong và giấm táo đều là thực phẩm quen thuộc trong mỗi góc bếp của các gia đình nhưng ít ai biết rằng nó còn là mẹo chữa tiểu buốt ra máu cực hiệu quả. Để chữa bệnh với 2 nguyên liệu này rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:  Chuẩn bị 3 thìa mật ong + 1 thìa giấm táo  Thêm nước ấm vào hỗn hợp rồi khuấy đều. Uống hàng ngày sau thời gian ngắn sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể.  2.3 Uống nước rau mồng tơi  Rau mồng tơi thực phẩm thanh nhiệt, giải độc, mát gan có lợi cho người bị táo bón không những vậy với tính lạnh không chứa độc tố nó còn mang tới công dụng cải thiện bệnh lý liên quan tới tiết niệu như tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, rối loạn tiểu tiện…. Uống nước rau mồng tơi mỗi ngày sẽ giúp triệu chứng bệnh sớm được cải thiện Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà với rau mồng tơi cực đơn giản:  Chuẩn bị rau mồng tơi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để làm sạch rau.  Đun nước rau mồng tơi uống hàng ngày để sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. 2.4 Bột sắn dây  Bột sắn dây thức uống thanh nhiệt vào mùa hè bên cạnh đó với tính mát đặc trưng, giải nhiệt, tốt cho hệ tiết niệu vì thế nó cũng là nguyên liệu phổ biến thường được áp dụng trong các bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu máu, tiểu rắt, tiểu không kiểm soát trong dân gian.  Để áp dụng cách chữa tiểu ra máu tại nhà với bột sắn dây rất đơn giản người bệnh chỉ cần hòa 200g bột sắn dây với nước lọc khuấy tan hỗn hợp rồi uống mỗi ngày, sau 10 - 15 ngày bệnh sẽ có chuyển biến tích cực hơn.  2.5 Chế biến thành món ăn  - Canh quả hồng  Chuẩn bị: 2 quả hồng + 30 mao căn + 6g cỏ bấc đèn + đường trắng Cách thực hiện:  Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 - 20 phút. Tắt bếp thêm đường theo khẩu vị, chia thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày duy trì đều đặn sau 7 ngày sẽ có kết quả.  - Canh rau muống Canh rau muống một trong món ăn hỗ trợ điều trị tiểu buốt ít ai biết  Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g rau muống + 50g mật ong Cách làm:  Rau muống sơ chế, nhặt rồi rửa sạch, thái nhỏ rồi nấu nhừ  Lọc bã lấy nước, tiếp tục đun nước cho tới khi nước cô đặc thì thêm mật ong. Tắt bếp là có thể sử dụng, nên uống mỗi ngày 2 lần trưa và tối để sớm cải thiện bệnh. - Mướp đắng nấu lươn Nguyên liệu: 300g mướp đắng + 200g lươn  Làm sạch nguyên liệu vừa chuẩn bị, cho vào nồi đun cùng 500ml nước. Đợi khi chín tắt bếp và nêm nếm gia vị và ăn hết trong ngày. Để món ăn phát huy công dụng đồng thời thanh nhiệt, bổ huyết, giảm tiểu ra máu tiểu buốt người bệnh nên ăn vào trưa hoặc tối.  2.6 Cách chữa bệnh theo đông y  - Bài thuốc 1: Chữa bệnh tiểu buốt ra máu do sỏi thận  Chuẩn bị:  Kê nội kim, mộc thông, khổ qua, trinh nữ, hoa hòe, lá đinh lăng, kim ngân, lá và cây cối xay mỗi loại 16g  Rau dừa nước + mã đề thảo + rau má + cỏ mực + kim tiền thảo: 20g  Cách thực hiện:  Sắc tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị với nước lọc, chia đều làm 3 lần uống mỗi ngày. Thực hiện bài thuốc mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp chống viêm, bài thạch, chỉ huyết, trừ thấp. - Bài thuốc 2: Chữa bệnh tiểu buốt ra máu do thận hư  Tương tự với bài thuốc trên, ở bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết sau: Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà bằng đông y đang ngày càng phổ biến  Chi tử, hoàng cầm: 12g Rau má, sinh địa, lá dâu, lá tre: 20g Sâm hành, đường quy, cỏ mực: 16g A giao: 5g Đậu đen: 24g Sắc thuốc uống chia thành 3 lần uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh cũng như giúp thanh thấp nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyết. III. Một vài biện pháp cải thiện bệnh khác  3.1 Xây dựng thói quen đi tiểu lành mạnh  Thói quen sinh hoạt không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh do đó để giảm tiểu buốt ra máu tại nhà người bệnh cần xây dựng thói quen đi tiểu lành mạnh bằng cách:  Khi tiểu nên để dòng tiểu chảy tự nhiên, không nên quá gắng sức bởi điều này có thể làm ảnh hưởng tới bàng quang làm cơ bàng quang dần suy yếu. Từ đó dẫn tới rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe.  