Cây rau tàu bày là một loại cây mọc dại và nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là lại cây cỏ bình thường, tuy nhiên từ lâu trong dân gian ông bà ta đã sử dụng loại cây này để chữa một số bệnh. Vậy cụ thể là cây ràu tàu bày có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Mục lụcCây rau tàu bày là loại cây gì?Đặc điểm của cây rau tàu bayNơi phân bố của cây rau tàu bayBộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quảnThành phần hóa họcCác sử dụng và liều lượngCông dụng chữa bệnh của cây rau tàu bayMột số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bayNhững lưu ý khi sử dụng rau tàu bayRau tàu bay giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt trong Vương Bảo Cây rau tàu bày là loại cây gì? Cây rau tàu bay (Gynura divaricata) hay còn lại là Kim thất, Ngải rét, Lảo lộc (Tày). Cây rau tàu bày có tên khoa học là Crassocephalum crepidioides, thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây rau tàu bay Không nên nhầm lẫn cây rau tàu bay với một loài cây khác có tên là cỏ tàu bay (cỏ hôi, cây bơm bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản) có tên khoa học là Chromolaena odorata (L) King et Robinson. Đây là loài cây cũng phát tán hạt như cây rau tàu bay, lá xào ăn được nhưng rất hôi, chủ yếu dùng để làm thuốc. Đặc điểm của cây rau tàu bay Thân của cây rau tàu bay là dạng thân thảo, hình trụ, mập, mọc thẳng, phân nhánh trên không với các tuyến lông, có rãnh khía rõ rệt. Lá cây rau tàu bay mỏng, có dạng hình trứng dài, bản lá to, phần chóp phiến lá có hình thoi, phần dưới có những thuỳ xẻ sâu; mép lá có răng cưa, có mùi thơm nhẹ. Cụm hoa dạng đầu, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn, gồm nhiều hoa màu hồng nhạt, bao chung gồm hai hàng lá bắc hình sợi. Hoa tàu bay lưỡng tính, có mào lông mịn, trắng, hợp thành ngù, mềm. Hoa nở khoảng từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả khoảng từ tháng 10 đến tháng 3. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, dễ bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây phát tán đến những nơi thuận lợi để tiếp tục sinh sôi. Quả bế hình trụ, có mào lông trắng ở đỉnh. (Quả bế là một loại quả khô không mở do 1 hoặc nhiều lá noãn tạo thành, các quả bế có thể được đưa đi xa nhờ gió, giống như quả bế của cây bồ công anh). Nơi phân bố của cây rau tàu bay Rau tàu bay là một loài cây hoang dại, mọc tự nhiên, tập trung nhiều ở khu vực khí hậu nhiệt đới như Châu Á. Bên cạnh đó, rau tàu bay còn được tìm thấy ở Châu Phi, một số đảo phía Đông Nam Địa Trung Hải… Ở Việt Nam, loài thực vật này được tìm thấy rộng rãi ở các bãi đất hoang sau nương rẫy, ven đường đi ở những khu vực đồi núi, bìa rừng hoặc ven các khe suối. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản Bộ phận dùng thường là lá và ngọn. Cậy có thể được thu hái quanh năm. Sau khi hái có thể rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô. Sau khi phơi khô cần bảo quẩn ở nhiệt độ từ 25-28 độ C và chú ý tránh những nơi ẩm ướt. Thành phần hóa học Thành phần chính của rau tàu bay chủ yếu là nước chiếm 80%. Ngoài ra, rau còn chứa hoạt chất khác với hàm lượng thấp như gluxit, protid, vitamin và chất khoáng (sắt). Các sử dụng và liều lượng Rau tàu bay có thể dùng dưới dạng thuốc đắp, sắc hoặc nấu ăn. Liều dùng đối với tàu bay khô là 30 gram. Công dụng chữa bệnh của cây rau tàu bay Cây rau tàu bay theo ông cha ta cũng như Đông y cây rau tàu bay được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc để chữa các bệnh như sau: Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết chơ cơ thể Có tác dụng giải nhiệt và bảo vệ gan Ngăn ngừa tăng men gan Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số ung thư Điều trị bướu cổ Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt GIúp giảm đau nhức xương ở người cao tuổi Cải thiện bệnh tiêu chảy ở trẻ em Có tác dụng cầm máu và trị ghẻ hoặc bị đỉa cắn Ngoài những tác dụng này ra, rau tàu bay còn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với phụ nữ đang cho con bú như: Hỗ trợ tăng tiết sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở mẹ Giúp giảm đau xương khớp Cầm máu vết mổ hiệu quả cho phụ nữ sinh mổ Với đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ mới sinh con Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay Chữa bệnh bướu lành và bướu cổ Sử dụng 30 gram rau tàu bay khô và 30 gram cây xạ đen khô sắc với 1.2 lít nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. Để thuốc đem lại kết quả cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nên kiên trì sử dụng từ 3 – 4 tuần. Trị côn trùng cắn Sử dụng 1 nắm lá rau tàu bay tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng phần bã đắp lên chỗ bị thương. Đắp liên tục 2 – 3 ngày để giảm sưng và đau. Giải độc cơ thể,tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư Dùng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần Giảm đau khớp, cầm máu và kháng khuẩn, kháng viêm Rau tàu bay tươi sau khi rửa sạch giã nát và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức hoặc nơi có vết thương bị sưng. Rau tàu bay giúp hạ sốt Sử dụng 10 – 15 gram rau tàu bay khô sắc nước và uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày, triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ Dùng lá tàu bay tươi hoặc khô sắc lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em Điều trị phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt Để cải thiện tình trạng đau nhức hoặc tiểu buốt, khó chịu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây bạn có thể sử dụng 10g tau tàu bay, 15g Hải trung kim, 8g Sài hồ nam, 20g Náng hoa trắng. Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát nước thì đổ ra chén để uống. Tiếp tục sắc thêm 2 đến 3 lần nữa để uống làm 3 lần trong ngày sau ăn. Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bay Vốn dĩ là một loại cỏ dại nhưng lại được sử dụng như một loại thực phẩm cũng như làm thuốc nhờ những tác dụng của rau bay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại rau này, đó là: Để khử mùi hăng như xăng của rau bay, khi nấu canh bạn nên lắng phần dầu thừa nổi trên mặt nước, sau đó cho gia vị vào, sẽ ngon hơn. Không nên dùng nhiều hoặc trồng rau bay làm rau vì ăn nhiều cũng không tốt. Có người cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau bay sẽ bị thiếu máu, sỏi thận. Vì vậy, bạn nên kết hợp với nước mắm chanh hoặc làm các món gỏi với chanh hoặc giấm để tăng khả năng hấp thụ sắt. Rau tàu bay giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt trong Vương Bảo Xuất phát từ bài thuốc dân gian trên cùng mong muốn mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thực sự chất lượng, hiệu quả, công ty Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh (địa chỉ Số 3 – ngõ 2 Thọ Tháp, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc dân gian trên vào sản phẩm Vương Bảo. Không chỉ có thành phần là rau tàu bay, Vương Bảo còn được bổ sung thêm náng hoa trắng,sài hồ nam, hải trung kim – đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bốn vị thuốc này không hề đối nghịch nhau mà ngược lại, chúng hiệp đồng với nhau để nâng cao hiệu quả cho người bệnh (thành phần tỉ lệ đã được tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể). Mới đây, Vương Bảo còn bổ sung thêm các thảo dược: Ngải nhật, lá cây hoa ban, đơn kim, ngũ sắc. Chúng đều hỗ trợ giảm khối u xơ tuyến tiền liệt tốt hơn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới lớn tuổi Vương Bảo có công dụng chính là: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt. Vương Bảo thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các bài thuốc Nam giúp người bệnh sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, Vương Bảo đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo hiện nhận được sự ủng hộ và hài lòng của hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay từ công ty xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay tại các hiệu thuốc, bạn BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là một vài thông tin về cây rau tàu bày cũng như những công cụng chữa bệnh của loại này này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về loại cây thảo dược quý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng như sản phẩm Vương Bảo các bạn hãy liên hệ tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thêm. Chia sẻ18 Tweet Chia sẻ
Thành phần Vương Bảo
Rau tàu bay là gì? Công dụng, cách dùng và ứng dụng
Cây rau tàu bay là cây sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới, chủ yếu là các nước châu Á và châu Phi. Đây là loại cây thân thảo, rễ màu trắng hoặc nâu, lá to, mỏng, hình trứng dài. Ngoài làm rau, loại cây này còn được nhân dân ta sử dụng trong một số bài thuốc dân gian. Vậy chúng có công dụng gì và dùng như thế nào? Mục lụcI. Giới thiệu rau tàu bay1.1 Cây tàu bay là cây gì?1.2 Cách nhận biếtII. Hình ảnh cây tàu bayIII. Có thể thu hái rau tàu bay ở đâu?IV. Cây tàu bay có công dụng gì?4.1 Dùng làm rau4.2 Dùng làm thuốc4.3 Dùng trong nông nghiệp, chăn nuôiV. Một số bài thuốc dân gian từ cây rau tàu bayVI. Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bayVII. Cách dùng rau tàu bay ở một số nơi trên thế giới7.1 Việt Nam7.2 Trung Quốc7.3 Nhật Bản7.4 Châu Phi7.5 Các nước khácVIII. Rau tàu bay trong y học hiện đại Việt Nam I. Giới thiệu rau tàu bay 1.1 Cây tàu bay là cây gì? Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài tên gọi rau tàu bay, cây còn được biết đến với cái tên khác là kim thất. Cây tàu bay Ở một số nơi trên thế giới, người ta cũng gọi loài cây này dưới nhiều tên phổ biến như: Okinawa Spinach, Redflower Ragleaf, cây cỏ cháy, Crassocephalum crepidioides, Ebolo, ye tong hao, Agologolo, Doyan-doyan, Ekinami, Gbuluh fuka, Miao kuo, Phak kaad chang, Phakkoat chaang,… Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài được miêu tả. Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài hiện được chấp nhận. Họ Cúc là một họ quan trọng về mặt kinh tế, nhiều cây thuộc họ này cung cấp các sản phẩm như dầu, các loại rau ăn lá, chất làm ngọt, chất thay thế cà phê và trà thảo mộc; một số loài thì được trồng làm cây cảnh; một số loài lại rất quan trọng trong y học thảo dược và được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền, chẳng hạn rau tàu bay, bồ công anh, sài hồ nam,… ||Lưu ý: Có một số loài khác được gọi là rau tàu bay lá xẻ, chẳng hạn: ERechtites valerianifolia (Wolf) DC hay E. hieracifolia (L) Raffin,.v.v. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cây Gynura crepidioides Benth. Rau tàu bay 1.2 Cách nhận biết – Thân: Thân cây là thân thảo, hình trụ, mập, mọc thẳng, phân nhánh trên không với các tuyến lông, có rãnh khía rõ rệt. – Rễ: Rau tàu bay có hệ thống rễ cọc, tức là có một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái. Rễ cái to có màu trắng hoặc nâu. – Lá: Lá cây to, dài, dày, có răng cưa to ở mép, hai mặt đều có lông. Ở góc cuống lá có hai tai nhỏ trông như lá kèn. Lá rau tàu bay mọc cách. – Hoa; Cây mang hoa dày đặc ở đầu (cụm hoa), được bao quanh bởi các lá bắc không nhân(*) (gần như tất cả các cây họ Cúc đều mang đăc điểm này). 1-3 cụm hoa lại hợp thành 1 gù. Hoa rau tàu bay có hình trụ, màu từ hồng nhạt đến đỏ hoặc đỏ nâu, có mào lông mịn màu trắng, mềm. Mùa hoa là mùa hè. (*) Lá bắc: Là lá biến dạng, xuất hiện dưới mỗi hoa hoặc cụm hoa. Nó có thể tiêu giảm đi hoặc có màu sắc sặc sỡ. Ở họ Cúc, có nhiều lá bắc và tập hợp dưới cụm hoa tạo thành bao chung. – Quả. Quả bế hình trụ, có mào lông trắng ở đỉnh. (Quả bế là một loại quả khô không mở do 1 hoặc nhiều lá noãn tạo thành, các quả bế có thể được đưa đi xa nhờ gió, giống như quả bế của cây bồ công anh). II. Hình ảnh cây tàu bay Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của cây rau tàu bay: Thân cây rau tàu bay Lá cây Các cụm hoa được bao quanh bởi các lá bắc không nhân. 1-3 cụm hoa lại họp thành 1 gù con. Các quả bế của cây Cận cảnh một quả bế của cây rau tàu bay III. Có thể thu hái rau tàu bay ở đâu? Rau tàu bay là loại cây một năm, thích hợp với vùng đất ẩm. Cây có thể phát triển trong bóng râm hoàn toàn (đất rừng sâu) bán bóng râm (đất rừng sáng màu) hoặc không bóng râm. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở các bãi hoang sau nương rẫy, ven đường đồi, bìa rừng, khe suối. Cây có số lượng quả bế nhiều, bay theo gió, nên có thể phát tán tới nhiều nơi. Có thể tái tạo bằng cách nảy mầm từ các hạt hoặc bằng thân cây. IV. Cây tàu bay có công dụng gì? 4.1 Dùng làm rau Lá rau tàu bay có mùi thơm đặc trưng, ăn được. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ thấy chỉ nhân dân ở những vùng hiếm rau hái lá non loại cây này về nấu ăn. Một số người cũng dùng rau tàu bay để ăn kiêng giảm béo. Rau tàu bay luộc chấm mắm tôm khô Để chế biến rau tàu bay, bạn có thể ăn sống, muối dưa, luộc, xào hay nấu canh. Lưu ý: nếu nấu canh thì phải để lắng, gạn bỏ hết phần dầu trên bề mặt rồi mới thêm gia vị (làm cách này giúp loại bỏ mùi, bởi một số người không thích mùi hắc đặc trưng của loại cây này). Về mặt dinh dưỡng, rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng tốt, giàu chất chống oxy hóa và các vitamin, chất xơ, không độc (không làm phá hủy hồng cầu hay hại máu như một số lời đồn đại). Tuy nhiên, cây có hàm lượng chất sắt thấp nên nếu ăn lâu dài cần phải phối hợp với các loại rau giàu sắt như bí đỏ, rau muống, các loại rau cải, các loại đậu,… Hoặc phải làm toan hóa rau bằng cách phối hợp với nước mắm chanh hoặc salad có chanh, giấm để tăng hấp thụ sắt. 4.2 Dùng làm thuốc Nhân dân một số vùng sử dụng lá và toàn cây của cây rau tàu bay trong nhiều bài thuốc dân gian, cụ thể như sau: Chữa vết rắn, rết, côn trùng cắn Trị các biến chứng sau sinh (ở campuchia) Nhuận tràng (do chứa nhiều chất xơ) Giảm béo Chữa đau bụng Chữa sưng môi Cầm máu, sát trùng Trị cảm sốt, hạ nhiệt Chống tiêu chảy .v.v. Tác dụng của rau tàu bay với phụ nữ mới sinh: Giúp hỗ trợ tăng tiết sữa mẹ Thúc đẩy quá trình chao đổi chất, làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng ở mẹ Giảm đau xương khớp sau sinh Ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cây rau tàu bay còn có một số tác dụng khác trong việc bảo vệ sức khỏe, chẳng hạn: Có các đặc tính chống khối u (Nghiên cứu đánh giá các hoạt động chống khối u trong mô hình in vitro và in-vivo của rau tàu bay và các cơ chết liên quan. Kết quả cho thấy các đặc tính phân giải ung thư và miễn dịch trung gian thông qua việc giải phóng NO từ các đại thực bào do NF-kB gây ra) Kháng khuẩn (nghiên cứu đã đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất nước nóng của rau tàu bay và cây bớp bớp với ba chủng vi khuẩn như S. aureus, K. pneunonia và E. coli. Kết quả cho thấy, cả ba chủng này đều nhạy cảm với cả hai chiết xuất). Chống tiểu đường / bảo vệ tế bào B (Nghiên cứu trên chuột bạch tạng wistar đã đánh giá khả năng bảo vệ tế bào B và các hoạt động chống tiểu đường của rau tàu bay) Thuốc tẩy giun sán (Nghiên cứu đánh giá hoạt tính tẩy giun sán trong mô hình in vitro của dịch chiết lá rau tàu bay chống lại Haemonchus contortus trên ba giai đoạn phát triển. Kết quả cho thấy hoạt động tẩy giun sán phụ thuộc vào nồng độ. Hoạt tính này có thể là do các chất chuyển hóa thứ cấp như saponin, flavonoid và tannin trong dịch chiết). Chất chống oxy hóa / Chống tăng lipid máu (Nghiên cứu đánh giá các hoạt động chống oxy hóa và chống tăng lipid máu của chiết xuất methanol trong các bộ phận trên mặt đất của rau tàu bay.). Kết quả cho thấy hoạt động chống oxy hóa phụ thuộc đáng kể vào liều lượng). Thuộc tính ức chế Acetylcholinesterase (Các kết quả cho thấy một nguồn chất phytochemical phenolic trong rau tàu bay có đặc tính chống oxy hóa và ức chế acetylcholinesterasem, có tiềm năng điều trị bệnh Alzheimer) 4.3 Dùng trong nông nghiệp, chăn nuôi Ngoài các tác dụng trên, cây rau tàu bay còn có một số tác dụng trong nông nghiệp, chăn nuôi. Cụ thể: Cây rau tàu bay cũng là nguồn thức ăn thô xanh hữu ích cho gia cầm. Sử dụng làm bẫy thực vật để thu thập mọt trưởng thành trong các đồn điền trồng chuối Lá được dùng làm phân xanh Rau tàu bay cũng được sử trong nông nghiệp, chăn nuôi V. Một số bài thuốc dân gian từ cây rau tàu bay ||Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu, một số bài thuốc vì là kinh nghiệm dân gian nên không có cân đo liều lượng rõ ràng. Vì thế, trước khi sử dụng bất kì bài thuốc nào, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu bạn làm theo. – Chữa đau đầu: Dùng lá sắc uống – Chữa vết thương mới: Dùng nhựa lá bôi lên vết thương – Cầm máu mũi: Dùng bột lá khô – Điều trị bướu cổ: Rau tàu bay khô 30g, cây xạ đen khô 30g. Sắc với 1,2 lít nước, đun cạn còn 500ml chia 3 lần uống trong ngày. – Chữa phì đại tiền liệt tuyến: rau tàu bay khô 30g, náng hoa trắng 10-15g. Đun nước sắc uống hằng ngày. (Tuy nhiên cần lưu ý rằng, náng hoa trắng có chứa độc dược có thể gây nôn, đau đầu, chóng mặt,…) – Trị côn trùng, rết cắn. Rau tàu bay (cả thân và lá) tươi đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết cắn liên tục 2-3 ngày. – Tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư. Ăn rau tàu bay 2-3 lần/tuần. – Giảm đau khớp, sưng viêm. Dùng rau tàu bay tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức hoặc vết thương bị sưng. – Điều trị sốt. Rau tàu bay khô 10-15 g đem sắc nước và uống. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm. VI. Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bay Vốn dĩ là một loại cỏ dại nhưng lại được sử dụng như một loại thực phẩm cũng như làm thuốc nhờ những tác dụng của rau bay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại rau này, đó là: Để khử mùi hăng như xăng của rau bay, khi nấu canh bạn nên lắng phần dầu thừa nổi trên mặt nước, sau đó cho gia vị vào, sẽ ngon hơn. Không nên dùng nhiều hoặc trồng rau bay làm rau vì ăn nhiều cũng không tốt. Có người cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau bay sẽ bị thiếu máu, sỏi thận. Vì vậy, bạn nên kết hợp với nước mắm chanh hoặc làm các món gỏi với chanh hoặc giấm để tăng khả năng hấp thụ sắt. VII. Cách dùng rau tàu bay ở một số nơi trên thế giới 7.1 Việt Nam Rau tàu bay được biết nhiều qua chiến tranh ở Việt Nam, đây là rau rừng giúp bộ đội Việt Nam làm nguồn thực phẩm thay cho rau xanh trong những năm tháng chiến tranh. Nhưng do nguồn gốc hoang dại nên không được sử dụng nhiều hoặc trồng làm rau. Ở Việt Nam, đôi khi nó được sử dụng làm thực phẩm thay thế rau xanh nhưng rất hạn chế do mùi hắc rất khó chịu kể cả khi đã được luộc chín. Đọt non và lá tàu bay có thể dùng để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh … Tuy nhiên do có vị đắng, mùi hôi đặc trưng nên cần có cách chế biến phù hợp mới thơm ngon. Có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay có thể bị thiếu máu. Khắc phục tình trạng này bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng thường xuyên rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng. Lá, đọt rau tàu bay được dùng để làm rau ăn, giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống ung thư 7.2 Trung Quốc Rau tàu bay được dùng làm dược liệu lâu đời. Hiện nay, loại rau này được trộn với rau xà lách và dùng để nấu canh. Loài rau này còn đang được trồng thương mại hóa ở Trung Quốc như một loại rau sạch để khuyến cáo người dân ăn giảm lượng cholesterol có hại trong máu. 7.3 Nhật Bản Ở Nhật Bản, tại tỉnh Onikawa và các quần đảo ở cực Nam Nhật Bản, một số công ty chuyên về thực phẩm oganic đã mở trang trại để trồng rau tàu bay nhằm mục đích kinh doanh rau sạch có vị thuốc, công dụng giúp làm giảm cholesterol, được mang tên là “Rau bina Okinawa” hay “Cải bó xôi Onikawa” (Okinawa Spinach). Rau tàu bay được dùng pha trộn với các loại rau khác để làm món salad tăng khẩu vị và làm thuốc thảo dược. Ngoài ra, do sức sống của loại rau này nên ở Nhật Bản người ta trồng để che phủ đất, chống xói mòn và làm cây cảnh, dùng trong thiết kế nông nghiệp sinh thái. 7.4 Châu Phi Lá và thân có nhiều chất nhầy được dùng làm rau ăn. Trong đó: Ở Nigeria, người ta lấy lá đem chần sơ, rút hết nước thừa, sau đó nấu với ớt, hành, cà chua, dưa (đôi khi thêm cá hoặc thịt) để làm món súp, món hầm. Ở Sierra Leone, lá được nghiền thành bột nhão để làm nước sốt với bột đậu phộng. 7.5 Các nước khác Ở Úc, cây được ăn như một loại rau xanh, nấu chín hoặc ăn sống. Ở Thái Lan, củ rau tàu bay được ăn với tương ớt. VIII. Rau tàu bay trong y học hiện đại Việt Nam Trong các bài thuốc dân gian ở trên, có một bài thuốc rất hay về công dụng của rau tàu bay, đó chính là bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt và cải thiện các triệu chứng do tình trạng này gây nên. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhiều đơn vị nghiên cứu về bài thuốc này và ứng dụng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho nam giới. Xuất phát từ bài thuốc dân gian trên cùng mong muốn mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thực sự chất lượng, hiệu quả, công ty Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh (địa chỉ Số 3 – ngõ 2 Thọ Tháp, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc dân gian trên vào sản phẩm Vương Bảo. Không chỉ có thành phần là rau tàu bay và náng hoa trắng, Vương Bảo còn được bổ sung thêm hải trung kim và nam sài hồ – đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bốn vị thuốc này không hề đối nghịch nhau mà ngược lại, chúng hiệp đồng với nhau để nâng cao hiệu quả cho người bệnh (thành phần tỉ lệ đã được tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể). Vương Bảo có công dụng chính là: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo hiện nhận được sự ủng hộ và hài lòng của hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Tuy nhiên, để khẳng định hơn nữa về chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hiện Vương Bảo đang triển khai chương trình “CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN” nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy kích thước tuyến tiền liệt giảm. Quý khách có thể đọc kỹ thể lệ và cách thức tham gia chương trình hoàn tiền: TẠI ĐÂY ☛ Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY ☛ Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY Trên đây là một số thông tin về cây rau tàu bay, gồm hình ảnh, công dụng và ứng dụng của nó trong y học nước nhà. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Vương Bảo và tư vấn miễn phí bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn phí gọi đến). Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ
Lá cây hoa ban – dược liệu mới cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Hoa ban được trồng ở khá nhiều nơi, không chỉ mang “vẻ đẹp Tây Bắc” đến với nhiều vùng miền. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện được trong lá của cây hoa ban có chứa hàm lượng rất cao hoạt chất β-sitosterol. Theo bài báo về nghiên cứu khoa học: “Randomised, placebo-controlled, double-blind clinical trial of β-sitosterol in patients with benign prostatic hyperplasia” năm 1995: Thực hiện nghiên cứu mù đôi trên 200 bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng rối loạn tiểu tiện cho sử dụng 20mg β-sitosterol 3 lần mỗi ngày cho kết quả: Email - Giá bán: 150.000đ/hộp 20 viên 520.000đ/lọ 80 viên Tiết kiệm 80.000đ Tặng ngay 1 hộp 20 viên trị giá 150.000Đ khi mua 1 lọ 80 viên Chỉ có 50 suất ưu đãi - Các bác hãy nhanh tay nhé Giảm IPSS (7,4 điểm ở nhóm điều trị bằng β-sitosterol so với 2,1 điểm ở nhóm giả dược). Tăng lưu lượng đỉnh (15,2 ml/s từ 9,9 ml/s) – tiểu mạnh hơn. Giảm thể tích nước tiểu tồn dư trung bình (30,4 ml từ 65 ml). Như vậy cải thiện đáng kể các triệu chứng và các thông số dòng nước tiểu cho thấy hiệu quả của β-sitosterol trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Lá cây hoa ban – một thành phần đã có trong Vương Bảo Ứng dụng nghiên cứu khoa học về Lá Cây hoa ban đã nhanh chóng được cập nhật vào trong sản phẩm Vương Bảo từ cuối năm 2020. Nhờ đó mang đến hiệu quả cải thiện bệnh tốt hơn. Vương Bảo new – Công thức cải tiến mới, giá không đổi Vào đầu năm 2021, Vương Bảo đã cho ra thị trường phiên bản mới Vương Bảo New với công thức cải tiến và giá thành không đổi. Theo đó, Vương Bảo mới ngoài các thành phần cũ còn được bổ sung thêm 4 thành phần sau: Thành phần Vương Bảo Vương Bảo new 1 Cao Náng hoa trắng Cao Náng hoa trắng 2 Cao Hải trung kim Cao Hải trung kim 3 Cao Tàu bay Cao Tàu bay 4 Cao Sài hồ nam Cao Sài hồ nam 5 Cao Đơn kim 6 Cao Ngũ sắc 7 Cao Ngải nhật 8 Cao lá cây hoa ban Khi kết hợp với các thành phần mới, Vương Bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước tiền liệt tuyền và giảm các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến nhanh hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Sự thay đổi này của Vương Bảo mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, giúp khách hàng có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn hơn. BẤM VÀO ĐÂY để mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty online giao hàng tận nhà Để tìm điểm bán, nhà thuốc phân phối sản phẩm Vương Bảo trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY Để được tư vấn về bệnh u xơ tiền liệt tuyến và sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.
Cây Náng Hoa Trắng có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?
Náng hoa trắng giờ đây đã trở thành một vị thuốc quen thuộc với nhân dân Việt Nam. Vậy, loại cây này có tác dụng gì và thực hư về tác dụng ấy như thế nào? I. Náng hoa trắng là cây gì? Náng hoa trắng là một cây thuộc họ Amaryllidaceae (họ Thủy tiên), có tên khoa học là Crinum asiaticum L. Tại Việt Nam, cây còn được gọi dưới nhiều tên khác như: đại tướng quân, tỏi lơi, cây lá náng, văn thù lang, chuối nước,… Crinum asiaticum L. có nguồn gốc từ các đảo Ấn Độ Dương, Đông Á, châu Á, Úc và Thái Bình Dương. Ngày nay, cây có thể được tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hồng Kông,… 1.1 Đặc điểm của cây Náng hoa trắng mọc thành cụm, thân tròn, củ ở dưới đất. Khi phát triển đầy đủ, cây có thể cao từ 90 đến 120 cm. Cây được nhân giống bằng cách tách gieo hạt hoặc chiết chồi ở gốc. Lá cây náng có màu xanh lục, mọc quanh thân cây, lá hẹp, mảnh mai, không có lông ở cả hai mặt, độ rộng của lá từ 10 đến 15 cm và dài khoảng 60 đến 90 cm. Hoa náng có màu trắng, mọc thành cụm lớn (mỗi cụm từ 6-12 hoa), có mùi thơm về chiều tối. Khi hoa vẫn còn non, có 2 vỏ màu xanh nhạt bao quanh cụm hoa. Cụm hoa được nâng trên một cuống dẹp, dài khoảng 90 cm, màu xanh. Cánh hoa hẹp và trắng, mỗi bông có 6 cánh. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong về phía cuống. Nhị hoa có 6 cuống, cuối phấn có màu đỏ. Quả của cây náng có màu xanh nhạt, khá tròn. Hình ảnh cây Náng hoa trắng Náng hoa trắng có tuổi thọ hàng chục năm, phát triển nhanh, mạnh, bền, rất ít bệnh và không có côn trùng hại. Vì thế loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, không cần dưỡng nhiều. Cây náng thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh hoặc mọc hoang tại những nơi ẩm ướt. Tại Thái lan, ngoài trồng làm cảnh cây còn được sử dụng trong các nghi thức tín ngưỡng, như để xua đuổi tà ma và những điều không lành. II. Náng hoa trắng có tác dụng gì? 2.1 Tác dụng trong dân gian Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài. Các bộ phận sử dụng được là lá, rễ, quả và hạt (toàn cây). Sở dĩ chỉ dùng náng bên ngoài là vì cây có chứa độc dược có thể gây nôn. Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số tác dụng của Náng hoa trắng được truyền lại trong dân gian: Chữa bong gân, sai gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã Chữa tê thấp, nhức mỏi xương khớp Giúp giảm đau đầu Giúp trục xuất đờm Làm thuốc gây nôn Lá náng có thể giúp điều trị thoát vị (được sử dụng ở tỉnh Suphan Buri, Thái lan) Giúp điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và mật Giúp trục xuất hoàn toàn máu kinh nguyệt Giúp che vào vết thương Chữa rắn cắn Điều trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Chữa bệnh trĩ .v.v. 2.2 Tác dụng trong y học hiện đại Ngày nay, náng hoa trắng được ứng dụng trong một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe với tác dụng: – Ở nam giới: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến – Ở nữ giới: Giúp phòng ngừa và giảm kích thước u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Giúp làm giảm các hiện tượng đau bụng, tức bụng, chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt…ở người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Nhìn chung, trong y học hiện đại, tác dụng của cây náng hoa trắng là giúp làm giảm và phòng ngừa các bệnh liên quan đến khối u ở cả nam giới và nữ giới. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của Náng hoa trắng trong việc ức chế các bệnh liên quan đến khối u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới và u nang, u xơ, u tuyến vú,… ở nữ giới, chúng ta cùng đọc tiếp phần dưới đây. 2.3 Vì sao Náng hoa trắng có tác dụng kháng u? Trước đây, người dân chủ yếu dùng cây Náng để chữa các bệnh bên ngoài. Mãi sau này, khi các nhà khoa học hiện đại tiến hành nghiên cứu và phân lập các hoạt chất có trong Náng hoa trắng, sau đó phát hiện ra khả năng ức chế khối u cực nhạy của Lycorine trong Náng hoa trắng thì loài cây này mới được chính thức được sử dụng nhiều trong y học hiện đại. Trước kia, nhân dân ta chỉ biết Náng hoa trắng có độc dược, nếu ăn nhầm sẽ gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nặng sau đó táo bón, thở không đều, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng, v.v.; ăn nhiều có thể gây tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chứ không biết loại độc dược này thế nào. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã biết, toàn bộ cây Náng hoa trắng có chứa nhiều loại alcaloid, đặc biệt là lycorin. Đây chính là hoạt chất độc hại, gây ra tác dụng nôn khi ăn phải. Tuy nhiên, trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Lycorine, cuối cùng phát hiện được rằng: Lycorine có hoạt tính kháng khối u rộng, đáp ứng tốt với các khối u ở nhiều vị trí trên cơ thể, như: u tuyến tiền liệt (ở nam giới); u tuyến vú, tử cung, buồng trứng (ở nữ giới); u phổi, thận, bàng quang,…(ở cả hai giới). Đây chính là tiền đề quan trọng để ứng dụng Náng hoa trắng trong việc phát triển các dòng sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân có bệnh liên quan tới khối u. Lycorine là một loại ancaloit Isoquinoline, được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất này có khả năng ức chế sự tăng sinh, di chuyển, xâm lấn và sống sót của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Nó còn gây ra sự chết rụng tế bào (apoptosis) và làm đảo ngược quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT)(*) của dòng tế bào u, ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, nó cũng kích thích các tế bào lympho T(**) hoạt động. (*) Quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT) là quá trình liên quan đến nhiều giai đoạn trong ung thư, bao gồm cả xâm lấn, di căn và kháng hóa chất. Tế bào ung thư trải qua quá trình EMT, thay đổi các tính chất của tế bào biểu mô thành các tính chất của tế bào trung mô, cụ thể là khả năng xâm lấn và di căn. (**) Tế bào lympho T là một trong 2 loại tế bào miễn dịch quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta (cùng với tế bào lympho b). Nó có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Một nghiên cứu được công bố trên Pubmed – Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2013 cũng cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh, nghiên cứu hoạt động của Lycorine trong việc ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư khác nhau, kết quả cho thấy: Tế bào khối u tử cung, buồng trứng là một trong những tế bào có độ nhạy cao nhất với Lycorine. Cụ thể: Độ nhạy của tế bào khối u với Lycorine cao gấp 15 lần so với tế bào thường. Lycorine khiến tế bào khối u tự chết đi cao gấp 6 lần bình thường trong cùng một khoảng thời gian (tăng từ 6,6% lên 36,7%). Tuy nhiên, như chúng ta đã nói ở trên, Lycorine được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Tức là không chỉ Náng hoa trắng có Lycorine mà nhiều loại cây khác thuộc họ này cũng có chứa Lycorine, mà tiêu biểu nhất là cây Trinh nữ hoàng cung. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong dịch chiết cây Trinh nữ hoàng cung cũng có chứa hoạt chất Lycorine với khả năng kháng u giống cây Náng hoa trắng. Tuy nhiên, Náng hoa trắng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm chữa u xơ tuyến tiền liệt, u xơ, u nang tử cung hơn là Trinh nữ hoàng cung, vì: Thông qua nghiên cứu so sánh, người ta nhận thấy hàm lượng lycorine có trong Náng hoa trắng cao hơn gấp 2-3 lần so với Trinh nữ hoàng cung. Vậy nên, nếu sử dụng Náng hoa trắng sẽ thu được hàm lượng chất nhiều hơn. (Nghiên cứu của Trần Bạch Dương và cộng sự vào năm 2001; nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt từ năm 2001 đến 2008 cùng nhiều nghiên cứu khác). Năng suất thu nguyên liệu của Náng hoa trắng cũng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Bởi Náng hoa trắng có biến động hàm lượng Lycorine theo vùng sinh thái thấp, thuận lợi hơn Trinh nữ hoàng cung trong việc phát triển vùng trồng dược liệu. Nhờ các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về hoạt chất Lycorine, ngày nay Náng hoa trắng được áp dụng rộng rãi trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng. III. Ứng dụng Náng hoa trắng trong hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến Từ những kết quả nghiên cứu về khả năng kháng tế bào u của Lycorine, sản phẩm Vương Bảo đã ra đời với sứ mệnh hỗ trợ những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến. Trong mỗi viên nén Vương Bảo có chứa: 310 mg Cao Náng hoa trắng 175 mg Cao Hải Trung Kim 125 mg Cao Rau tàu bay 100 mg Cao Nam sài hồ Cùng một số phụ liệu khác vừa đủ 1 viên. Việc gia giảm thêm các thành phần khác ngoài Náng hoa trắng giúp Vương Bảo mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Để đặt mua online sản phẩm Vương Bảo giao hàng tận nhà BẤM VÀO ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo nhanh nhất XEM TẠI ĐÂY Tỉ lệ và hàm lượng các thành phần trong mỗi viên Vương Bảo đã được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể. Chúng không có tác dụng đối lập nhau mà ngược lại, hiệp đồng với nhau để tăng cường tác dụng của mỗi thành phần. Chính vì thế, Vương Bảo sẽ phát huy tác dụng trung bình sau khoảng 1,5 tới 2 tháng sử dụng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời tình trạng u xơ được ngăn ngừa. Sau, 2-3 tuần, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện cũng được cải thiện rõ rệt. Vương Bảo đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Nhằm khẳng định chất lượng và thương hiệu hơn nữa, từ ngày 8/4/2019 Vương Bảo đã tiến hành triển khai chương trình: “CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN” nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy kích thước tuyến tiền liệt giảm. Quý khách có thể đọc kỹ thể lệ và cách thức tham gia chương trình hoàn tiền: TẠI ĐÂY Giá bán Vương Bảo thế nào và mua ở đâu để đảm bảo? Vương Bảo có 2 loại: Dạng hộp 20 viên có giá bán là 150.000/ hộp Dạng lọ 80 viên có giá bán là: 520.000/ hộp Sản phẩm uy tín và được bán ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Có thể tìm mua dễ dàng ở các nhà thuốc gần nhà. Hoặc đặt mua qua tổng đài 1800 1258 (Vương Bảo sẽ hỗ trợ gửi về tận nhà cho người lần đầu sử dụng) >> Tìm mua Vương Bảo có chứa Náng hoa trắng, xem TẠI ĐÂY Náng hoa trắng là một loại cây quen thuộc, không chỉ có giá trị trong việc làm cảnh, nó còn mang lại nhiều giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là tác dụng ức chế và làm giảm sự tiến triển của các khối u xơ. Tuy nhiên, hoạt chất lycorine trong Náng hoa trắng là một alcaloid tinh thể độc hại, khi ăn nhầm có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc, ăn nhiều có thể làm tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chính vì thế, để sử dụng Náng hoa trắng an toàn, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần này, chẳng hạn như Vương Bảo. Lưu ý, bạn cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận và cấp phép của cơ quan chức năng; không mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Sài hồ nam uống được không, tác dụng chữa gì?
Sài hồ nam là một cây thuốc khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy sài hồ nam uống được không và uống có những tác dụng gì? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiêt về loại cây thuốc này trong bài viết dưới đây. Mục lụcI. Tổng quan về cây sài hồ nam1.1 Đặc điểm của cây sài hồ nam1.2 Nơi cây sài hồ nam phân bố1.3 Cây sài hồ nam sử dụng được bộ phận nào?1.4 Thành phần hóa học của cây sài hồ namII. Cây sài hồ nam dùng để chữa gì?III. Ứng dụng cây sài hồ nam trong chữa bệnh3.1 Bài thuốc viên giúp giải cảm3.2 Bài thuốc trị nóng sốt mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng, đau đầu3.3 Trà giải cảm từ cây sài hồ nam khô3.4 Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm túi mật cấp và nhiễm khuẩn đường mật3.5 Bài thuốc trị viêm gan mãn tính, xơ gan3.6 Bài thuốc trị sốt rét3.7 Trà giải cảm 3.7 Bài thuốc hỗ trợ trị sốt cao gây mất nước và đau đầu3.9 Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cây sài hồ namIV. Ứng dụng sài hồ nam vào sản phẩm Vương BảoV. Những lưu ý khi dùng sài hồ nam I. Tổng quan về cây sài hồ nam Sài hồ nam hay còn có các tên khác là Cây lức, Hải sài, Cúc tần biển. Và có tên khoa học là Pluchea pteropoda Hemsley. Thuốc họ Cúc Asteraceae. 1.1 Đặc điểm của cây sài hồ nam Cây sài hồ nam là cây thân thảo, sống lâu năm, cây cao khoảng 40-60cm. Thân cây có hình trụ, cành phân nhiều ở gần ngọn. Khi non, thân cây có màu xanh và có lông min, khi già thân chuyển sang màu nâu hoặc màu tía và nhẵn. Lá cây sài hồ nam có hình bầu dục mọc so le, có chiều dài từ 3-4cm, rộng 1-2cm. Lá cây dày, mặt tên láng, mép lá có răng cưa. Mặt dưới lá có màu nhạt và có mùi hắc. Cây sài hồ nam có hoa mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa có màu đỏ tím nhạt. Quả sài hồ nam có hình hình trụ và có 10 cạnh lồi. Mùa hoa và quả thường vào tháng 5 đến tháng 7. 1.2 Nơi cây sài hồ nam phân bố Sài hồ nam phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía nam Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,… Ở nước ta, cây chỉ gặp ở các tỉnh ven biển, nhiều nhất là khu vựcmiền trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có thể tìm thấy được ở các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên. Loại cây này đặc biệt thích nghi với những vùng nước lợ, nó vẫn có thể phát triển tốt trong môi trường nước ngọt hoặc nước mặn. Vì vậy, môi trường sống của chúng chủ yếu ở khu vực cửa sông, bờ kênh, ven đường, ruộng cao ven biển. 1.3 Cây sài hồ nam sử dụng được bộ phận nào? Bộ phận làm thuốc: Người ta dùng rễ và lá của cây để làm thuốc. Thu hái và chế biến: Cây được thu hái quanh năm, đào lấy rễ rửa sạch, cắt bỏ phần rễ còn sót lại rồi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, cũng có thể ngâm rượu hoặc mật ong rồi sao thơm. Cây cũng được sử dụng tươi. Đặc điểm của bột Sài hồ nam: Lá: bột lá có màu xanh. Rễ: Bột rễ có màu vàng nâu. 1.4 Thành phần hóa học của cây sài hồ nam Thành phần chủ yếu trong cây là tinh dầu. Phần trên mặt đất của cây chứa các chất triterpenoid như taraxasteryl acetat. Còn chiết từ rễ thu được Hop ‐ 17 (21) ‐en ‐ 3β ‐ yl acetate, 2- (pent-1,3-diynyl) -5- (3,4-dihidroxybut-1- ynyl) -tiophene. Người ta nghiên cứu thấy các hoạt chất trong Sài hồ nam có tác dụng ức chế 1 số loại vi khuẩn thường gây bệnh ở người như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Proteus mirabilis và Proteus vulgaris. II. Cây sài hồ nam dùng để chữa gì? Theo Đông y thì cây có vị đắng, tính hơi lạnh. Nên được sử dụng để phát tán phong nhiệt, giải uất, lợi tiểu, điều kinh. Tức tác dụng với trường hợp cảm nắng, cảm do nhiệt nóng. Khi cơ thể thường cáu gắt tức giận là khí huyết vận hành không thông. Hoặc hoạt động các tạng phủ không điều hòa, ức chế lẫn nhau. Giải uất chính là điều trị các tình huống này. Rễ thường được dùng chữa cảm phong nhiệt, phát nóng, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá làm toát mồ hôi. III. Ứng dụng cây sài hồ nam trong chữa bệnh Cây sài hồ nam từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh khác nhau. Sau đây là một số bệnh sử dụng cây sai hồ nam mà các bạn có thể tham khảo như sau: 3.1 Bài thuốc viên giúp giải cảm Chuẩn bị: Bột bạc hà 6.25g, bột sài hồ nam 6.25g, bột cam thảo 0.3g. Thực hiện: Trộn đều và nén lại thành viên. Mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng trẻ nhỏ, nên giảm một nửa liều lượng. 3.2 Bài thuốc trị nóng sốt mùa hè gây khát nước, buồn nôn, ho, đắng miệng, đau đầu Chuẩn bị: Sài hồ nam 10g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g và sắn dây 12g. Thực hiện: Đem sắc uống và dùng hằng ngày. 3.3 Trà giải cảm từ cây sài hồ nam khô Chuẩn bị: Sài hô nam phơi khô. Thực hiện: Dùng 1 lượng nhỏ hãm với nước, uống thay trà. 3.4 Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm túi mật cấp và nhiễm khuẩn đường mật Chuẩn bị: Đại hoàng và sài hồ nam mỗi thứ 16g, mộc hương 6g, hoàng cầm, uất kim và bạch thược mỗi thứ 12g. Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Sau đó chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống (sáng – chiều). 3.5 Bài thuốc trị viêm gan mãn tính, xơ gan Chuẩn bị: Gan lợn khô 140g, kê nội kim 30g, thanh bì 20g, miết giáp 70g, bồ hoàng, sái thảo, địa long, đương quy, sài hồ nam, ngũ linh chi, xích thược, chỉ thực và bạch mao căn mỗi thứ 40g. Thực hiện: Xây nhuyễn các vị thuốc, sau đó thêm mật ong vào và trộn đều, nắn thành viên hoàn (mỗi viên nặng khoảng 4g). Sử dụng 3 viên/ 2 – 3 lần/ ngày và uống cùng nước sôi để nguội. 3.6 Bài thuốc trị sốt rét Chuẩn bị: Sinh khương 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, hoàng cầm, đảng sâm, pháp bán hạ, sài hồ nam, thảo quả và thường sơn mỗi thứ 12g. Thực hiện: Đem các vị sắc với 1 lít nước. Chắt lấy nước sắc và chia thành 2 lần dùng. 3.7 Trà giải cảm Chuẩn bị: Nhân trần, cam thảo nam và bạc hà mỗi thứ 1 phần và sài hồ nam 4 phần. Thực hiện: Đem hãm và uống như trà. 3.7 Bài thuốc hỗ trợ trị sốt cao gây mất nước và đau đầu Chuẩn bị: Ngũ gia bì và sài hồ nam mỗi thứ 20g, bán hạ 12g, lá tre 12g, cam thảo dây 12g, rau má 16g, gừng tươi 6g. Thực hiện: Đem các vị phơi khô, sau đem sắc với 400ml nước, còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn. 3.9 Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng cây sài hồ nam Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn thường gọi là bệnh u xơ tiền liệt tuyến) là căn bệnh hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên ngoài. Việc sử dụng sài hồ nam kết hợp với các vị thuốc Nam khác có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện:tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu không hết… do bệnh gây ra. Chuẩn bị: Sài hồ nam: 8g, Rau tàu bay: 10g, Hải trung kim: 15g, Náng hoa trắng: 20g Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát con nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục sắc đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát con thì chắt thuốc ra bát tô. Tiếp tục sắc thuốc với nước thứ 2 và nước thứ 3. Sau đó trộn đều 3 nước thuốc với nhau rồi chia uống làm 3 lần trong ngày, nên uống sau bữa ăn. Ngày uống 1 thang. IV. Ứng dụng sài hồ nam vào sản phẩm Vương Bảo Ngoài các công dụng phía trên, còn một công dụng khác của sài hồ nam mà ít người biết, đó là sài hồ nam có tính hướng thận, giúp lợi tiểu. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít sản phẩm thành công trong việc ứng dụng sài hồ nam vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Cho tới thời điểm hiện tại, ứng dụng thành công nhất của Sài hồ nam là có trong sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm dành riêng cho nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến, gặp các triệu chứng tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu yếu, tiểu không hết,… Khi kết hợp sài hồ nam với các thành phần dược liệu khác gồm: náng hoa trắng, rau tàu bay, hải trung kim, sẽ mang lại tác dụng hiệp đồng, vừa làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt vừa giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. ☛ Để đặt mua Vương Bảo có chứa Sài hồ nam, bạn xem TẠI ĐÂY ☛ Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY V. Những lưu ý khi dùng sài hồ nam Để sử dụng sài hồ nam được hiệu quả các bạn nên lưu ý những vấn đề sau: Cây sài hồ nam không nên dùng trong các trường hợp ho do phế âm hư, sốt có định kỳ, cao huyết áp,… Tuyệt đối không dùng sài hồ nam quá liều. Một số bài thuốc từ sài hồ nam có thể gây co bóp tử cung từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Sài hồ nam có thể gây phẩn ứng đối với một số thành phần của một số loại thuốc. Do đó nếu có ý định sử dụng các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Bạn cần biết phân biệt sài hồ nam với sài hồ bắc (Bupleurum chinense DC- Thuộc họ hoa tán) để tránh trường hợp bị mua nhầm. Trên đây là những thông tin về cây sài hồ nam cũng như những tác dụng để chữa bệnh. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu hơn về loại cây thuốc quý này. Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ
Tác dụng của lá cây Hoa ban mà bạn chưa biết
Đầu năm 2021, Vương Bảo chính thức ra mắt với công thức cải tiến, bổ sung thêm nhiều thành phần mới, một trong số đó là cao lá cây Hoa ban. Vậy tác dụng của lá cây Hoa ban là gì, tại sao lại được thêm vào Vương Bảo? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcI. Giới thiệu cây Hoa ban1.1 Giới thiệu chung1.2 Cách nhận biết câyII. Tác dụng của lá cây Hoa ban2.1 Làm cảnh2.2 Làm gỗ, làm củi2.3 Làm thức ăn cho gia súc2.4 Thuộc da2.5 Thực phẩm2.6 Bảo vệ đất2.7 Làm thuốcIII. Vì sao cao lá cây Hoa ban được thêm vào Vương Bảo?Vương Bảo new – Công thức cải tiến mới, giá không đổi I. Giới thiệu cây Hoa ban 1.1 Giới thiệu chung Tên thường gọi: cây hoa ban. Tên khác: móng bò sọc, cây hoàng hậu, ban tây bắc. Tên tiếng Anh: Buddhist bauhinia; kachnar; orchid tree; white orchid tree,… Tên khoa học: Bauhinia Variegata L. Họ: Đậu (Fabaceae) Nguồn gốc: Đông Á, Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ. Phân bố: Trung Quốc, Ấn độ, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Florida (Mỹ), Pakistan, Úc,… Cây hoa ban có tên khoa học là Bauhinia Variegata L.. Loài cây này có nguồn gốc trải dài từ Đông Á, tới Đông Nam Á, qua các tiểu lục địa Ấn Độ. Ngày nay, cây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, Mỹ, một vài vùng thuộc châu Úc cùng nhiều nước ở các xứ nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa khác. Tại Việt Nam nói riêng, cây hoa ban có nhiều tên gọi khác nhau như móng bò sọc, cây hoàng hậu, ban tây bắc. Loài cây này rất phổ biến ở vùng núi Tây bắc nước ta. Cứ độ tháng 3 về là khắp các bản làng ở Tây Bắc ngập tràn sắc của những bông hoa ban. Hình ảnh hoa ban nở trắng rừng Tây bắc 1.2 Cách nhận biết cây Để nhận biết được đúng loài cây này, cách tốt nhất là dựa vào hình ảnh và mô tả: Cây hoa ban là cây gỗ lớn, cao khoảng 6-15m, vỏ màu nâu, cành non có lông mịn. Rụng lá vào mùa khô. Cây hoa ban có lá kép liền thân, mọc cách. Phiến lá hình thuôn dài, xẻ sâu ở đỉnh, tạo thành hai thùy tròn lớn, rộng bản; lá dài khoảng 10-20 cm, màu xanh nhạt; mặt trên của lá không có lông, có ít lông ở các gân lá bên dưới; cuống lá dài. Tán lá xòe rộng. Hoa cây ban dễ thấy, thường mọc ra từ nách lá non. Hoa có 5 cánh hình vuốt, màu hoa từ trắng tới hồng nhạt, tím nhạt, có sọc hồng hoặc tím đậm ở cánh hoa. Hoa ban có 5 nhị (hiếm khi 6), nhị lép cao khoảng 1cm. Hoa mọc thành chùm dài từ 20-30 cm, hơi thõng. Cây ban thường ra hoa vào mùa xuân sau khi rụng lá, tầm tháng 3. Quả cây ban dẹt, thuôn dài 15-30 cm, bên trong có 9-10 hạt. ! LƯU Ý: Cây hoa ban Bauhinia Variegata L. có thể bị nhầm lẫn với cây hoa ban tím (Bauhinia purpurea L.), cũng là một loài cây thuộc họ Fabaceae, chi Ban. Đây là cây thân gỗ lớn, có hoa màu đỏ ánh tía nổi bật, thường có 3 (hiếm khi 4) nhị hoa, các cánh hoa không xếp chồng lên nhau, hoa thường nở vào mùa thu. Một số hình ảnh về loài cây này: Cây ban tím còn có tên gọi là cây dương tử kinh Lá cây ban tím II. Tác dụng của lá cây Hoa ban 2.1 Làm cảnh Cây hoa ban sinh trưởng nhanh, dễ trồng, màu sắc hoa và tán lá sặc sỡ, nổi bật vì thế thường được trồng làm cảnh ở nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp hoa ban trải dài từ vùng núi Tây Bắc, các tỉnh như Hà Giang, Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu,… đến tận Nghệ An. Cây cũng được trồng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm, đi dọc những tuyến đường như Hoàng Diệu, Giảng Võ hay Bắc Sơn…, ta có thể bắt gặp hoa ban bung nở mang tiết xuân của núi rừng xuống tới Thủ đô. Một góc phố Hoàng Diệu khi tới mùa hoa ban 2.2 Làm gỗ, làm củi Gỗ từ cây ban thường chỉ có kích thước nhỏ, có màu nâu xám với các mảng sáng hơn. Gỗ cứng cáp vừa phải, đàn hồi và hoàn thiện tốt. Gỗ ban chủ yếu được sử dụng để xây dựng nhà cửa, nông cụ, đồ nội thất, đồ dùng thông thường, chạm khắc, làm ván lạng, ván ép, ván dăm và tay cầm công cụ. Thân ban cũng là một loại củi tốt và có thể làm được than củi. 2.3 Làm thức ăn cho gia súc Lá, chồi và vỏ của cây hoa ban được sử dụng làm thức ăn cho nhiều loại gia súc, như cừu, dê. Năng suất lá trung bình từ một cây trưởng thành đạt khoảng 20-22 kg trọng lượng tươi mỗi năm. Lá cây hoa ban chứa protein thô, chất xơ, canxi, phốt-phát,… là nguồn dinh dưỡng ngon và bổ dưỡng cho gia súc. 2.4 Thuộc da Ở một số nước, người ta sử dụng vỏ của cây hoa ban để thuộc da và nhuộm da. 2.5 Thực phẩm Lá, quả, vỏ, hoa của cây hoa ban có thể ăn được. Lá có thể sử dụng cây ban như một loại rau hoặc chế biến thành sốt chấm, dưa chua. Hoa được sử dụng để nấu canh, làm gỏi, xào, làm nộm,… Những món ăn này tạo thành một bản sắc rất đậm đà của dân tộc miền núi. Nộm hoa ban – Món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc miền núi 2.6 Bảo vệ đất Cây hoa ban có giá trị bảo vệ rừng đầu nguồn lớn. Nó giúp chúng xói mòn và ổn định bờ sông hoặc có thể được trồng để cải tạo lại các vị trí bị xói mòn. Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện độ phù nhiêu của đất và có tiềm năng như một cây lâm nghiệp trong các trang trại, giúp che nắng, chắn gió. 2.7 Làm thuốc Cây hoa ban là một vị thuốc trong đông y và được sử dụng trong dân gian. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, vỏ thân, lá và hoa. Theo đông y, rễ cây hoa ban có vị hơ chát, tính hơi mát; tác dụng chỉ huyết, kiện tì. Vỏ thân thì có vị đắng, chát, tính bình; tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Lá vị nhạt, tính bình; tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoàn tả. Hoa vị nhạt, tính mát; tác dụng tiêu thũng. Cả rễ, vỏ thân, lá và hoa của cây hoa ban đều có thể sử dụng làm thuốc (Ảnh minh họa) Một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc từ cây hoa ban là: Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy: hoa ban tươi hoặc khô hoặc nụ hoa ban phơi khô trong bóng râm đem đun với nước, để sôi 5-7 phút là được. Dùng nước này uống trước mỗi bữa ăn sáng, uống liền trong 1 tuần. Trị tiêu hóa không tốt, phân lỏng, nát, đầy hơi: Lấy vỏ thân sắc uống. Trị mụn nhọt, sang lở: Lấy vỏ thân nấu nước rửa vào vết thương. Chữa các vết thương mới, giúp chóng lành, nhanh lên da non: Lấy vỏ thân cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài. Thái mỏng, phơi hoặc sao khô rồi tán thành bột mịn. Thêm nước sạch vào trộn đều thành hồ nhão, bôi vào các vết thương. Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu: Lấy rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, thái mỏng rồi phơi khô, sao vàng. Đem sắc uống. Ngoài ra, cây hoa ban cũng được sử dụng trong y học ở nhiều nước khác trên thế giới, chẳng hạn: Ở Ấn Ðộ, hạt từ quả cây hoa ban có tác dụng làm đông máu; vỏ thân dùng làm thuốc chữa vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc; chồi khô dùng trị lỵ, trĩ, ỉa chảy và trị giun; nước sắc rễ trị đầy hơi trướng bụng và rễ trị nọc rắn cắn. Ở Trung Quốc, rễ dùng trị lạc huyết, ăn uống không bình thường; vỏ rễ trị ăn uống không bình thường, viêm dạ dày ruột cấp tính; lá trị ho, đái khó (bí tiểu). .v.v. III. Vì sao cao lá cây Hoa ban được thêm vào Vương Bảo? Theo bài báo “Bioactive constituents from Bauhinia variegata Linn” (tạm dịch: Các thành phần hoạt tính sinh học từ cây hoa ban) được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Dược phẩm và Khoa học Y sinh. Theo đó, vào năm 2014, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các thành phần hóa học từ chiết xuất methanolic của thân cây hoa ban, họ phân lập được 4 hợp chất hóa học tự nhiên có hoạt tính sinh học, gồm: Lupeol, β-Sitosterol, Kaempferol và Quercetin. Trong đó, β-Sitosterol là hoạt chất đáng chú ý. Công thức hóa học của β-Sitosterol Theo bài báo “Randomised, placebo-controlled, double-blind clinical trial of β-Sitosterol in patients with begin prostatic hyperplasia” (tạm dịch: “Thử nghiệm lâm sàng mù đôi, có đối chứng với giả dược, ngẫu nhiên về β-Sitosterol ở bệnh nhân bắt đầu tăng sản tuyến tiền liệt“) vào năm 1995, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu ở 200 bệnh nhân (được tuyển chọn từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1993) bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính có triệu chứng được điều trị bằng 20mg β-Sitosterol (có chứa hỗ hợp phytosterol) 3 lần mỗi ngày hoặc giả dược. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những bệnh nhân được điều trị bằng β-Sitosterol có sự giảm điểm IPSS (điểm triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế – International Prostate Symptom Score), cụ thể: 7,4 điểm ở nhiều điều trị bằng β-Sitosterol so với 2,1 điểm ở nhóm giả dược. Sự thay đổi các thông số lưu lượng nước tiểu, trong đó: nhóm điều trị bằng β-Sitosterol có tăng lưu lượng đỉnh (15,2 ml/s từ 9,9 ml/s) và giảm thể tích nước tiểu tồn dư trung bình (30,4 ml từ 65 ml). Các thông số ngày không thay đổi trong nhóm giả dược. Không có sự giảm thể tích tuyến tiền liệt liên quan được quan sát thấy ở cả hai nhóm. Như vậy, qua nghiên cứu này, việc cải thiện đáng kể các triệu chứng và các thông số dòng nước tiểu cho thấy hiệu quả của β-Sitosterol trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Ngoài ra, theo bài báo “Bauhinia variegata Leaf extracts exhibit considerable antibacterial, antioxidant, and anticancer activities” (tạm dịch: Chất chiết xuất từ lá cây hoa ban thể hiện các hoạt động kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống ung thư đáng kể) vào năm 2013 đã kết luận: Các chất phytochemical có trong các chất chiết xuất từ lá cây hoa ban có hoạt tính kháng khuẩn mạnh và khả năng gây độc tế bào, chống lại các dòng tế bào ung thư ở người. Ngoài ra, chất chiết xuất từ lá cây hoa ban còn có khả năng chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Chính từ những bài báo khoa học này, công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu và quyết định thay đổi thành phần của Vương Bảo. Vương Bảo new với 8 thành phần, được bổ sung thêm 4 thành phần mới Vương Bảo new – Công thức cải tiến mới, giá không đổi Vào đầu năm 2021, Vương Bảo đã cho ra thị trường phiên bản mới Vương Bảo New với công thức cải tiến và giá thành không đổi. Theo đó, Vương Bảo mới ngoài các thành phần cũ còn được bổ sung thêm 4 thành phần sau: Thành phần Vương Bảo Vương Bảo new 1 Cao Náng hoa trắng Cao Náng hoa trắng 2 Cao Hải trung kim Cao Hải trung kim 3 Cao Tàu bay Cao Tàu bay 4 Cao Sài hồ nam Cao Sài hồ nam 5 Cao Đơn kim 6 Cao Ngũ sắc 7 Cao Ngải nhật 8 Cao lá cây hoa ban Khi kết hợp với các thành phần mới, Vương Bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước tiền liệt tuyền và giảm các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến nhanh hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Sự thay đổi này của Vương Bảo mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, giúp khách hàng có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn hơn. BẤM VÀO ĐÂY để mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty online giao hàng tận nhà Để tìm điểm bán, nhà thuốc phân phối sản phẩm Vương Bảo trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY Cây hoa ban là một loài cây quen thuộc ở vùng núi Tây Bắc nước ta, thường được trồng làm cảnh do hoa có màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Tuy nhiên không chỉ như vậy, vỏ thân, lá, hoa và rễ cây hoa ban đều có thể làm thuốc. Đặc biệt, lá cây hoa ban với thành phần β-Sitosterol đã được thêm vào sản phẩm Vương Bảo new, cùng với nhiều thành phần khác, giúp nâng cao hiệu quả của sản phẩm, từ đó hỗ trợ cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến tốt hơn. Để được tư vấn về bệnh u xơ tiền liệt tuyến và sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258. Chia sẻ16 Tweet Chia sẻ