Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu, bệnh đái tháo đường, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, viêm âm đạo, ung thư bàng quang…
Mục lục
- 1. Hiện tượng đi tiểu nhiều lần
- 2. Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
- 2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
- 2.2. Viêm bàng quang kẽ
- 2.3. Ung thư bàng quang
- 2.4. Bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
- 2.5. Tổn thương thần kinh bàng quang
- 2.6. Hẹp niệu đạo
- 2.7. Viêm niệu đạo
- 2.8. Suy thận (tổn thương thận)
- 2.9. Sỏi đường tiết niệu
- 2.10. Viêm âm đạo và viêm niệu đạo ở nữ
- 2.11. Viêm tuyến tiền liệt
- 2.12. U xơ tiền liệt tuyến (phì đại tiền liệt tuyến)
- 2.13. Ung thư tuyến tiền liệt
- 2.14. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
- 3. Chữa trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý bằng cách nào?
- 4. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu nhiều lần hiệu quả!
Hiện tượng đi tiểu nhiều lần
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần có thể do các yếu tố chủ quan gây ra như: thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột, do tuổi cao, do stress căng thẳng công việc, do tâm lý, do uống các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu… hoặc cũng có thể do các bệnh lý gây ra.
Đi tiểu nhiều lần là bệnh gì?
Đi tiểu nhiều lần là một chứng rối loạn hệ tiết niệu. Nó có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau nhưng thường gặp nhất là các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niêu, bệnh lý phụ khoa, bệnh lý nam khoa hoặc bệnh về tuyến tiền liệt (ở nam giới).
Cụ thể, đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của các bệnh lý:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất gây đi tiểu nhiều lần cũng như nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác: tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu, bí tiểu, tiểu đêm…

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng một phần hoặc nhiều phần của đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Bệnh thường do các loại vi khuẩn có hại – đặc biệt là vi khuẩn E.coli xâm nhập qua niệu đạo và gây bệnh.
- Thường xảy ra 2 loại nhiễm trùng đường tiết niệu là:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang).
- Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận, nhiễm trùng thận).
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là tình trạng mãn tính, bàng quang bị áp lực khiến người bệnh cảm thấy bị đau ở bàng quang, đôi khi cả đau vùng chậu. Cơn đau có thể từ đau râm râm tới đau bụng dữ dội.
Do bị kích thích tạo áp lực nên khi người bệnh đi tiểu thường cảm thấy bị đau buốt, hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi chỉ được ít nước tiểu.
Ung thư bàng quang
Không chỉ gây tiểu nhiều lần, ung thư bàng quang còn là căn bệnh nguy hiểm, có thể biến chứng gây đau đớn ở nhiều vị trí trong cơ thể, làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.
Ung thư bàng quang xảy ra khi tế bào bàng quang bị đột biến gen tạo thành tế bào ung thư. Lâu dần, tế bào ung thư phát triển thành khối ung thư trong bàng quang. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% ung thư bàng quang xuất hiện ở các tế bào chuyển tiếp; 8% ung thư bàng quang xuất hiện trong tế bào vảy.
Triệu chứng ung thư bàng quang thường chỉ biểu hiện rõ ở giai đoạn nặng (giai đoạn đầu gần như không có dấu hiệu cụ thể, thường xuyên) như:
- Đi đái ra máu.
- Bị đau đớn khi tiểu tiện.
- Xuất hiện rối loạn tiểu tiện: đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, khó tiểu, tiểu không tự chủ.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Người mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do. Chán ăn.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một căn bệnh mãn tính, biểu hiện với tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.
Nguyên nhân gây tiểu đường là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường. Đây là căn bệnh nguy hiểm và được ví như “kẻ giết người thầm lặng”.
Đái tháo đường gây ra các triệu chứng điển hình:
- Cảm thấy rất khát nước, uống rất nhiều nước.
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu lượng nước nhiều hơn bình thường.
- Mắt mờ, giảm thị lực.
- Giảm cân – ngay cả khi cố gắng ăn nhiều hơn (bệnh đái tháo đường type 1)
- Bị ngứa ran, đau, tê ở tay hoặc chân (bệnh đái tháo đường type 2)

