Tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Triệu chứng và Cách điều trị tại nhà

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đi tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu tiểu tiện bất thường xuất hiện ở cả nam và nữ. Đi tiểu nhỏ giọt còn được gọi là tiểu rắt, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái mà có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu. Vậy hiện tượng đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?

I. Tiểu nhỏ giọt là gì?

Tiểu nhỏ giọt (hay còn gọi là tiểu rắt) là một triệu chứng bệnh thường gặp ở nam giới. Tiểu nhỏ giọt không những khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn mà còn làm tâm lý của họ căng thẳng, dẫn đến stress kéo dài.

Tiểu nhỏ giọtTiểu nhỏ giọt

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là tình trạng người bệnh đi tiểu không thành dòng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, đi tiểu ngắt quãng và có lượng nước tiểu thải ra rất ít. Không chi thế, tiểu nhỏ giọt còn có những biểu hiện sau:

  • Nước tiểu rò rỉ ra ngoài sau khi đi tiểu
  • Cảm giác bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít (chỉ vài giọt)
  • Tiểu són khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh
  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu

Tiểu nhỏ giọt có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở cả nam và nữ. Đi kèm là các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần,…

II. Đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì?

Tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh ở hệ tiết niệu bởi hệ tiết niệu là cơ quan đảm nhiệm chức vụ sản xuất và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Tiểu nhỏ giọt liên quan đến sự bất thường của hệ bài tiết, khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần không thể đi hết được mà chỉ nhỏ giọt, thậm chí không tiểu được giọt nào. Thường thì triệu chứng tiểu nhỏ giọt sẽ đi kèm với một số triệu chứng như tiểu buốt, bí tiểu,…

tiểu nhỏ giọt

Tiểu nhỏ giọt xuất hiện với tần suất cao có thể là biểu hiện cho một số căn bệnh nguy hiểm như sau:

Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, thì tiểu nhỏ giọt còn có thể là do ung thư bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục,… gây nên. Những căn bệnh này đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thậm chí là cả tính mạng nếu để lâu không chữa trị.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề tiểu nhỏ giọt ở nam giới, cần phải có sự xét nghiệm của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín cùng trang thiết bị đầy đủ. Từ đó, tùy theo nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân như: nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật),…

III. Tác hại của đi tiểu xong nước tiểu vẫn nhỏ giọt

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng thận: vi khuẩn viêm nhiễm ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang và lên thận làm tăng nguy cơ viêm thận, suy thận.
  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh ở tuyến tiền liệt có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, cản trở tinh trùng đến với trứng nên việc có con trở nên khó khăn hơn.
  • Ảnh hưởng tới tâm lý: căng thẳng, stress, mệt mỏi, đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ.

anh-huong-cua-tieu-nho-giot.jpgVề lâu dài, tiểu nhỏ giọt có thể ảnh hưởng tới tâm lý của người mắc

IV. Khi nào nên gặp bác sĩ

Bạn có thể cảm thấy hơi ngại khi phải trình bày tình trạng bị tiểu nhỏ giọt của mình với bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ là một giải pháp sáng suốt. Và bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám.

  • Thấy tình trạng tiểu nhỏ giọt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc.
  • Bị tiểu có kèm các chứng rối loại tiểu tiện khác như tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, bí tiểu,…
  • Tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi do họ cần phải đi nhiều lần và vội.
  • Là dấu hiệu cho thấy đây là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng nào khác.

V. Cách cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt

Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu nhỏ giọt, có thể do bênh lý những cũng có thể do thói quen sinh hoạt. Vì thế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt. Dưới đây là một số cách thông dụng và hiệu quả nhất:

5.1 Thay đổi lối sống

Để cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt, bạn có thể áp dụng các bài tập sau:

 - Bài tập Kagel:

  • Thực hiện bài tập kagel ở tư thế nằm. Siết các cơ sàn chậu và giữ trong 10 giây. Hít thở đều đặn và không ép các cơ vùng bụng hoặc chân, mông.
  • Thư giãn trong 5 giây và lại siết các cơ lần nữa. Thực hiện siết và thả lỏng 10 nhịp mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.

bai-tap-kagel.jpgBài tập kagel

 - Rèn luyện bàng quang:

  • Trì hoãn đi tiểu: nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu nhỏ giọt, bạn hãy bắt đầu bằng việc nhịn tiểu trong 5 - 10 phút hoặc hơn. Mục đích là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh khoảng 2 giờ/lần.
  • Đi tiểu kép: Sau khi đi tiểu, hãy cố gắng đi tiểu thêm lần nữa để tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.

Với những trường hợp đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt do nóng trong người, tâm lý căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không khoa học thì người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân béo phì: giảm áp lực lên bàng quang, niệu đạo
  • Tập thể dục điều độ nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, kegel, đạp xe,…
  • Uống nhiều nước vào ban ngày để thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần.

đi tiểu nhỏ giọt

  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh: một số thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt như: sắn dây, bí đao, rau cải, mề gà,…
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Giữ gìn vệ sinh cho bộ phận sinh dục, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa sâu và mạnh tránh làm tổn thương.
  • Không được nhịn tiểu lâu
  • Luôn giữ tâm lý vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn.
  • Thường xuyên đi khám định kì từ 3-6 tháng một lần, nhất là đối với những nam giới đã cao tuổi.

5.2 Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng thuốc tây y

Trường hợp đi tiểu xong vẫn còn tiểu nhỏ giọt do bệnh lý thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc để điều trị bệnh gây ra tiểu nhỏ giọt:

  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiểu tiện, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
  • Thuốc chống viêm, giảm đau điều trị viêm tuyến tiền liệt
  • Thuốc chẹn alpha có tác dụng thư giãn cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng dẫn lưu đường tiểu

Thuốc Tây y có ưu điểm là giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng của tiểu nhỏ giọt nhưng để lại tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho hiện tượng đi tiểu xong vẫn nhỏ giọt là bệnh gì? Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn tìm được câu trả lời hữu ích cho mình. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Cập nhật lúc: 28/02/2024
⭐ Với 10 năm uy tín trên thị trường, Vương Bảo không chỉ được nhiều bệnh nhân tin dùng mà còn được diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam - Asean trao tặng giải thưởng Chất lượng Asean năm 2023. Đây là niền tự hào cho thảo dược Việt Nam và là bước tiến để vươn ra quốc tế.
⭐ Vương Bảo cam kết hoàn 100% tiền nếu không giảm kích thước tuyến tiền liệt sau 3 tháng sử dụng. Để đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1800 1258 (miễn cước gọi) để được hướng dẫn chi tiết và nhận quyền lợi này.
03-hotline-svg.png
  • Hồng đã bình luận

    11/12/2022 08:21

    Tôi 45 tuổi xin hỏi tư vấn . Đi tiểu lúc đầu thì bt nhưg về cuối nc ra yếu và rất chậm xin bs tư vấn
    • Thảo Nguyễn đã bình luận

      10/02/2023 08:19

      Cảm ơn chú dã gửi câu hỏi ư vấn Dấu hiệu của chú là rất điển hình của bệnh phì đại tuyến tiền liệt rồi đó ạ. Do tuyến tiền liệt ...[Xem thêm]
  • Nghĩa đã bình luận

    25/08/2018 14:45

    Xin hỏi: tôi đi tiểu bình thường, nhưng sau mỗi lần đi tiểu xong. Lại cảm thấy nó ko dứt mà còn rịn ra thêm vài giọt. Vậy là chứng ...[Xem thêm]
  • Loading...