Để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của bàng quang người bệnh nên đi tiểu ngay sau khi thấy buồn tiểu.  Hạn chế tình trạng nhiễm trùng tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục mỗi ngày đặc biệt sau khi đi vệ sinh.  3.2 Chế độ ăn khoa học đủ dinh dưỡng Hình thành thói quen ăn uống khoa học, cắt giảm những đồ ăn gây kích thích bàng quang như đồ uống chứa cồn, đồ uống có caffeine, đồ uống nhiều đường…. Thay vào đó nên bổ sung chất xơ từ rau củ quả, tăng cường bổ sung vitamin và dưỡng chất có lợi khác. 3.3 Uống đủ nước mỗi ngày  Nước thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ thể, bổ sung nước hàng ngày cũng là cách chữa tiểu buốt ra máu hiệu quả mà ít ai biết. Thêm vào đó khi uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dễ hòa tan dưỡng chất giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể.  Bên cạnh nước lọc người bệnh cũng có thể thay thế bằng nước ép từ các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi…..Các loại nước ép này không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn tăng nồng độ axit có trong nước tiểu, tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ nhanh triệu chứng khó chịu do tiểu buốt, tiểu rắt gây nên.  Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng là cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng nhất là với trường hợp bị bệnh do viêm đường tiết niệu.  3.4 Uống men vi sinh Bổ sung men vi sinh từ sữa chua cũng là cách đơn giản để cải thiện tiểu buốt tại nhà  Probiotics là vi khuẩn và men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm từ đó giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Một số thực phẩm đó có thể kể tới như trà kombucha, sữa chua, đồ uống lên men. 3.5 Tập luyện thể dục đều đặn  Có thể bạn chưa biết một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiểu buốt ra máu là do sự suy yếu của cơ bàng quang. Do đó duy trì luyện tập các bài tập cải thiện sức khỏe cơ bàng quang cũng là cách đơn giản để cải thiện tình trạng bệnh, các bài tập được khuyến cáo nhiều mà người bệnh có thể tham khảo như bài tập kegel, các động tác Pilate…… 3.6 Tắm nước ấm  Để cơ thể được thư giãn cũng như tăng hoạt động tuần hoàn máu người bệnh nên thường xuyên tắm nước ấm hoặc chườm nóng. Nhờ đó tình trạng đau buốt do bệnh gây nên cũng sẽ giảm đáng kể.  IV. Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả  Để ngăn chặn cũng như phòng ngừa bệnh tiểu buốt ra máu hiệu quả ở nữ giới ngay từ bây giờ người bạn nên:  Vệ sinh vùng kín hàng ngày, giữ gìn sạch sẽ nhất là sau khi quan hệ hoặc sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không rửa âm đạo quá mạnh với dung dịch tẩy rửa có chứa nhiều hóa chất.  Tốt nhất nên đi vệ sinh ngay sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu ra bên ngoài.  Quan hệ lành mạnh, sử dụng biện pháp an toàn để tránh nhiễm bệnh qua đường tình dục.  Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, xây dựng thực đơn nhiều rau xanh và trái cây.  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế tối đa những đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas. Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày Không nhịn tiểu….  Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát ngoài cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà như trên người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Trong trường hợp bệnh ngày càng có biểu hiện nặng hơn nên chủ động đi khám sớm để được hỗ trợ cũng như tìm ra phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra nhé! ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? nhanh khỏi bệnh Bị tiểu rắt nên uống gì? Các loại đồ uống giúp giảm tiểu rắt Đái buốt ra máu ở nam giới là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì đẩy lùi bệnh?

Vôi hóa tuyến tiền liệt bệnh thường gặp nhiều ở nam giới trong độ tuổi trung niên nhất là với những người từng bị viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt trước đó. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chữa bệnh của bệnh nhân. Vậy vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì? I. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bị vôi hóa tuyến tiền liệt  Canxi lắng đọng trong tuyến tiền liệt lâu ngày hình thành nên cục sỏi vôi hóa. Bệnh sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không có triệu chứng, chỉ khi kích thước vôi hóa tuyến tiền liệt có dấu hiệu phát triển về kích thước kèm với đó là những triệu chứng khó chịu tác động trực tiếp lên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trường hợp này người bệnh cần được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.  Vôi hóa tuyến tiền liệt bệnh có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn hàng ngày  Có nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau như tây y, đông y, mẹo dân gian. Nhưng bên cạnh những cách làm này người bệnh đừng quên kết hợp với chế độ ăn uống để bệnh sớm được cải thiện. Trong quá trình thực hiện người bệnh cần nắm rõ một vài nguyên tắc cơ bản sau: 1.1 Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh  Nguyên tắc xây dựng thực đơn tưởng chừng đơn giản nhưng để có chế độ ăn phù hợp người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đặc biệt những dưỡng chất này có chứa nhiều trong trái cây và rau xanh. Ngoài ra, nên tuân thủ theo chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều gia vị bởi chúng đều là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 1.2 Lập thời gian biểu uống nước trong ngày  Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể hơn nữa uống nhiều nước mỗi ngày còn góp phần cải thiện bệnh vôi hóa tuyến tiền liệt tại nhà. Vì thế, hãy duy trì thói quen uống 1 ly nước ấm vào sáng và tối trước khi đi ngủ, chúng không chỉ tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn giúp thanh lọc và cân bằng dưỡng chất.  Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống nước vào ban ngày và hạn chế uống nước nhiều sau 9h tối để tránh gây tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ.  1.3 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt Duy trì thói quen tập thể dục vừa nâng cao sức khỏe vừa tốt cho bệnh. Một số bài tập người bệnh có thể tham khảo như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga….Kết hợp với đó bệnh nhân có thể tự tập một số động tác massage để quá trình vận chuyển máu đến tuyến tiền liệt dễ dàng hơn qua đó giảm xung huyết, giảm sưng viêm dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt. ||Xem thêm: Bệnh sỏi tuyến tiền liệt nguy hiểm không? Cách điều trị II. Vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì?  Qua nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn uống như trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của chúng đến việc điều trị bệnh. Vậy vôi hóa tiền liệt tuyến nên ăn gì? Cùng điểm qua một vài thực phẩm có lợi dưới đây nhé! 2.1 Bông cải xanh Bông cải xanh thực phẩm giàu chất xơ không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh đang điều trị vôi hóa tuyến tiền liệt. Cũng tương tự với cải chíp, cải brussels trong thành phần của bông cải xanh có chứa hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane hỗ trợ tuyến tiền liệt hoạt động tốt hơn và sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.  2.2 Cà chua  Ca chua thực phẩm chức hàm lượng vitamin C, B6, A, K, magie, kali lớn. Bên cạnh đó là chất chống oxy hóa Lycopene và lượng cholesterol mang đến khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.  Theo khuyến cáo, cà chua được chế biến chín sẽ dễ dàng hấp thu hơn do đó người bệnh có thể thêm cà chua vào cơ thể hàng ngày bằng cách chế biến thành các món canh hoặc món xào….  2.3 Giá đỗ Giá đỗ thực phẩm tốt cho sức khỏe với thành phần giàu vitamin đặc biệt là vitamin C giúp ngăn ngừa oxy hóa, giảm sưng viêm đồng thời giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Và có thể bạn chưa biết ăn giá đỗ mỗi ngày còn giúp tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Ăn giá đỗ mỗi ngày sẽ sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu của vôi hóa gây nên  Để cải thiện bệnh bằng giá đỗ rất đơn giản người bệnh có thể chế biến thành món ăn hoặc uống nước giá đỗ mỗi ngày tuy nhiên trước khi sử dụng nên ngâm rửa sạch với nước muối để đảm bảo sức khỏe cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.4 Vừng  Vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì? Vừng thực phẩm chứa nhiều kẽm và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt. Thông thường cơ thể người bệnh đều có nồng độ kẽm thấp hơn người bình thường tới 75%, đây cũng là lý do tại sao người bị vôi hóa tuyến tiền liệt nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm như vừng.  Ngoài vừng bệnh nhân có thể thay thế bằng hạnh nhân hoặc hạt bí, đặc biệt cách bổ sung kẽm từ thực phẩm sẽ dễ hấp thụ hơn so với các sản phẩm thuốc bổ sung kẽm.  2.5 Bắp cải  Vitamin C là thành phần chính có chứa trong rau bắp cải. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích khác như chống oxy hóa, tái tạo lại tế bào chết nhờ đó khiến tình trạng bệnh chuyển biến tích cực hơn. Do đó, ăn rau bắp cải cũng là cách đơn giản để cải thiện triệu chứng bệnh ngay tại nhà.  2.6 Thực phẩm giàu vitamin E Dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu đều là thực phẩm giàu vitamin E hàng đầu dành cho bệnh nhân mắc vôi hóa tuyến tiền liệt. Để hỗ trợ cải thiện bệnh bạn có thể thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.  Bổ sung vitamin E hàng ngày vào mỗi bữa ăn để ngăn ngừa bệnh tái phát  2.7 Đậu xanh  Flavonoid thành phần chính trong đậu xanh mang tới nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe và nổi bật nhất là khả năng ức chế hình thành của tế bào ung thư, sớm đẩy lùi các vấn đề do vôi hóa tuyến tiền liệt gây nên. Bên cạnh đó, với vị ngọt, tính mát đậu xanh cũng rất tốt trong việc chữa bệnh liên quan tới huyết áp, lở loét…… 2.8 Các loại quả mọng Vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì? Các loại quả mọng - trái cây hàng đầu cho người bệnh mắc vôi hóa tuyến tiền liệt bởi khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể nhanh chóng loại đi tế bào gốc tự do. Bạn có thể tìm thấy dưỡng chất này có trong dâu tây, mâm xôi, việt quất…. III. Kiêng gì sẽ tốt cho bệnh nhân bị vôi hóa tuyến tiền liệt?  Ngoài việc bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh cũng cần chú ý tới một vài đồ ăn cần hạn chế dưới đây bởi khi ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể:  3.1 Nước ngọt, đồ uống chứa cồn  Nước ngọt, nước ngọt có gas là thức uống quen thuộc nhưng ít ai biết rằng nó cũng là một trong thủ phạm khiến bệnh thêm nặng hơn bởi trong nước ngọt có chứa lượng hợp chất axit photphoric và sodium benzoate. Ngoài ra đồ uống chứa cồn như bia, rượu đều là đồ uống lợi tiểu không tốt cho sức khỏe người bệnh.  Nước ngọt có gas thức uống không tốt cho người bị vôi hóa tuyến tiền liệt  3.2 Thịt đỏ và đồ ăn chế biến sẵn Thịt đỏ, đồ ăn đóng hộp là kẻ thù hàng đầu của những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt mà còn khiến tình trạng vôi hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê…..  3.3 Đồ ăn cay nóng  Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị cũng là nhóm nhóm thực phẩm cần kiêng kỵ với những người mắc bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. Khi ăn nhiều đồ ăn này có thể khiến bệnh chuyển sang trạng thái viêm nhiễm từ đó làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và làm thời gian điều trị kéo dài hơn.  IV. Lưu ý trong quá trình điều trị  4.1 Chế độ ăn uống  Chế độ ăn uống dinh dưỡng tuy không chấm dứt hoàn toàn triệu chứng của bệnh nhưng nó lại đem đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe khác:  Giảm kích thước tuyến, giảm triệu chứng bệnh  Ức chế quá trình làm tổn thương các tế bào  Rút ngắn thời gian điều trị  4.2 Chế độ sinh hoạt Tập thể dục thể thao để duy trì cân nặng và ngăn ngừa khả năng hình thành bệnh  Duy trì cân nặng hợp lý: giảm mỡ bụng và duy trì cân nặng hợp lý để ngăn ngừa sự phát triển của các chất gây viêm.  Tạm dừng hút thuốc Nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng lo âu.  Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để hạn chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh.  Thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, người bệnh cũng có thể lựa chọn bài tập nhẹ như yoga, kegel để sớm đẩy lùi bệnh. Mong rằng với những thông tin liên quan đến “vôi hóa tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì?” được tổng hợp trong bài sẽ giúp bạn tự xây dựng được thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất tại nhà. Bên cạnh đó, với trường hợp bệnh do vi khuẩn nam giới cần tăng cường uống thêm nước mỗi ngày đồng thời giảm bớt đồ ăn gây kích thích bàng quang để sớm cải thiện bệnh. Và tốt hơn hết bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về thực đơn ăn phù hợp hơn. 

Loading...