Tổn thương thần kinh bàng quang
Dây thần kinh bàng quang bị tổn thương có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang, từ đó gây tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đột ngột.
Hẹp niệu đạo
Niệu đạo là một ống nối từ bàng quang thông ra bên ngoài, có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu ra khỏi cơ thể khi bàng quang kích thích đẩy nước tiểu đi.
Hẹp niệu đạo xảy ra khi một hoặc nhiều vị trí trong niệu đạo bị co hẹp, nhỏ hơn so với đường kính niệu đạo bình thường, từ đó làm cản trở dòng tiểu và gây ra các chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không hết…
Viêm niệu đạo
Đây là tình trạng niệu đạo bị các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm, tổn thương, thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli. Vị trí viêm nhiễm thường bị sưng tấy và có đường kính nhỏ hơn bình thường gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần; nước tiểu đi qua vị trí viêm gây cảm giác đau buốt, khó chịu khi đi tiểu.
Không điều trị viêm niệu đạo triệt để cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần.
Suy thận (tổn thương thận)
Suy thận có thể hiểu là sự suy giảm chức năng của thận. Suy thận có 2 dạng suy thận cấp tính (suy thận cấp) và suy thận mạn tính (suy thận mạn).

Do thận bị suy giảm chức năng, quá trình hoạt động lọc máu đào thải nước tiểu bị rối loạn, trì trệ, từ đó gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có đi tiểu nhiều lần. Cụ thể, các triệu chứng suy thận như:
- Tiểu đêm nhiều lần.
- Nước tiểu có bọt, có màu nhạt hoặc đậm hơn so với bình thường.
- Đi tiểu khó khăn.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Tiểu không hết
- Có thể đi tiểu ra máu.
- Mất ngủm khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
- Có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Người mệt mỏi, chán ăn, hay ớn lạnh.
- Tức ngực, khó thở, có thể bị nấc.
- Hay co giật cơ bắp, chuột rút, đi đau lưng, đau hông.
- Chân, tay, mặt, cổ có cảm giác bị phù.
- Tăng huyết áp và khó kiểm soát.
Sỏi đường tiết niệu
Đi tiểu nhiều lần kéo dài, mức độ tiểu nhiều lần ngày càng trầm trọng hơn cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị mắc sỏi đường tiết niệu.
Sỏi đường tiết niệu hiểu đơn giản là có sự hình thành sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu như:
- Sỏi thận
- Sỏi bàng quang
- Sỏi niệu quản
- Sỏi niệu đạo.

Vị trí có sỏi tiết niệu sẽ làm cản trở trương lực dòng nước tiểu, khiến người bệnh xuất hiện một loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: đái buốt, đái ngắt quãng, đái không hết, khó đái, bí đái hoàn toàn, đái ra máu… Bên cạnh đó, cơn đau thắt quặn ở vùng thắt lưng cũng là một trong những triệu chứng dễ gặp của người bị sỏi đường tiết niệu.
Viêm âm đạo và viêm niệu đạo ở nữ
Bệnh viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân do các loại nấm Candida, vi khuẩn có hại xâm nhập vào âm đạo gây bệnh khiến vùng âm đạo ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó, ống niệu đạo ở nữ giới có cấu tạo rất gần với âm đạo nên các loại vi khuẩn dễ lan sang làm viêm nhiễm niệu đạo gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt sót…
Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt ở nam giới có 2 chức năng chính là sản xuất dịch nhầy trắng hòa vào tinh dịch để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng và kiểm soát nước tiểu (nhờ có cấu tạo bao bọc quanh một phần sau ống niệu đạo).
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị viêm sưng to lên, thường gây ra bởi các loại vi khuẩn có hại xâm nhập từ ống niệu đạo. Do bị sưng to nên các thùy tuyến tiền liệt có xu hướng chèn ép vào phần sau của ống niệu đạo khiến đường kính ống niệu đạo ở vị trí này bị thu hẹp.
Ngoài ra, vì nằm dưới đáy bàng quang nên khi tuyến tiền liệt bị viêm sưng sẽ chèn ép, kích thích bàng quang co bóp tống nước tiểu ra bên ngoài.
Vì sự tác động đồng thời lên bàng quang và một phần niệu đạo sau nên viêm tuyến tiền liệt thường gây ra các triệu chứng tiểu khó; tiểu nhiều lần; buốt tiểu; bí tiểu cấp và mạn tính; tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt…
U xơ tiền liệt tuyến (phì đại tiền liệt tuyến)
Bệnh u xơ tiền liệt tuyến hay còn có tên Y khoa khác là phì đại tuyến tiền liệt. Đây là tình trạng kích thước tuyến tiền liệt phình to (không phải do viêm sưng), tiếp tục phát triển tự nhiên khi nam giới hết độ tuổi sinh sản. Bệnh thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên ngoài 50 tuổi.

Do phì đại lớn hơn nên u xơ tuyến tiền liệt cũng có xu hướng chèn ép, làm rối loạn hoạt động của bàng quang và niệu đạo, gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn hệ tiết niệu như:
- Đi tiểu nhiều lần
- Đi đái khó khăn
- Đái buốt kèm theo đái rắt
- Són tiểu
- Đái không hết bãi
- Đái ngập ngừng
- Tiểu đêm
- Tiểu đêm nhiều lần,…
- Lượng nước tiểu đi được rất ít trong mỗi lần tiểu tiện.
Tìm hiểu chi tiết: Bệnh u xơ tiền liệt tuyến và những điều cần biết
Ung thư tuyến tiền liệt
Nếu như u xơ tuyến tiền liệt là một dạng u lành tuyến tiền liệt và có thể điều trị được dễ dàng thì ung thư tuyến tiền liệt lại là một dạng u tuyến tiền liệt ác tính.
Ung thư tuyến tiền liệt hình thành do sự đột biến gen của các tế bào tuyến tiền liệt (tế bào ung thư). Theo thời gian, các tế bào ung thư tuyến tiền liệt lan rộng sang các tế bào tuyến tiền liệt lành làm xuất hiện khối ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tiền liệt tuyến cũng có biểu hiện bằng chứng đi tiểu nhiều lần và nhiều chứng rối loạn tiểu tiện khác. Nhưng ở thời điểm ban đầu bệnh mới hình thành nên các triệu chứng không rõ ràng khiến việc phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
Có nhiều nguyên nhân gây STI như:
- Do kí sinh trùng như: rận mu.
- Do vi khuẩn như: vi khuẩn lậu, vi khuẩn Chlamydia, Tricho moniasis, giang mai. Các bệnh này có thể điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn. Tuy nhiên chúng vẫn có nguy cơ tái phát lại sau khi đã chữa khỏi.
- Do virus như: virus HIV, HPV, virus herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục… STI do virus gây ra chỉ có thể kiểm soát nhưng không điều trị được.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) gây đi tiểu nhiều lần và các chứng rối loạn tiểu tiện thường do vi khuẩn gây ra mà điển hình nhất là vi khuẩn Chlamydia.
Chữa trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý bằng cách nào?
Do là một dấu hiệu phản ánh bệnh lý trong cơ thể nên muốn chữa trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý thì người bệnh cần xác định chính xác và điều trị từ gốc bệnh lý mới có thể chữa trị triệt để chứng đi tiểu nhiều lần.
Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý, từng mức độ bệnh lý ở thời điểm hiện tại mà các bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý phổ biến hiện nay như:

Điều trị nội khoa bằng thuốc
Người bệnh cần đến cơ sở Y tế uy tín thăm khám, xác định chính xác bệnh để có liệu pháp điều trị cụ thể. Dựa vào từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ bệnh, sức khỏe bệnh nhân ở thời điểm hiện tại, các loại bệnh lý khác (nếu có) mà bác sĩ điều trị sẽ xem xét kê đơn thuốc với hướng dẫn chỉ định phù hợp.
Một số loại thuốc Tây y có tác dụng điều trị đi tiểu nhiều lần do bệnh lý gây ra như:
- Nhóm thuốc kháng sinh Quinolone, nhóm thuốc kháng sinh Aminoglycoside kết hợp với thuốc Ampicillin; thuốc kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim); nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3… nhằm điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận,
- Thuốc Sulfonylurea (Tolbutamide; Diamicron 80 mg; Hemidaonil 2,5mg…); Metformin (Glucophage, Metforan)… điều trị bệnh đái tháo đường.
- Nhóm thuốc kháng sinh Macrolide, thuốc Ceftriaxone (Rocephin); điều trị bệnh viêm niệu đạo.
- Sỏi hệ tiết niệu: có thể áp dụng các phương pháp tán sỏi ra ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức, nội soi tán sỏi qua da tối thiểu…
- Thuốc valacyclovir (Valtrex), thuốc Acyclovir (Zovirax), thuốc Metronidazol… điều trị viêm âm đạo ở nữ giới.
- Nhóm thuốc trimethoprim-sulfamethoxazole, nhóm kháng sinh Quinolone… điều trị viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Nhóm Thuốc chẹn alpha 1; thuốc kháng Androgen finasteride (Proscar) nhằm làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần do bệnh u xơ tiền liệt tuyến gây ra.
Lưu ý:
Người bệnh không được tự ý uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý gây tiểu nhiều lần. Các loại thuốc uống điều trị cần phải thông qua đơn thuốc của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn của người bệnh.
☛ Xem chi tiết: Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật
Điều trị ngoại khoa hay chính là các phương pháp phẫu thuật, tiểu phẫu thường chỉ dùng điều trị bệnh ở giai đoạn nặng – thời điểm các loại thuốc uống điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng rất ít, không đáp ứng được phác đồ điều trị. Một số bệnh u lành tính giai đoạn nặng, khối u ác tính ở giai đoạn sớm – kích thước u còn nhỏ và chưa di căn hay áp dụng phương pháp này.
Khối u lành tuyến tiền liệt – u xơ tiền liệt tuyến: áp dụng phẫu thuật khi kích thước khối u xơ lớn khoảng trên 80g, các triệu chứng bệnh nặng, xảy ra liên tục, người bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. 2 phương pháp phẫu thuật mổ u xơ tiền liệt tuyến thường được áp dụng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (mổ nội soi) và phẫu thuật xâm lấn (mổ mở).
Khối u ác tính (ung thư bàng quang; ung thư tuyến tiền liệt): dùng cắt bỏ hoàn toàn khối ung thư khi giai đoạn đầu, từ đó ngăn chặn sự phát triển và di căn khối ung thư, điều trị tận gốc bệnh. Nhưng trường hợp phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn muộn, kích thước khối ung thư lớn thì phương pháp này gần như không còn phù hợp.
Hẹp niệu đạo: giúp mở rộng vị trí niệu đạo bị hẹp để người bệnh có thể đi tiểu bình thường.

Xạ trị
Xạ trị thường dùng điều trị bệnh ung thư ở mọi giai đoạn bệnh. Nó được thực hiện bằng cách dùng các tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt khối ung thư, từ đó làm teo nhỏ kích thước khối u ác tính đồng thời làm chậm sự phát triển bệnh.
Hóa trị
Hóa trị cũng là một phương pháp điều trị bệnh ung thư và thường được kết hợp sau xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót mà xạ trị không thể tiêu diệt hết được. Hóa trị thường được thực hiện bằng cách truyền thuốc đặc trị ung thư vào cơ thể sau khi đã tiến hành xạ trị.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Đây là phương pháp điều trị ung thư mới được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc đặc trị tấn công vào các gen, các protein chuyên biệt – các phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự tăng sinh của khối u ác tính.
Do tấn công vào các phân tử đích nên liệu pháp điều trị trúng đích có thể tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời kìm hãm sự phát triển và xâm lấn của nhiều loại ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú…
Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu nhiều lần hiệu quả!
Nếu bạn bị tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt hoặc mắc các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tuổi già, lão hóa, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Vương Bảo.
Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường mang lại tác dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới
Không chỉ vậy, Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn mà không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,…
Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có:
- Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần.
- Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu.
- Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo.
- Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.
- Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi.
Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
C oi cho e hoi e đi tiêu nhiu lân hơn 10 lân/ngày
Chào chị Hiền,
Tiểu nhiều lần ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích thích… Đôi cũng có thể do thói quen hình thành, yếu tố tâm lý, tuổi tác cũng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Với trường hợp của chị, các triệu chứng chị đang gặp phải vẫn chưa điển hình để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó chị nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Ba tháng gần đây e đi tiểu ngày và đêm nhiều. Với sút 3kg trong vòng 3th nay. Bs tư vấn giúp e vơi
Chào chị Lan,
Tiểu nhiều lần ở nữa giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý hệ tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang tăng hoạt động, viêm thận, suy thận hoặc bệnh lý nội tiết như tiểu đường, suy giáp… Nếu triệu chứng kéo dài kèm hiện tượng sụt cân nhanh, chị nên sắp xếp thời gian đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Cần hỗ trợ thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!