Tôi năm nay 60 tuổi, hay bị tiểu đêm, bệnh này có nguy hiểm không thưa bác sĩ và hay bị tiểu đêm uống thuốc gì?
Nguyễn Quang Thức (Quảng Bình)
Trả lời
Chào bác Thức,
Cảm ơn bác đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về 2 câu hỏi của bác, tôi xin trả lời lần lượt như sau.
Tiểu đêm có nguy hiểm không?
Tiểu đêm hay đái đêm là tình trạng mà người bệnh phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Theo thống kê, bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 55-84. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người trẻ tuổi cũng có thể mắc chứng bệnh này và được gọi là tiểu đêm ở người trẻ tuổi.
Tiểu đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, được chia thành nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không do bệnh lý:
- Nguyên nhân bệnh lý, bệnh xảy ra do mắc một số bệnh như: u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi thận, khó thở khi ngủ, chứng phù chân, bệnh tim, béo phì, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang, tiểu đường, tăng canxi máu, ung thư tuyến tụy, do sử dụng một số loại thuốc.
- Nguyên nhân không bệnh lý, bệnh xảy ra do lão hóa hoặc do thói quen uống nước.
Với nguyên nhân bệnh lý, tiểu đêm chính là một trong các triệu chứng của bệnh và báo hiệu sức khỏe của bác đang có vấn đề. Nó có thể là triệu chứng khởi phát của một số căn bệnh nguy hiểm, như ung thư hay viêm bàng quang,...
Với nguyên nhân không do bệnh lý, bệnh không thực sự nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt nếu bệnh xảy ra do thói quen uống nước, bác chỉ cần thay đổi thói quen của mình và có thể không cần sử dụng thuốc.
Hay tiểu đêm uống thuốc gì?
Một số loại thuốc để điều trị tình trạng tiểm đêm là:
- Nhóm Desmopressin
- Thuốc chống co thắt (thuốc kháng cholinergic)
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc chẹn alpha-1
- Thuốc an thần
Phía y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc để trị hay tiểu đêm như:
- Ba Wei Di Huang Wan
- Ji Sheng Shen Qi Wan
- Suo Quan Wan
- Câu kì tử
- Ích trí nhân
- Kim tiền thảo
Lưu ý. Các loại thuốc (dù là thuốc tây hay thuốc y học cổ truyền), cũng cần phải được sự thăm khám sau đó chỉ định dùng từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều nhà thuốc y học cổ truyền hoạt động mà không có giấy phép của cơ quan chức năng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và cả tin của người bệnh để trục lợi, bán những bài thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc. Bác và người đọc nói chung cần hết sức tỉnh táo khi mua các bài thuốc này về uống.
Nhóm Desmopressin. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách bắt chước sự hoạt động của hormone chống bài niệu ADH.
Về cơ bản, hormone ADH là hormone quyết định xem chúng ta đi tiểu ít hay nhiều. Nếu có quá ít ADH, thì nước tiểu sẽ loãng, dẫn tới nước bị mất nhiều qua thận, gây tiểu đi tiểu thường xuyên. Nếu quá nhiều ADH, thì nước sẽ bị giữ lại, khiến cơ thể choáng váng, buồn nôn,...)
Nhóm Desmopressin có nhiều loại thuốc khác nhau, để điều trị tiểu đêm, FDA phê duyệt thuốc xịt mũi desmopressin, được bán dưới tên thương hiệu là Noctiva. Noctiva chỉ được sử dụng trong trường hợp tiểu đêm là do tiểu niệu và không được chấp thuận để điều trị tiểu đêm do các nguyên nhân y tế khác, như: suy tim, các bệnh về bàng quan, tiểu đường, bệnh tuyến tiền liệt,...
Nhóm thuốc kháng cholinergic. Nhóm thuốc này thích hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng bàng quang hoạt động quá mức vào cả ngày và đêm. Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn cơ trơn bàng quang thông qua sự ngăn chặn thụ thể acetylcholine. Từ đó giúp làm giảm tần suất đi tiểu vào ban đêm cho bệnh nhân.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn trong nhóm này là:
- Oxybutynin
- Tolterodine
- Trospium clorua
- Solifenacin
- Darifenacin
- Hydrobromide Darifenacin
Thuốc lợi tiểu. Nhóm thuốc lợi tiểu quai giúp hạn chế tình trạng hay tiểu đêm bằng cách: Kích thích thận tăng sản xuất nước tiểu vào ban ngày và giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
Nhóm lợi tiểu không được cấp phép chính thức để điều trị tiểu đêm nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn nếu thấy cần thiết.
Thuốc chẹn alpha – 1. Đây là thuốc để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang thư giãn và mở ra dễ dàng, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiết niệu có liên quan đến bệnh u xơ tuyến tiền liệt, bao gồm cả tiểu đêm.
Một số loại thuốc trong nhóm này có thể được kê là:
- Alfuzosin (Uroxatral)
- Doxazosin (Cardura)
- Prazosin (Minipress)
- Silodosin (Rapaflo)
- Tamsasmin (Flomax)
- Terazosin (Hytrin)
Các loại thuốc an thần. Tiểu đêm khiến bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần giữa đêm, từ đó gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng tới hoạt động hằng ngày. Để hạn chế tình trạng trên, bệnh nhân có thể được kê thêm thuốc an thần.
Các bài thuốc y học cổ truyền, các bài thuốc này là sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau hoặc thảo dược đơn lẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chúng khá hiệu quả để điều trị tiểu đêm do bàng quang hoạt động quá mức
Để tham khảo thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc, bác có thể đọc bài viết: Thuốc điều trị tiểu đêm
Trong quá trình điều trị bệnh, để kết quả đạt được cao hơn, bác có thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện thêm một số kỹ thuật đào tạo bàng quang. Việc này theo thờin gian giúp bàng quang kiểm soát tốt hơn các cơn co thắt, và hạn chế tình trạng tiểu đêm.
Trên đây là câu trả lời của tôi dành cho câu hỏi của bác Thức cũng như những bạn đọc đang thắc mắc về vấn đề này. Thông tin và các loại thuốc trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, tìm hiểu. Để được chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị chính xác, bác cần đi khám để được xác định rõ tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bác và bạn đọc có thể gọi tới số 1800.1258 (hoàn toàn miễn cước gọi) để được tôi giải đáp thêm.