Tình trạng bí tiểu khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, chưa kể tới bí tiểu lâu dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong những biện pháp chữa trị chứng bệnh này là dùng châm cứu, cùng tìm hiểu rõ hơn phương pháp điều trị này nhé.
Bí tiểu là gì?
Đây là tình trạng mất khả năng làm rỗng của bàng quang. Khi bí tiểu mạn tính, người bệnh vẫn có thể đi tiểu được nhwung dòng chảy nước tiểu có vấn đề hoặc việc làm rỗng của bàng quang hoàn toàn xảy ra vấn đề.
Động tác đi tiểu là theo ý muốn và là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố: Sự co bóp mạnh của bàng quang, giãn nở thật rộng của cổ bàng quang (bao gồm cơ vòng trong và cơ vòng ngoài). Do đó điều kiện để đi tiểu được cần 3 yếu tố:
- Bàng quang co bóp đủ mạnh
- Các cơ vòng giãn nở đủ rộng
- Niệu đạo thông thương và không bị vướng mắc gì
Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện trên dẫn tới tình trạng bí tiểu
Nguyên nhân gây bí tiểu
1. Bàng quang không co bóp đủ mạnh
Bàng quang là một cơ rỗng, gồm có 3 lớp và chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật hay tự chủ. Sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn. Bàng quang không co bóp đủ mạnh khi:
- Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống
- Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính
- Mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu
2. Các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây bí tiểu
Cơ vòng nhẵn hay còn gọi là cổ bàng quang không giãn nở trong trường hợp:
- Chấn thương cột sống
- Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
- Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u xơ tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang
3. Niệu đạo mất thông suốt
Tình trạng niệu đạo không thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít kín lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương.
Cách châm cứu chữa bí tiểu
Người bệnh tiểu tiện không thông theo y học cổ truyền có các dấu hiệu khác như bụng dưới sẽ trướng nặng, lưng mỏi, sắc mặt vàng, tinh thần mệt mỏi và yếu ới, tứ chi tê dại, váng đầu, hơi thở ngắn, lưới nhạt, rêu mỏng trắng và mạch tế nhược.
Tiến hành châm cứu chữa bí tiểu:
Người châm cứu sẽ chọn huyệt tại chỗ phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích mạnh. Châm vào các huyệt Trung cực, Quan nguyên, Tam âm giao. Khi châm huyệt uan nguyên và huyệt Trung cực, bệnh nhân sẽ có cảm giác lan truyền tới lỗ niệu đạo. Liên tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao. Nếu kết quả không rõ rệt thì có thể kích thích các huyệt Bàng quang du, Thứ liêu, Âm lăng tuyền.
Bí tiểu là triệu chứng thông thường nhưng trong nhiều trường hợp là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, châm cứu chữa bí tiểu là phương pháp khá an toàn hiện nay so với biện pháp phẫu thuật mà mang lại hiệu quả tốt.
Tham khảo: Nguyên nhân gây bí tiểu