Tiểu đêm là tình trạng phải thức dậy nhiều hơn 2 lần/đêm để đi tiểu. Bệnh tiểu đêm có thể gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Vậy những nguyên nhân nào hay gây ra bệnh tiểu đêm nhiều lần?
➤ Đọc trước: Tiểu đêm nhiều lần khi nào là bình thường khi nào là bệnh lý?
Mục lục
Nguyên nhân sinh lý gây tiểu đêm
Nguyên nhân gây tiểu đêm rất đa dạng, từ lối sống sinh hoạt đến các bệnh lý y khoa.
Do thói quen ăn uống
Uống quá nhiều nước trong một ngày, nhất là trước khi đi ngủ. Thường xuyên ăn nhiều các loại trái cây gây lợi tiểu như: dưa hấu, cam, bưởi…Không nghỉ ngơi hợp lý khiến cho cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Do không đủ chất dinh dưỡng nên thận phải làm việc nhiều hơn, gây tăng sinh nước tiểu.
Do chế độ sinh hoạt không hợp lý
Sử dụng quá nhiều các chất ngọt nhân tạo, đồ uống có ga, rượu, caffeine và các thực phẩm khác: Rượu và caffeine có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu, có thể gây ra đi tiểu thường xuyên hơn. Ga đồ uống , các chất làm ngọt nhân tạo (như Splenda hoặc Equal), được biết là gây kích ứng bàng quang, gây đi tiểu thường xuyên hơn.
Do mang thai
Khi phụ nữ đang mang thai, thay đổi nội tiết tố và tử cung đang phát triển gây áp lực lên bàng quang gây ra đi tiểu thường xuyên. Những tuần của cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn thì càng chèn ép vào bàng quang và gây ra áp lực cho bàng quang. Điều này vô tình khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày và cả vào ban đêm.
Do tâm lý, stress, căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng, stress dẫn đến dễ bị áp lực, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Từ đó, tình trạng tiểu đêm nhiều lần tăng cao nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Do tuổi tác
Tuổi càng cao thì các chức năng thận càng suy giảm. Điều này dẫn đến việc sản xuất nước tiểu tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm. Cơ co thắt trong bàng quang cũng có thể trở nên yếu dần theo thời gian, làm cho khó khăn hơn để giữ nước tiểu trong bàng quang
Do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch có thể gây tiểu nhiều lần. Bệnh nhân sau xạ trị khi điều trị ung thư ở các cơ quan như tuyến tiền liệt, bàng quang hay ung thư cơ quan vùng hố chậu. Do u vùng ngoài bàng quang gây xâm lấn, chèn ép kích thích bàng quang gây tiểu nhiều lần.
Nguyên nhân bệnh lý gây tiểu đêm nhiều lần
Hội chứng bàng quang tăng hoạt
Thông thường bàng quang có thể chứ 400-620ml nước tiếu nhưng khi chức năng của nó suy giảm thì lượng nước tiểu chứa được sẽ giảm đi, gây ra tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm. Do đó, gây nên tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo là tiểu không kiểm soát
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt (chỉ có ở nam giới) sau tuổi 40 bắt đầu gia tăng kích thước bất thường. Điều này sẽ gây ra những áp lực cho khu vực xung quanh bàng quang, đường tiểu khiến nam giới liên tục buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày…Hiện nay bệnh đang bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ, thậm chí trong độ tuổi thanh thiếu niên.
➤ Tìm hiểu thêm: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Viêm đường tiết niệu
Biểu hiện của bệnh khá rõ ràng, người bệnh bị đi tiểu liên tục dù là ban ngày hay ban đêm, đau buốt dọc niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác thốn như kim châm mỗi lần tiểu tiện, nước tiểu có bọt… thì có thể viêm do Chlamydia hoặc Trichomonas tấn công. Ở trường hợp nặng, người bệnh bị tiểu đêm liên tục, nước tiểu có màu như máu.
Do sỏi và các dị vật đường tiết niệu
Nếu trong thận xuất hiện quá nhiều sỏi, các viên sỏi này sẽ gây kích ứng cho thận và bàng quang khiến người bệnh muốn đi tiểu nhiều hơn. Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết kèm theo các triệu chứng như tiểu đau, nước tiểu ít, đau vùng thận và có thể có máu trong nước tiểu.
Hẹp niệu đạo
Tình trạng hẹp niệu đạo có thể do u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mạn tính gây đi tiểu nhiều có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu đau buốt, có máu trong nước tiểu, nước tiểu đục.
Tổn thương các dây thần kinh
Như tai biến mạch não, chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp.
Do một số bệnh nội tiết
Đái tháo đường, đái tháo nhạt là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu tăng cao kéo dài. Khi lượng đường huyết cao, cơ thể sẽ đào thải bớt đường qua nước tiểu, khiến khối lượng nước tiểu tăng lên. Đây là lý do làm cho người bệnh thường xuyên đi tiểu.
U xơ tử cung
Khối u lớn sẽ gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khiến nữ giới thường tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm. Ngoài ra, nếu khối u nằm trên đường niệu đạo sẽ gây cản trở hoặc làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến người bệnh tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, vừa tiểu xong lại buồn tiểu ngay.
Đối tượng nào dễ mắc chứng tiểu đêm
Ngoài những người hay có thói quen uống nhiều nước trước khi đi ngủ và hay nhậu về đêm thì đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Người cao tuổi
- Người trung niên
- Người mắc bệnh lý nội tiết: tuyến tiền liệt, đường tiết niệu
- Người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng
- Người tổn thương hệ thần kinh
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đêm
Các biện pháp có thể giảm bớt tình trạng tiểu đêm
Đối với người tiểu đêm sinh lý
- Đi tiểu trước khi ngủ, hạn chế việc uống nhiều nước vào buổi tối.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng, căng thẳng, stress và hạn chế việc mất ngủ.
- Hạn chế dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê.. vì chúng có thể kích thích bàng quang dẫn đến tiểu liên tục.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao, tăng cường sức khỏe sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu nhiều lần.
- Hạn chế các loại thực phẩm, gia vị nóng như ớt, mù tạt…Ngoài ra những đồ ăn ngọt như đường, mật ong cũng gây kích thích bàng quang nếu ăn quá nhiều.
Đối với người tiểu đêm bệnh lý
Khi bạn đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tiểu đêm sinh lý mà vẫn bị tiểu đêm thì nên tính đến khả năng mình đã bị tiểu đêm do bệnh lý. Điều cần làm lúc này là đến các cơ sở y tế có uy tín để làm các xét nghiệm kiểm tra tình trạng của mình. Tại đây các bác sĩ, chuyên gia sẽ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên cho bạn.
Nếu bạn được chẩn đoán là bị phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể sử dụng viên uống Vương Bảo để cải thiện tình trạng tiểu đêm của mình. Vương Bảo là sản phẩm đã được Bộ Y Tế – Cục ATVSTP cấp phép và có mặt trên thị trường hơn 5 năm. Sau 1,5 đến 2 tháng sử dụng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm xuống, hạn chế sự phát triển của khối u. Song song đó, các triệu chứng như tiểu buốt, tuổi rắt, tiểu đêm, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… sẽ được cải thiện nhanh và rõ rệt sau 2-3 tuần.
Sản phẩm cũng đã được nghiên cứu và đánh giá lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. Kết quả chung cho thấy, sau 60 ngày điều trị thì nhóm dùng Vương Bảo kết hợp với Xatral có tỷ lệ đạt kết quả tốt nhiều hơn nhóm chỉ dùng Xatral đơn thuần.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY