Són tiểu là tình trạng nước tiểu tự động rỉ qua đường niệu đạo mà không kiểm soát được gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Làm thế nào để “đánh bay” chứng són tiểu hiệu quả? Cùng chuyên mục sức khỏe của chúng tôi tìm hiểu nhé.
Các loại són tiểu thường gặp
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc són tiểu như: Người tuổi cao, người sinh thường qua đường dưới, sinh con có trọng lượng thai nhi lớn hoặc đầu to, đẻ khó với chuyển dạ kéo dài, mãn kinh, bệnh béo phì, nghiện thuốc lá, bệnh phổi mạn tính, người thường xuyên gắng sức đi tiểu…
Són tiểu được chia làm 3 loại:
- Són tiểu gắng sức
- Són tiểu do bàng quang tăng hoạt
- Són tiểu hỗn hợp
Són tiểu gắng sức
Chiếm tới 80 -90 % các trường hợp són tiểu, nguyên nhân do sự nhão yếu của các cơ nâng đỡ tầng sinh môn gây ra tình trạng niệu đạo di động quá mức khi gắng sức hoặc do suy yếu cơ thắt niệu đạo.
Thường gặp ở phụ nữ đẻ nhiều lần, có sang chấn trong đẻ, có tiền sử mổ vùng tầng sinh môn. Ngoài ra, các bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên như họ mạn tính, táo bón, béo phì…gây ra tình trạng tiểu són gắng sức
Người bệnh thường không có cảm giác buồn tiểu trước khi són tiểu, các hoạt động gắng sức ví dụ như ho, hắt hơi, nhảy… gây tăng áp lực lên bàng quang trong khi các cơ nâng đỡ tầng sinh môn, cơ thắt niệu đạo đã yếu không kìm giữ được. Ở mức độ nặng són tiểu xảy ra khi đi bình thường hoặc thay đổi tư thế.
Són tiểu do bàng quang tăng hoạt
Chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân són tiểu. Són tiểu luôn kèm theo cảm giác buồn tiểu dữ dội và tăng số lần đi tiểu ngày và đêm. Khám tiết niệu phụ khoa có thể thấy tình trạng khô teo bộ phận sinh dục ngoài (sự thiếu hụt nội tiết tố nữ), sa sinh dục. Người bệnh cũng có són tiểu khi ho.
Tình trạng này gây ra do sự tăng áp lực hoặc co bóp bất thường của cơ bàng quang ngay cả khi có ít nước tiểu. Sự co bóp bất thường gây ra cảm giác buồn tiểu gấp đôi khi có kèm theo hiện tượng đau bàng quang dẫn tới són tiểu mặc dù cơ nâng đỡ tầng sinh môn và van niệu đạo vẫn bình thường.
Nguyên nhân đôi khi do bàng quang bị kích thích do viêm, khối u, sỏi… hoặc do bít tắc niệu đạo hay yếu tố thần kinh. Hoặc một vài bệnh lý thần kinh như xơ hóa thành đám, bệnh lý thần kinh trong đái tháo đường, tai biến mạch não có thể gây bàng quang tăng hoạt tính.
Són tiểu hỗn hợp
Là tình trạng són tiểu phối hợp cả són tiểu gắng sức với són tiểu do bàng quang tăng hoạt.
Thông tin thêm: Tiểu són là gì?
Cách chữa chứng són tiểu
Tình trạng són tiểu ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, do đó bạn cần đi khám sớm để được điều trị dứt điểm. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu để các bạn cùng tham khảo một vài cách chữa chứng són tiểu như sau:
Sử dụng thuốc
- Thuốc chẹn alpha: giúp thư giãn các sợi cơ trong tiền liệt của nam giới và các cơ cổ bàng quang, để giúp bàng quang trống hoàn toàn sau khi đi tiểu. Các thuốc chẹn alpha thông thường bao gồm: tamsulosin (Flomax), doxazosin (Cardura).
- Thuốc kháng cholinergics: giúp ngăn ngừa co thắt bàng quang. Loại thuốc sử dụng phổ biến là Oxybutynin (Ditropan XL).
- Thuốc Mirabegron (Myrbetriq): làm giãn cơ bàng quang. Nó có thể giúp bàng quang giữ nước tiểu nhiều hơn và trống rỗng hoàn toàn hơn.
- Estrogen: Sử dụng Estrogen tại chỗ liều thấp (dùng miếng vá hoặc vòng âm đạo) có thể giúp phục hồi các mô trong niệu đạo và khu vực âm đạo của phụ nữ, nhờ đó cải thiện chứng són tiểu.
Sử dụng thủ thuật
Một số liệu pháp sử dụng thủ thuật có thể kể đến như tiêm bulking (tiêm thuốc làm tăng cơ), tiêm botox (làm tê cơ bàng quang) hoặc kích thích dây thần kinh (đưa điện cực vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kích thích cơ chậu dưới), có thể giúp cải thiện chứng són tiểu nhưng phải kết hợp điều trị với các phương pháp khác trong nhiều tháng.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật
- Phẫu thuật treo cổ bàng quang: được thực hiện trong các trường hợp cổ bàng quang di động quá mức, nhằm treo cổ bàng quang vào xương mu, có thể giúp cải thiện bệnh tới 90%.
- Phẫu thuật đặt băng nâng niệu đạo: Đây là phương pháp mới, hiện đại được áp dụng phổ biến hiện nay trong điều trị són tiểu, có tỷ lệ thành công cao và ít gây sang chấn. Phương pháp này sử dụng một dải băng tổng hợp bọc quanh niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu. Khi bệnh nhân hoạt động gắng sức, áp lực ổ bụng tăng, ép lên niệu đạo, dải băng sẽ làm bịt lòng niệu đạo để nước tiểu không rỉ ra ngoài.
Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa són tiểu hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa chứng són tiểu
Tình trạng són tiểu khiến người bệnh cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ và khiến bản thân cảm thấy cô lập. Tuy nhiên, có một vài bước có thể giúp bạn có thể giữ bàng quang luôn khỏe mạnh và giảm thiểu rắc rối với tình trạng són tiểu của bạn.
Giữ trọng lượng ổn định
Khi tăng cân sẽ dồn trọng lượng về bàng quang và gây ảnh hưởng không tốt cho bàng quang. Cần có một chế độ ăn uống đầy đủ vừa phải và tăng cường các loại trái cây và rau quả tươi có thể giúp ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ.
Tập Kegel
Bài tập Kegels liên quan đến việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua dây thần kinh bàng quang. Kegels là một cách tốt để duy trì sự kiểm soát bàng quang suốt đời. Hơn nữa, bài tập Kegel còn giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn trước và sau khi bạn có con, nhất là sau khi có con thì càng quan trọng vì sinh con có thể làm hỏng sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo. Do đó, tất cả mọi người từ nam giới tới nữ giới, trẻ hay già cũng nên thực hành bài tập này thường xuyên.
Chú ý một số loại đồ uống
Một số loại đồ uống như bia, cà phê, trà…có thể làm tăng hoạt động của bàng quang và dẫn tới tình trạng rò rỉ nước tiểu. Do đó, cần sử dụng các đồ uống này một cách điều trị để kiểm soát tình trạng tiểu tiện của bạn.
Tránh các loại thực phẩm kích thích
Một số thực phẩm khiến tình trạng đi tiểu không kiểm soát trở nên tồi tệ hơn như socola, thức ăn cay hoặc có tính axit như cà chua và trái cây…
Nên xác định thủ phạm tiền năng và loại bỏ một loại thực phẩm 2 -3 tuần để xem các triệu chứng của bạn có cải thiện không.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang trong thời gian dài. Khói thuốc lá cũng như một chất gây kích thích bàng quang ngay lập tức.
Các chuyên gia y tế còn cho rằng, ho mãn tính liên quan đến hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
Tránh nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ tạm thời do các vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo làm suy yếu các cơ ở niệu đạo. Do đó, tốt nhất nên làm rỗng bàng quang của bạn trước và sau khi quan hệ để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Tránh táo bón
Giữ ruột hoạt động trơn tru với một lượng các chất xơ lành mạnh và các chất lỏng có thể hỗ trợ bàng quang. Khi trực tràng quá đầy có thể gây áp lực lên bàng quang khiens bàng quang phải hoạt động gấp gáp hơn.
Sử dụng Vương Bảo hỗ trợ điều trị són tiểu do phì đại tuyến tiền liệt
Ngoài những bài thuốc trên để hỗ trợ điều trị son tiểu do phì đại tuyến tuyến tiền liệt có thể tham khảo sử dụng thêm TPBVSK Vương Bảo để giúp nâng cao hiệu quả điều trị và có thể phòng ngừa bệnh tái phát.
TPBVSK Vương Bảo là sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược thiên nhiên, đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương và có đầy đủ báo cáo chứng minh. Hơn thế nữa, Vương Bảo cũng đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường, được hàng nghìn khách hàng khắp cả nước tin tưởng sử dụng và đạt kết quả tốt.
Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung.
Khi kết hợp Náng hoa trắng với Sài hồ nam, Đơn kim, Ngũ sắc, Rau tàu bay,… sẽ mang lại tác dụng giảm nhanh rối loạn tiểu tiện, giúp tiểu thông thoáng hơn; chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
Ngoài ra, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa thành phần Ngải nhật, giúp hạn chế hiện tượng ung thư hóa cho bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Xem thêm: Són tiểu ở nam giơi – Nguyên nhân và cách khắc phục
Trên đây là một vài thông tin về chứng són tiểu cũng như những cách để “đánh bay” són tiểu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.