Bên cạnh các phương pháp Tây y thì bấm huyệt chữa bí tiểu là phương pháp Y học cổ truyền cũng được sử dụng nhiều và mang đến hiệu quả khá tốt. Biện pháp điều trị này tác động đến các huyệt vị trên cơ thể nên tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Vậy cách để thực hiện bấm huyệt ra sao?
Mục lục
Bấm huyệt chữa bệnh bí tiểu là gì?
Bí tiểu là tình trạng người bệnh cảm thấy buồn đi tiểu nhưng không tiểu được hoặc cố rặn nhưng chỉ ra được một ít nước tiểu do cơ thể không làm rỗng được bàng quang. Thông thường, người ta chia bí tiểu được chia làm 2 dạng là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính.
- Bí tiểu cấp tính là tình trạng người bệnh đột ngột không đi tiểu được mặc dù muốn đi tiểu. Người bệnh có biểu hiện đau tức vùng bụng dưới, thường có biến chứng nhanh, nếu nước tiểu không thoát được ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Bí tiểu mãn tính là tình trạng người bệnh bị bí tiểu trong thời gian dài. Nếu bàng quang không hết sạch nước tiểu trong thời gian dài có thể gây viêm nhiễm bàng quang.
Theo một vài số liệu thống kê, tình trạng bí tiểu ở nam giới nhiều hơn gấp 10 lần so với nữ giới. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 40-83 tuổi. Trên 30% nam giới ở độ tuổi 80 có khả năng bí tiểu cấp tính ít nhất một lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh qua bài: Bệnh bí tiểu là gì?
Vậy thế nào là phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu. Hãy đọc tiếp nội dung để tìm câu trả lời.
Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, chỉ sử dụng tay tác động lên vị trí của các huyệt đạo trên cơ thể để điều trị bệnh. Các huyệt đạo có mối quan hệ mật thiết với nhau nên bấm huyệt được xem là phương pháp lưu thông khí huyết, giúp người bệnh thư giãn, dễ chịu hơn, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng quát, chữa lành các vùng tương ứng trên cơ thể.
Bấm huyệt không những có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh bí tiểu hiệu quả mà phương pháp này còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể kết hợp bấm huyệt với các phương pháp chữa bệnh khác như vật lý trị liệu, dùng thuốc để kết quả điều trị khả quan hơn.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt đạo có những công dụng khác nhau, nếu không bấm huyệt đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế người bệnh không nên tự ý bấm huyệt tại nhà. Việc thực hiện phương pháp bấm huyệt cần đến các bác sĩ có chuyên môn và trình độ cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Các huyệt chữa bí tiểu
Phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu là phương pháp chữa trị được Y học cổ truyền công nhận. Phương pháp này được dùng ở mọi trường hợp bí tiểu và bất kì lứa tuổi nào.
Các huyệt chữa bí tiểu bao gồm:
- Trung quản, Hạ quản, Đại hoành, Thiên khu, Quan nguyên, Khí hải, Quy lai.
- Đản trung, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái khê, Dương lăng tuyền.
Cách bấm huyệt chữa bí tiểu
Cách thực hiện bấm huyệt chữa bí tiểu như sau:
- Người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa, hai chân hơi co lên. Sau đó người thực hiện bấm huyệt sẽ xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vụng bụng của người bệnh.
- Bấm các huyệt: trung quản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quan nguyên, khí hải, quy lại.
- Day các huyệt: đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền.
