Tiểu khó là chứng bệnh gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Vậy khi mắc chứng tiểu khó nên xử trí như thế nào? Mời bạn cùng vuongbao.vn tìm hiểu chứng tiểu khó và cách xử trí hiệu quả dưới đây nhé.
Mục lục
Đi tiểu tiện là một hành động được thực hiện dựa trên ý thức do sự phối hợp nhịp nhàng của lực co thắt mạnh từ bàng quang + sự mở rộng của các cơ vọng và ống niệu đạo thông suốt. Trong đó:
Cơ vòng trong (hay còn gọi là cơ vòng nhẵn) được tác động bởi hệ thần kinh thực vật.
Cơ vòng ngoài (còn gọi là cơ vòng niệu đạo)chịu sự chi phối của não bộ.
Vậy nên muốn tiểu tiện dễ dàng cần phải có đầy đủ 3 yếu tố:
- Lực co thắt bàng quang đủ mạnh.
- Các cơ vòng giãn nở đủ rộng.
- Ống niệu đạo và cổ bàng quang thông suốt, không bị tắc nghẽn hoặc vướng mắc.
Vì sao xuất hiện chứng tiểu khó?
Tiểu khó hay còn có nhiều tên gọi khác là khó tiểu, bí tiểu, đi tiểu khó khăn… là hiện tượng đi tiểu phải rặn một lúc lâu mới ra nước tiểu. Lượng nước tiểu đi được rất ít (Chỉ khoảng dưới 100ml/lần đi). Nhưng sau khi tiểu tiện xong lại tiếp tục có cảm giác mắc tiểu mà tiểu không được.\
Tiểu khó thường đi kèm với một số triệu chứng khác như: đau khi tiểu tiện (tiểu buốt), đi tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu són…
Nguyên nhân làm xuất hiện chứng tiểu khó:
Cơ vòng nhẵn không giãn nở hoặc độ giãn nở không đủ
Về bản chất, cơ vòng trong luôn ở trong tình trạng co thắt. Chỉ khi bàng quang tống nước tiểu ra bên ngoài chúng mới giãn nở “mở đường” cho dòng tiểu đi qua. Vì vậy, các tác động đến cơ vòng trong có thể hoạt động kém hoặc khó hoạt động khi bị kích thích từ nhiều nguyên nhân như:
- Bị mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật.
- Sự viêm nhiễm làm tổn thương và gây rối loạn đến chức năng, hoạt động của cơ vòng nhẵn như:
- Viêm cấp tính, viêm mạn tính gây rối loạn chức năng, hoạt động của cơ vòng nhẵn.
- Các xơ chai bẩm sinh khiến cơ vòng khó giãn nở.
- Sỏi bàng quang bị tắc nghẽn trong cơ vòng khiến dòng nước tiểu khó lưu thông.
- Kích thước tuyến tiền liệt phì đại và chèn ép khiến cơ vòng trong bị “mắc kẹt”.
Do niệu đạo không thông suốt
Niệu đạo không thông suốt là có thể hiểu là hiện tượng ống niệu đạo có một hoặc nhiều vị trí bị tắc nghẽn, thu hẹp làm cản trở dòng nước tiểu gây hiện tượng khó tiểu. Một số nguyên nhân tác động khiến niệu đạo không thông suốt:
Hẹp niệu đạo: Đường kính ống niệu đạo tại một hoặc nhiều vị trị bị thu hẹp, có thể do bị viêm nhiễm hoặc do bẩm sinh.

