U phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) là bệnh tuyến tiền liệt thường gặp ở đối tượng là nam giới cao tuổi, từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây ra một số triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều về đêm, tiểu ngắt quãng… Hiện nay điều trị bệnh chủ yếu sử dụng phương pháp phẫu thuật để cắt tuyến tiền liệt. Cùng tham khảo những thông tin về bệnh.

Biểu hiện u phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ có kích thước bằng hạt dẻ chỉ có ở nam giới. Vị trí của nó nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc lấy đoạn niệu đạo nối với cổ bàng quang. Tuyến tiền liệt phì đại làm cho niệu đạo bị hẹp dẫn tới tắc lòng niệu đạo gây ra những vấn đề về rối loạn tiểu tiện. Vì vậy gây ảnh hưởng xấu tới bàng quang và thận do đó cần có biện pháp can thiệp kịp thời. Có nhiều trường hợp bị u phì đại tiền liệt tuyến gặp phải triệu chứng như đái rắt đái buốt. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh:
- Tiểu tiện khó khăn: Người bệnh có cảm giác đi tiểu gặp nhiều khó khăn, phải cố rặn để đi tiểu, dòng nước tiểu yếu thậm chí là bí tiểu. Đôi khi đi đái xong nước tiểu vẫn còn nhỏ lại vài giọt làm ướt quần lót, nếu nặng hơn dẫn tới rò rỉ nước tiểu thường xuyên.
- Đi đái nhiều lần: Số lần đi tiểu tăng lên trong ngày, đi tiểu đêm nhiều lần, liên tục
- Đái khó: Phải cố rặn để đái, tia đái yếu đi, không đái xa được. Đôi khi đã đái xong lại vẫn còn vài giọt nước tiểu rỏ ra làm ướt quần lót. Nặng hơn là tình trạng thường xuyên rỉ nước tiểu cách 2-3 giờ phải tiểu tiện một lần được coi là dấu hiệu bệnh lý.
- Bí đái: Hiện tượng bí tiểu xảy ra, người bệnh cố gắng rặn mà vẫn không thể đi tiểu được, bụng dưới đau căng tức, vật vã khó chịu
- Biểu hiệu khác: Đột nhiên buồn tiểu xong không thể nhịn được trong vài phút sau đó đi tiểu không thấy thoải mái mà vẫn còn cảm giác muốn đi tiểu, có thể xuất hiện tiểu ra máu, nhiễm trùng nước tiểu.
Một số người bệnh đi khám khi khối u quá to và gây ra nhiều biến chứng về bàng quang, suy thận làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Lưu ý: Kích thước khối u không tỷ lệ với tình trạng của bệnh. Đàn ông bắt đầu ở tuổi 50 khi có những biểu hiện khác thường về tiểu tiện cần đi khám chuyên khoa tiết niệu để nắm rõ về tình trạng sức khỏe. Vì việc phát hợp sớm thuận lợi hơn cho việc điều trị.
☛ Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến
Biến chứng u phì đại tuyến tiền liệt
Khi u phì tuyến tiền liệt đại chèn ép và gây ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả như sau:
- Dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này di ngược lên trên gây viêm đài – bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng.
- Ứ trệ lâu ngày có thể dẫn tới suy thận mạn tính
- Có khả năng chuyển thành ung thư tuyến tiền liệt
Do vậy bệnh nhân cần được khám xét kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.
Phương pháp mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt
Toàn bộ quá trình mổ nội soi như sau:
- Can thiệp này được thực hiện dưới gây tê tủy sống. Bác sỹ phẫu thuật sẽ đưa dụng cụ nội soi vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo để tiến hành can thiệp. Bác sỹ sẽ cắt nhỏ khối u xơ và cầm máu bằng dao điện, sau đó hút chúng ra ngoài qua ống nội soi.
- Toàn bộ quá trình được kiểm soát qua màn hình máy tính, với thời gian phẫu thuật khoảng 60 phút. Người bệnh nằm viện từ 3 – 5 ngày.
- Đây được coi là phương pháp tiên tiến và hiện đại cho việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Nhưng trong một số trường hợp mà người bệnh không thể sử dụng phương pháp mổ nội soi, bác sĩ đề xuất phương pháp khác phù hợp cho người bệnh.

Chỉ định:
Những trường hợp chỉ định mổ có trọng lượng tuyến nhỏ hơn 80 gram, tỷ lệ này chiếm 90%. Việc chuẩn đoán sớm khi khối u còn nhỏ sẽ quyết định cho việc mổ nội soi hay mổ hở.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nội soi có thể được áp dụng ngay cả khi khối u xơ >80gram như phì đại đơn thuần thùy giữa, ở người già yếu có bệnh lý phối hợp, có chống chỉ định mổ thông thường…..
Chăm sóc sau mổ
Trong 3 ngày đầu sau mổ, người bệnh được rửa bàng quang liên tục qua ống thông niệu đạo bàng quang. Ống thông được rút ra sau 3-4 ngày. Người bệnh sau khi ra viện sẽ được bác sĩ kiểm tra tiểu tiện đầu tiên. Sau 3-4 tuần khám lại với bác sĩ điều trị.
Trong khoảng thời gian này bạn cần uống 2-3 lít nước hàng ngày để “rửa sạch” bàng quang. Trong thời gian liền sẹo có thể có các biểu hiện như đái gấp, đái buốt, đái nhiều lần…
Lưu ý trong thời gian này phải tránh giao hợp và đặc biệt phải tránh xa bằng xe đạp hoặc mô tô. Không được dùng rượu bia và thức ăn có gia vị.
Nếu có biểu hiện đái máu đỏ tươi hoặc máu cục hay bí đái cần đến bệnh viện ngay. Tất cả sẽ được xử lý đơn giản qua việc bơm rửa bàng quang, thông bàng quang.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Nguồn: SKDS