Bấm huyệt chữa bí tiểu được sử dụng với tất cả mọi đối tượng với mọi lứa tuổi bị bí tiểu, ngoại trừ người có vết thương hở tại vùng bụng. Thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên Y Học Cổ Truyền có chuyên môn. Các dụng cụ được sử dụng trong bấm huyệt thông tiểu gồm giường, gối, ga trải, bột talc và cồn sát trùng. Người bệnh được đặt tư thế nằm ngửa và tiến hành bấm huyệt theo các bước sau:
Bước 1: Xoa, xát, miết, day, bóp, nhào vùng bụng để giúp thư giãn các cơ
Bước 2: Bấm các huyệt trung giản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quang nguyên, khí hải, quy lai
Bước 3: Day các huyệt đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền
Thời gian cho mỗi lần bấm huyệt kéo dài 30 phút, mỗi ngày thực hiện một lần, mỗi liệu trình kéo dài từ 5 – 10 ngày. Người bệnh sẽ được theo dõi trong suốt trong và sau quá trình bấm huyệt thông tiểu, nếu có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, da nhợt nhạt thì cần dừng bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp theo dõi mạch và huyết áp.
Để điều trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: châm cứu, uống thuốc,… . Ngoài ra người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dường để bệnh tình được cải thiện nhanh hơn.
➤Xem thêm: Bí tiểu nên uống gì?
Lưu ý khi chữa bệnh bí tiểu bằng phương pháp bấm huyệt
Đối tượng chống chỉ định bấm huyệt
Bấm huyệt còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh.
- Người có vết thương hở hoặc chấn thương như: rạn xương, gãy xương.
- Người bị viêm, sưng những vùng da có huyệt cần tác động.
- Người đang mắc các bệnh ác tính hoặc các bệnh ngoại khoa.
- Người mắc bệnh tiểu đường, suy tim, gan, thận.
- Phụ nữ đang có thai hoặc kinh nguyệt tránh xoa bóp bấm huyệt ở vùng thắt lưng và vùng bụng.
Lưu ý khi điều trị bấm huyệt chữa bí tiểu
Thực hiện đúng kĩ thuật và đúng huyệt mới đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn cơ sở Y học cổ truyền có uy tín.
- Người thực hiện bấm huyệt là bác sĩ Đông y có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
- Không nên tự ý bấm huyệt tại nhà, vì xác định sai huyệt và bấm quá mạnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
- Tùy vào thể trạng của người bệnh mà thời gian điều trị nhanh hay chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện liệu trình để đạt được kết quả tố t nhất.
Quan trọng là phải xem xét kỹ càng chỉ định và chống chỉ định của bấm huyệt chữa bí tiểu. Hơn nữa, trị liệu này hầu như chỉ hỗ trợ đối với các trường hợp rối loạn tiểu tiện. Đối với tình trạng nhẹ có thể được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không cải thiện mà tình trạng ngày càng nặng thì nên suy xét kết hợp phương pháp điều trị khác như thuốc, đặt sonde tiểu, phẫu thuật…
Nếu là nguyên nhân cụ thể như viêm nhiễm, sỏi tiết niệu… bệnh nhân cần được điều trị nguyên nhân tích cực bởi các liệu pháp như thuốc kháng sinh, giảm kích thước sỏi…
Bên cạnh thực hiện bấm huyệt điều trị, người bệnh cần có thói quen và chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý; như uống đủ nước, tránh rượu bia, thư giãn, vận động phù hợp…
Khi thực hiện thao tác phải dựa vào đáp ứng của đối tượng. Không nên quá thô bạo hay quá nhẹ nhàng, xác định sai huyệt… Điều này vừa không mang đến lợi ích mà còn gây ra các rủi ro không mong muốn.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà
Kết hợp bấm huyệt với Vương Bảo để hỗ trợ điều trị bí tiểu
Ngoài bấm huyệt để chữa trị bệnh bí tiểu, người mắc bệnh có thể tham khảo thêm TPCN Vương Bảo để hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (trong đó có bí tiểu).
Vương Bảo là TPCN với 100% thành phần tự nhiên từ các loại thuốc Nam như: cây Náng hoa trắng, Rau tàu bay, Sài hồ nam, Hải trung kim kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: bí tiểu, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Mua Vương Bảo nhanh nhất, giao hàng tại nhà BẤM VÀO ĐÂY
Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa bí tiểu. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết thêm.