Viêm niệu đạo: Do các vi khuẩn có hại xâm nhập từ đầu niệu đạo (một hổng nhỏ tại đầu dương vật ở nam giới) và gây viêm sưng. Vết viêm phình to khiến kích thước niệu đạo bị nhỏ lại gây tiểu khó. Không chỉ vậy, khi nước tiểu chảy qua vị trí viêm còn khiến người bệnh có cảm giác đau buốt rất khó chịu.
Do bị khối u xơ tuyến tiền liệt chèn ép: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm niệu đạo không thông suốt cũng như gây chứng khó tiểu.
Khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên, các tế bào tuyến tiền liệt lành tính có xu hướng phình to làm xuất hiện khối u xơ tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt) ở bên trong tuyến tiền liệt.
Sự phì đại bất thường này khiến tuyến tiền liệt chèn ép vào ống niệu đạo sau và bàng quang => gây kích thích bàng quang co thắt tống nước tiểu đi liên tục; nhưng đồng thời chẹn ống niệu đạo khiến dòng chảy nước tiểu thoát chậm, gây nhiều khó khăn khi đi tiểu tiện.
Do niệu đạo có sỏi: Làm cản trờ dòng chảy của nước tiểu ra ngoài, người bệnh phải dặn mạnh mới có thể đi được ít
Lực co thắt từ bàng quang không đủ mạnh
Thông thường, khi bàng quang tích khoảng 300ml – 400ml nước tiểu thì hệ thần kinh sẽ “phát tín hiệu” khiến con người có cảm giác buồn tiểu tiện. Khi đi vệ sinh, lực co thắt bàng quang sẽ hoạt động mạnh nhằm tống toàn bộ nước tiểu ra bên ngoài thông qua cổ bàng quang và ống niệu đạo.
Tuy nhiên, trong trường hợp lực co thắt từ bàng quang không đủ mạnh sẽ gây hiện tượng người bệnh không thể tống hết nước tiểu trong một lần đi.
Lượng nước tiểu bị lắng đọng trong bàng quang sẽ tăng dần theo thời gian và là nguyên nhân gây chứng tiểu khó cũng như một loạt các chứng rối loạn tiểu tiện khác như: khó tiểu, tiểu bí, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu không tự chủ…
Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: tạo sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận…
Cách xử trí tiểu khó hiệu quả
Để xử trí tiểu khó hiệu quả, trước nhất người bệnh cần phải tìm nguyên nhân chính xác gây ra tiểu khó để từ đó có hướng điều trị đúng bệnh, diệt tận gốc chứng tiểu khó. Cần đến ngay các khoa tiết niệu để bác sỹ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị phù hợp
Dùng thuốc uống điều trị nội khoa phẫu thuật ngoại khoa là 2 cách xử trí thường được áp dụng khi đã tìm ra bệnh lý gây chứng tiểu khó. Cụ thể là:
Chữa trị nội khoa bằng thuốc
Đây là phương pháp dùng thuốc bằng đường uống (hoặc một số trường hợp có thể dùng thuốc tiêm) nhằm điều trị tại chỗ giúp người bệnh cải thiện bệnh, đi tiểu dễ dàng hơn.
Một số nhóm thuốc, loại thuốc có thể được áp dụng:
- Thuốc Allopurinol điều trị sỏi thận.
- Thuốc chặn Alpha 1 và Thuốc Finasteride: giúp làm giảm kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt cũng như các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra. Tuy nhiên, các thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài đều có thể xảy ra các tác dụng phụ cho cơ thể như: mệt mỏi, đau đầu, xuất tinh ngược, giảm ham muốn…
- Nhóm kháng sinh Quinolon: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt bằng đường uống.
- Nhóm kháng Aminoglycoside: điều trị viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu bằng đường tiêm.

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo: Một sản phẩm có thành phần chính là thảo dược, được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến.
Để tìm hiểu chi tiết từng loại thuốc cũng như công dụng, mời bạn tìm hiểu thêm:
>> Chi tiết: Bị mắc tiểu mà tiểu không được chữa trị bằng thuốc gì?
Điều trị ngoại khoa nhằm xử trí khó tiểu
Điều trị ngoại khoa là phương pháp phẫu thuật mổ điều trị bệnh. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cuối cùng khi mà các thuốc điều trị tại chỗ không có tác dụng hoặc dùng ở các bệnh lý không thể dùng thuốc chữa trị như:

- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở giai đoạn nặng, khối u xơ có kích thước quá lớn.
- Chứng hẹp niệu đạo. Thường được chỉ định mổ mở rộng vị trí niệu đạo bị hẹp.
- Các loại sỏi và dị tật trong hệ tiết niệu có kích thước sỏi lớn không thể uống thuốc bào mòn sỏi.