Tình trạng són tiểu gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong công việc cũng như trong cuộc sống. Người bệnh e dè không muốn tiếp xúc với nhiều người vì tâm trạng xấu hổ. Trước khi có biện pháp điều trị hiệu quả cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân gây són tiểu do đâu?
Són tiểu là gì?
Són tiểu là tình trạng người bệnh đi tiểu không kiểm soát được, kết quả là bị tiểu són ra quần nhiều khi phải mang tã ra đường.
Bệnh xảy ra nhiều ở những phụ nữ trên 50 tuổi, cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ vừa sinh xong. Bệnh gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh làm họ không dám đi ra ngoài, không dám gặp bạn bè hoặc người thân. Ngoài ra còn dễ bị rôm da hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Phân loại són tiểu
Chứng són tiểu được chia làm 2 loại như sau:
- Són tiểu cố sức
- Són tiểu khó kìm
Són tiểu cố sức
Loại són tiểu này chiếm 80% các trường hợp, gây ra do hệ thống đóng bàng quang bao gồm cơ thắt bàng quang, niệu đạo và các cơ tầng sinh môn bị suy yếu, bàng quang sa xuống thấp.
Việc điều trị chủ yếu bằng tập luyện lành mạnh lại các cơ tầng sinh môn để đẩy bàng quang lên do thầy thuốc chuyên về phục hồi chức năng hướng dẫn thực hiện
Són tiểu khó kìm
Nguyên nhân gây ra do bàng quang của người bệnh thường dễ kích động. Khi bàng quang đầy, cơ détrusor (thành phắn cấu tạo chính thành bàng quang) tự động co bóp ngoài ý muốn làm bệnh nhân són tiểu, không kìm lại được.
Nguyên nhân gây bệnh són tiểu
Tình trạng són tiểu gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, do đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn so với nam giới. Đối với phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp là do sự thiếu nâng đỡ ở cổ bọng đái. Phụ nữ lớn tuổi do bọng đái bị yếu hoặc làm việc quá “hăng hái”.
Ngoài ra, một số nguyên nhân sau gây són tiểu:
- Phụ nữ, lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô, nhất là sau khi tắc kinh nguyệt
- Đàn ông, do sưng nhiếp hộ tuyến hoặc sau khi giải phẫu nhiếp hộ tuyến
- Suy thoái các bắp thịt ở bàn tọa.
- Do bị táo bón
- Người bệnh tê liệt nằm một chỗ
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Bệnh tiểu đường
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
Phòng ngừa tiểu són như thế nào?
Để phòng ngừa chứng són tiểu đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi người nên thực hiện theo một số lời khuyên từ bác sĩ:
Nên giữ trọng lượng cơ thể ổn định, hạn chế tình trạng tăng cân: Tránh tình trạng dồn thêm trọng lượng về bàng quang gây ảnh hưởng không tốt tới bàng quang. Người bệnh nên có chế độ tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau và trái cây là biện pháp hữu hiệu giúp ổn định trọng lượng cơ thể, tăng cường sức khỏe cho bàng quang.
Bài tập kegel: Đây là một trong những biện pháp tốt để giúp kiểm soát bàng quang bởi nó liên quan tới việc ép và thư giãn các cơ bắp sàn khung chậu, kết nối thông qua các dây thần kinh bàng quang. Không chỉ vậy bài tập còn có tác dụng giúp tăng cường sàn chậu của bạn trước và sau khi sinh con.
Với phụ nữ sau sinh cần vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, chế độ ăn tăng cường chất xơ và rau xanh để tránh hiện tượng táo bón đồng thời giúp phục hồi cơ thể, các cơ và dây chằng có độ đàn hồi tốt hơn.
Tránh các yếu tố dễ gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu dầm cụ thể:
- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây nên chứng són tiểu ví dụ như rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm có chứa cafein, thực phẩm chứa chất chua…
- Hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc đang dùng để được tư vấn cách điều chỉnh liều uống và sử dụng loại thuốc khác không gây són tiểu
- Để tránh tình trạng táo bón, nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để đường ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn.
- Không nên hút thuốc lá vì chất nicotine trong thuốc lá có tác dụng kích thích bàng quang ngay lập tức, bên cạnh đó còn tăng cường nguy cơ ung thư bàng quang trong thời gian dài
- Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu
- Có biện pháp chữa trị triệt để chứng bệnh là nguyên nhân gây són tiểu trong thời gian ngắn nhất
- Sử dụng thuốc chữa són tiểu hoặc phương pháp phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: U xơ tuyến tiền liệt là gì?