Đi tiểu buốt có thể xảy ra ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi. Đây là một tình trạng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý đúng khi gặp triệu chứng này.
Mục lục
Thế nào là tiểu buốt?
Tiểu buốt là tình trạng một người cảm thấy đau, nóng rát khi đi tiểu. Mức độ có thể từ châm chích nhẹ hoặc ngứa tới đau rát nghiêm trọng, khiến nhiều người cảm thấy như có dao xẻ dọc niệu đạo. Cơn đau có thể xuất hiện khi bắt đầu đi tiểu, trong khi đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu.
Tiểu buốt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu (ở cả hai giới). Ngoài ra, ở phụ nữ, đái buốt còn có thể do viêm âm đạo, viêm niệu đạo, u nang buồng trứng, kích ứng với các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Ở nam giới, các bệnh lý tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt), sỏi thận, viêm bàng quang là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu buốt.
☛ Đọc thêm: Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì?
Điều trị tiểu buốt có khó không?
Tiểu buốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn: do nhiễm trùng, viêm, chế độ ăn uống hay vấn đề với bàng quang, tuyến tiền liệt,… Vì thế, để điều trị tiểu buốt hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Có những nguyên nhân có thể chữa khỏi hẳn và phương pháp chữa cũng không phức tạp, nhưng cũng có những nguyên nhân đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, điều trị lâu dài mới mang lại hiệu quả.

Bị tiểu buốt phải làm sao?
Đôi khi, chứng tiểu buốt của bạn có thể tới và tự hết. Nhưng trong một số trường hợp, nó sẽ không tự khỏi và bạn cần đi khám. Vì thế, bạn cần nhận biết để có thể hành động đúng, nhằm ngăn chặn bệnh biến chứng, xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.
– Khám cấp cứu, nếu
- Bị tiểu buốt sau một chấn thương nghiêm trọng
- Có dấu hiệu của nhiễm trùng (sốt, buồn nôn, mệt mỏi)
- Không thể đi tiểu
– Bạn nên đi khám, nếu
- Sau vài ngày điều trị tại nhà mà tình trạng không thuyên giảm
- Có dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo
- Đi tiểu buốt kèm theo máu
- Đau lưng hoặc bên hông (đau hạ sườn).
- Đang mang thai hoặc cho con bú.
Trong quá trình đi khám, bạn nên đảm bảo trả lời đầy đủ và chính xác các câu hỏi của bác sĩ, đồng thời làm theo các yêu cầu của họ, chẳng hạn như: làm các xét nghiệm cần thiết.
Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm:
- Tuân thủ thuốc. Đối với thuốc, bạn cần dùng thuốc theo đúng quy định về liều lượng, khoảng cách dùng thuốc, thời gian dùng thuốc và bất kỳ hướng dẫn đặc biệt bổ sung nào (ví dụ: dùng thuốc mà không có thức ăn). Nếu muốn thay đổi hoặc ngừng thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ.
- Tuân thủ các lịch hẹn điều trị bổ sung
- Tái khám đúng lịch
Việc tuân thủ các liệu pháp này là yếu tố quyết định chính đến sự thành công của việc điều trị. Việc không tuân thủ phác đồ có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí tử vong và tăng chi phí điều trị bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới một số phương pháp điều trị tiểu buốt tại nhà và chăm sóc y tế.

Điều trị tiểu buốt tại nhà
Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể bạn hoạt động tốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó đối phó với bệnh tật tốt hơn. Những người có chế độ ăn uống tốt trong quá trình điều trị bệnh cũng có khả năng chống chọi với các tác dụng phụ của điều trị tốt hơn.
Dưới đây là một số gợi ý cho một chế độ ăn uống tốt:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hãy thử ăn đậu thay cho thịt vào một vài bữa mỗi tuần.
- Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau hơn mỗi ngày.
- Hạn chế thực phẩm nhiều muối, đồ hun khói và đồ chua.
- Hạn chế hoặc tránh thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến
- Uống đủ nước mỗi ngày
- .v.v.
Mỗi nguyên nhân gây ra tiểu buốt lại có một chế độ ăn uống khác nhau. Vì thế bạn cũng nên chú ý xem loại thực phẩm nào mà mình có thể ăn, loại nào nên tránh.
Chẳng hạn nếu bạn bị tiểu buốt do viêm bàng quang kẽ, một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn, như: trái cây họ cam, chanh, dứa; hành tây; ớt sừng;…
☛ Xem thêm: Tiểu buốt nên ăn gì để hết?

Chườm lạnh hoặc nóng
Nếu bị tiểu buốt do viêm âm đạo, bạn có thể chườm một chiếc khăn mặt lạnh lên vùng môi âm hộ để làm giảm sự khó chịu. Hoặc nếu bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể chườm nóng lên bụng để làm giảm các triệu chứng này cũng như áp lực bàng quang.
Tập luyện thể thao
Tương tự như ăn uống, tập thể thao cũng là một bước để nâng cao sức khỏe. Không chỉ vậy, nó còn giúp ngăn ngừa một số nguyên nhân gây ra tiểu buốt như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón…
Bạn chỉ cần tập thể dục một chút mỗi tuần, chẳn hạn chạy bộ trong 1 giờ hoặc đi bộ khoảng 3 giờ là có thể giảm nguy cơ mắc sỏi thận tới 31%. Hay trong một số nghiên cứu khác, những người tập thể dục nhẹ nhàng có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu thấp hơn 21% so với những người ít vận động.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tập luyện thêm yoga. Yoga là sự kết hợp của các bài tập thể dục thể chất và tinh thần có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nhiều bằng chứng cho thấy yoga có thể làm giảm hiệu quả cơn đau mãn tính trong nhiều loại rối loạn, bao gồm cả các rối loạn liên quan tới hệ thống tiết niệu. Yoga cũng đã được chứng minh là có khả năng làm giãn cơ sàn chậu thông qua việc điều chỉnh trương lực cơ, từ đó góp phần làm giảm các triệu chứng viêm bàng quang kẽ, tiểu khó, tiểu buốt.
Nếu là một người mới, bạn nên tới các lớp học yoga có giáo viên hướng dẫn, sau đó có thể trao đổi với họ về các bài tập tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn

Ngủ đủ giấc
Một số người có thói quen thức khuya và thường không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi tối. Đây là một thói quen không tốt. Thiếu ngủ làm ảnh hưởng tới khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, điều này khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.
Học cách quản lý căng thẳng
Cẳng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng tiết niệu, như tiểu khó, tiểu buốt. Vì thế, bạn nên học cách quản lý căng thẳng của bản thân, thực hiện một số kỹ thuật thư giãn như: thiền, thở sâu, nghe nhạc hay làm bất cứ việc gì mà bạn cảm thấy thoải mái.
Tránh các chất gây kích thích đường tiết niệu
Một số loại hóa chất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như: xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh, gel tránh thai,… có thể gây kích thích đường tiết niệu, dẫn đến tiểu buốt. Vì thế, bạn nên tránh các chất này, hãy lựa chọn các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, an toàn.

Điều trị bằng Tây y
Thay đổi hành vi
Bác sĩ có thể cho bạn biết một số hành vi cụ thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn, hướng dẫn bạn một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà.
Sử dụng thuốc
Có nhiều loại thuốc khác nhau giúp giảm tình trạng tiểu đau, đái buốt. Tuy nhiên, cần phải dựa vào nguyên nhân cơ bản và tình trạng sức khỏe thì bác sĩ mới kê loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có thể được kê để điều trị tiểu buốt là: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Flavoxate, Allopurinol, thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế thụ thể histamine và leukotriene…
☛ Xem thêm: Tiểu buốt uống thuốc gì hiệu quả?
Châm cứu, xoa bóp
Châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh đã có từ lâu đời và nó được chứng minh là mang lại hiệu quả với nhiều hội chứng đau. Với tiểu buốt, châm cứu có thể mang lại lợi ích giảm đau, buốt do một số nguyên nhân như viêm bàng quang kẽ, sỏi thận,…

Xoa bóp là việc thực hiện một loạt các hành động trên cơ thể với áp lực thích hợp nhằm thư giãn cơ bắp. Đây cũng là một phương pháp giúp các bệnh nhân tiểu buốt cải thiện được các triệu chứng đau. Ngoài ra, xoa bóp còn kích hoạt một số vùng não, giúp điều chỉnh căng thẳng và cảm xúc tiêu cực của cơ thể.
Tán sỏi nếu tiểu buốt do sỏi thận
Đây là một thủ thuật điều trị sỏi thận, được thực hiện bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo ra rung động mạnh (sóng xung kích) nhằm làm vỡ sỏi thành những mạnh nhỏ, sau đó nó được đào thải ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu. Quá trình này kéo dài khoảng 45 đến 60 phút và có thể gây đau vừa phải.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng khi các triệu chứng tiểu buốt không cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác hoặc trong một số trường hợp cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp, chẳng hạn:
- Phẫu thuật lấy sỏi thận ra ngoài cơ thể
- Phẫu thuật tuyến cận giáp
- .v.v.
Một số bài thuốc nam trị tiểu buốt
Tương tự như các phương pháp điều trị Tây y, điều trị tiểu buốt bằng các bài thuốc nam cũng cần phụ thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị tiểu buốt hiệu quả:
Bài 1: Trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu khó do nhiệt gây ra. Vị thuốc: biển súc 16g, hải kim sa 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống.
Bài 2: Trị tiểu buốt, tiểu đục. Vị thuốc: vỏ rễ cây duối 20g, rễ cây nhót rừng 20g, đem sao vàng rồi sắc uống, ngày 1 thang. Nếu kèm theo tiểu có cặn, tiểu dắt, nước tiểu màng vàng sậm tới đỏ. Vị thuốc: rau ngô 30g, bông mã đề 30g, bạch mao căn 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống.
Bài 3: Nếu bị tiểu buốt, tiểu nóng do viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Vị thuốc: biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g, sắc uống. Hoặc dùng bài thuốc gồm: chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4g, sắc uống.
Bài 4: Chữa tiểu buốt, bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. Vị thuốc: diếp cá tươi 60g (nếu khô dùng 20g), kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g, sắc uống.
Bài 5: Nếu bị tiểu buốt, tiểu dắt do viêm đường tiết niệu, dùng bài thuốc sau: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.
Bài 7: Nếu bị tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu yếu, nhỏ giọt do thấp nhiệt, dùng bài thuốc: phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, địa phu tử 10g, đông quỳ tử 10g, thông thảo 6g, hoàng bá 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.
! Lưu ý: Các bài thuốc phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn không thể tự đoán được nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt của bản thân. Chính vì thế, dù có lựa chọn điều trị bệnh bằng đông y hay thuốc nam, bạn cũng cần đi khám để thầy thuốc chẩn đoán rồi từ đó mới kê bài thuốc phù hợp. Việc sử dụng sai bài thuốc, chữa sai nguyên nhân có thể không những không làm bệnh thuyên giảm mà còn làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến
Nếu bạn được chẩn đoán mắc u xơ tiền liệt tuyến và có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu yếu,… bạn có thể sử dụng thêm Vương Bảo – Sản phẩm duy nhất được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu về cây Náng hoa trắng chữa u xơ tiền liệt tuyến của TS. Nguyễn Bá Hoạt – Viện dược liệu TW.
Theo kết quả nghiên cứu trong 8 năm của TS. Nguyễn Bá Hoạt, Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Khi kết hợp với các loại dược liệu khác như Rau tàu bay, Đơn kim, Hải trung kim, Ngũ sắc,… thì các thành phần này sẽ hiệp đồng với nhau, tác động đa chiều, giúp hỗ trợ cải thiện rõ rệt các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến.
Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần Ngải nhật. Theo các nghiên cứu đã được kiểm chứng trên thế giới và trong nước, Ngải nhật có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư, bao gồm cả ung thư tiền liệt tuyến. Từ đó, giúp bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Tìm hiểu kỹ hơn về thành phần này tại bài viết: 5 tác dụng của cây Ngải nhật có thể bạn chưa biết!
Vương Bảo có chứa Náng hoa trắng và Ngải nhật
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Kết luận
Trên đây là một số phương pháp điều trị tiểu buốt và các gợi ý bạn nên làm gì nếu gặp phải tình trạng này. Các phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định và cá nhân hóa sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào.
Để được tư vấn thêm về sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước).