Tiểu khó là tình trạng gây khó khăn khi tiểu tiện ở nam giới. Tiểu khó thường xuyên sẽ đem lại sự phiền phức, khó chịu cho cơ thể cũng như tâm lý của người bệnh. Một số bài thuốc dân gian có thể giúp phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng của tiểu khó bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tiểu khó là gì?
Tiểu khó là hiện tượng biểu hiện sự kháng cự các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Đối với người bình thường, nước tiểu từ 300-800 ml sẽ gây ra kích thích buồn tiểu, lưu lượng tiểu từ 20 ml/giây.
Tiểu khó có những biểu hiện như sau
- Thời gian đi tiểu kéo dài, lâu và bị buốt, rát khi cố rặn.
- Tiểu khó, phải cố rặn ra mới đi được, hoặc rặn tiểu cũng không thể đi được, càng làm khó chịu ở bụng dưới.
- Dòng nước tiểu chậm, yếu.
- Ngoài ra còn có một số biểu hiện như: Tiểu nhiều lần nhưng không đi được, thường xuyên bị buồn tiểu, tiểu ra máu,…
Nguyên nhân gây tiểu khó
Một số nguyên nhân gây tiểu khó thường gặp ở nam giới:
- Tổn thương tủy sống, bị chèn ép do các khối u, bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống. Những bệnh này khiến mất cảm giác co thắt để đẩy nước tiểu ra ngoài gây tiểu khó.
- Sau khi vỡ xương chậu có thể dẫn đến tiểu khó.
- Sỏi trong bàng quang cũng gây ra khó khăn khi tiểu tiện. Ngoài ra một số bệnh ở bàng quang như: Khối u, túi thừa ở bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang, do viêm nhiễm,…
- Viêm nhiễm, chấn thương niệu đạo, sỏi ở niệu đạo.
- Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây tiểu khó ở nam giới
Các bài thuốc dân gian chữa tiểu khó hiệu quả
Sử dụng bột sắn dây
Sắn dây được biết đến là loại củ giải nhiệt, giải khát cho mùa hè nắng nóng. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh phế, tỳ và bàng quang, có công dụng thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa các bệnh nóng trong người bị khó tiểu, sốt, khát nước, bệnh tiểu đường (đái tháo đường),…
Nguyên liệu: 10g bột sắn dây
Cách thực hiện: Pha bột sắn dây với nước lọc uống trực tiếp, có thể cho thêm chút đường cho dễ uống. Thực hiện liên tục 10 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng bầu đất và râu ngô
Nguyên liệu: Râu ngô 20g, bầu đất 30g, mà đề 20g
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước sạch. Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun tiếp trong khoàng 20 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra bình uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày.
Sử dụng nước mía và ngó sen
Nước mía vị ngọt, tính mát, vào phế, vị, có tác dụng giải nhiệt, giáng khí, lợi niệu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Trong khi đó, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thải độc, giải nhiệt, lọc máu, làm sạch đường ruột, bổ máu. Vì thế kết hợp hai nguyên liệu này trị tiểu khó rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 500g mía tươi, 100g nõn ngó sen tươi.
Cách thực hiện: Mía tươi bóc vỏ, cắt khúc nhỏ 3cm, ép lấy nước. Nõn ngó sen bỏ đốt, cắt khúc, ép lấy nước. Trộn hai loại nước vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống 3 lần.
Sử dụng hành
Hành là một loại thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn của người Việt. Nhưng hành còn có một công dụng khác rất tốt trong quá trình điều trị chứng tiểu khó. Sử dụng hành tươi, sao nóng lên rồi đắp vào rốn giúp giải quyết tình trạng ứ đọng nước tiểu do nhiều nguyên nhân tạo ra. Sau đây là một số phương pháp sử dụng hành:
- Lấy một nắm hành tươi sau đó giã nát, chia làm 2 phần bọc lại bằng vải. Sao nóng cả 2 phần lên, rồi luân phiên đắp trên rốn, ngoài giúp chữa tiểu khó, còn chữa các bệnh liên quan đến đầy hơi, trướng bụng.
- Hành trắng có thể giã nát cả lá, trộn thêm với mật đắp lên vùng bùng dưới (trên bộ phận sinh dục), giúp tiểu tiện dễ dàng hơn.
- Kết hợp ốc nhồi (hoặc ốc vặn) từ 4-5 con với hành sống 3-4 củ và băng phiến. Bóc vỏ ốc ra, trộn thịt với hành giã nát, nặn thành bánh đặt trên rốn rồi lấy băng cố định lại. Khi tiểu tiện bình thường thì bỏ ra.
Sử dụng búp tre, rau má
Nguyên liệu: Búp tre 20g. Rau má 20g
Cách thực hiện: Các nguyên liệu chuẩn bị nên ở dạng tươi. Người bệnh rửa sạch rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp. Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả.
Sử dụng kim tiền thảo và cỏ mần trầu
Nguyên liệu: Kim tiền thảo, cây mã đề, cỏ mần trầu, râu ngô (dạng khô hoặc tươi đều dùng được) : mỗi vị 50g, Kim ngân hoa, hương nhu trắng: 30g, Sinh địa, liên kiều: mỗi vị 12g
Cách thực hiện:
Cách 1: Cho các vị thuốc vào ấm đun cùng 3 bát con nước. Sắc đến khi nước thuốc cạn còn 1 bát thì chắt ra. Sau đó tiếp tục thực hiện để thu về nước thuốc thứ 2 và thứ 3 và thứ 4. Trộn đều 4 bát nước thuốc kim tiền thảo cùng các vị thuốc khác với nhau chia uống làm 3 lần/ngày sau ăn 30 phút.
Cách 2: Cho các nguyên liệu vào nồi đun với 2 lit nước lọc. Đến khi nồi sôi thì đun tiếp tục 30 phút trên lửa nhỏ. Sau đó dùng nước thuốc thu được uống trong ngày uống thay nước lọc.
Sử dụng kim anh tử
Kim anh tử có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, điều trị chứng tiểu rắt, tiểu khó.
Nguyên liệu: 1,5kg kim anh tử, đường trắng vừa đủ
Cách thực hiện: Kim anh tử đem rửa sạch, thái miếng rồi đun với 3 lít nước sạch. Khi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ còn khoảng 1 lít nước thì vớt bã ra. Lọc lấy phần nước thuốc đem đun tiếp đến khi thành dạng cao đặc lại. Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với chút đường và nước ấm. Uống 2 lần/ngày sẽ thấy giảm chứng tiểu khó, tiểu rắt khá hiệu quả.
Sử dụng lá bìm bìm, lá mảnh cộng
Nguyên liệu: Lá bìm bìm tươi 50g, Lá mảnh cộng tươi 50g
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện.
Sử dụng náng hoa trắng
Đây là bài thuốc Nam chủ trị chứng bí tiểu ở nam giới do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Năm 2001, Cây Náng hoa trắng là cây thuốc Nam được phát hiện có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt bởi Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu Trung ương Việt Nam – Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt.
Hiện tai, bài thuốc từ cây náng hoa trắng giúp điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng như làm giảm chứng bí tiểu và các chứng rối loại tiểu tiện khác được nhiều người lựa chọn và áp dụng.
Nguyên liệu: Lá náng hoa trắng đã phơi khô, quả ké đầu ngựa: mỗi vị 10g, Cây xạ đen: 40g
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi và đun cùng với 1,5 lít nước sạch. Khi nồi sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút để các nguyên liệu được ngấm ra nước. Dùng nước này uống sau bữa ăn, chia uống làm 3 lần. Thực hiện liên tục trong 6 tuần và theo dõi sự thay đổi.
Tham khảo thêm: Náng hoa trắng có tác dụng gì?
Sử dụng cây cúc tần
Cúc tần hay còn có tên gọi khác là từ bi, cây lức thuộc họ cúc. Là loại cây bụi cao từ 1-2m, lá mọc kiểu so le, hình bầu dục có dăng cưa ở mép. Theo đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.
Các bài thuốc từ cây cúc tần dùng để áp dụng chữa trị hiệu quả cho các trường hợp bị đau đầu, điều trị cảm mạo, đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, điều trị gai cột sống, chấn thương, ho do viêm phế quản, tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, cúc tần còn có thể chữa trị tiểu khó rất hiệu quả.
Nguyên liệu: Dùng 100g lá cúc tươi hoặc khoảng 40g lá cúc đã phơi khô
Cách thực hiện: Rửa sạch và cho nguyên liệu trên cho vào nồi đem đun với nước, sử dụng hàng ngày sẽ giúp trị tiểu khó mang lại hiệu quả khá tốt.
Sử dụng bí xanh
Bí xanh vị ngọt, tính mát, công dụng giải nhiệt, làm mát ruột, giải khát, lợi tiểu, giải độc và giảm béo. Bí xanh được dùng để trị tiểu khó, tiểu đường và bệnh lý hệ tiết niệu do nóng trong.
Nguyên liệu: 300g bí xanh
Cách thực hiện: Gọt vỏ, rửa sạch bí xanh, bỏ lõi rồi xắt miếng. Ép bí xanh lấy nước cốt uống trực tiếp. Có thể trộn thêm ít muối tinh và nước lọc cho dễ uống. Nếu không thể dùng nước ép bí sống thì bạn có thể đem bí luộc chín sau đó ăn cả cái lẫn uống nước. Một ngày ăn từ 300-500g bí xanh, áp dụng 7 – 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Nếu sử dụng các phương pháp không có hiệu quả thì bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất.
Thông tin hữu ích cho bạn: Tiểu khó và cách xử lý hiệu quả
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Song song với việc sử các bài thuốc dân gian các bạn có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ thuộc dòng TPCN, TPBVSK cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Bởi, các sản phẩm hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và có thể phòng ngừa bệnh tái phát.
Nếu bạn bị tiểu khó do u xơ tiền liệt tuyến hoặc là nam giới cao tuổi có các chứng rối loạn tiểu tiện, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.
TPBVSK Vương Bảo là sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên, đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và có đầy đủ báo cáo chứng minh. Hơn thế nữa, Vương Bảo cũng đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường, được hàng nghìn khách hàng khắp cả nước tin tưởng sử dụng và đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung.
Khi kết hợp Náng hoa trắng với Sài hồ nam, Đơn kim, Ngũ sắc, Rau tàu bay,… sẽ mang lại tác dụng giảm nhanh rối loạn tiểu tiện, giúp tiểu thông thoáng hơn; chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
Ngoài ra, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa thành phần Ngải nhật, giúp hạn chế hiện tượng ung thư hóa cho bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Giúp em với đau quá rồi lúc tối đang ngủ thì thấy có cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu hoài tiểu ko được
Chào CaoNgọcHuỳnh !
Theo em chia sẻ, em đang gặp tình trạng bí tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng lâu dài sẽ đến tình trạng căng trương toàn bộ hệ tiết niệu, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng. Hậu quả của tình trạng bí tiểu có thể kéo theo hàng loạt biến chứng khác, gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tình trạng của em nên đi tái sớm và điều trị sớm theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Cần tư vấn thêm, em liên hệ tổng đài tư vấn (miễn cước) 1800.1258 trong giờ hành chính.
Cảm ơn em. Chúc em và gia đình nhiều sức khỏe.