Bí tiểu, buồn tiểu nhưng không đi được là triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu tường tận về vấn đề sức khỏe khó nói này cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Bí tiểu là gì?
Bình thường, bàng quang của cơ thể người chứa khoảng 200 – 300ml nước tiểu sẽ gây kích thích buồn tiểu tới hệ thần kinh và con người sẽ dựa vào kích thích đó để đi tiểu kịp thời. Thế nhưng, lúc này người bệnh lại gặp khó khăn khi đi tiểu, không thể đẩy hoàn toàn nước tiểu ra ngoài và có khi phải rặn mạnh hoặc rặn một lúc lâu mới đi tiểu được thì được gọi là bí tiểu (hay còn được gọi với tên gọi khác là tiểu khó).
Tình trạng bí tiểu có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới nhưng thường gặp nhất là ở nam giới và đặc biệt là những người lớn tuổi (tỷ lệ nam giới mắc bí tiểu ở độ tuổi 80 chiếm đến 30%).
Bí tiểu có 2 loại là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính (mãn tính):
Bí tiểu cấp tính: Là hiện tượng người bệnh có cảm giác buồn tiểu, bàng quang căng đầy, tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt nhưng không thể đi tiểu một cách đột ngột, chỉ khi cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu.
Bí tiểu mạn tính: Là tình trạng bí tiểu diễn ra trong thời gian dài làm cho nước tiểu tổn đọng trong bàng quang ngày một tăng lên cùng với khả năng tống nước tiểu ra ngoài ngaỳ một kém đi khiến cho bàng quang lớn dần lên, dễ bị căng dãn và lâu dần mất đi khả năng co bóp.
Nếu tình trạng bí tiểu mạn tính nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tình trạng toàn bộ hệ tiết niệu bị căng trướng, viêm tiết niệu ngược dòng. Nặng hơn nữa là có thể gây ra dãn thận niệu quản 2 bên gây suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu thường gặp khi bị bí tiểu
Ở người khoẻ mạnh, tần suất số lần đi tiểu mỗi ngày là từ 6 – 8 lần và trải đểu cả ngày, số lần đi tiểu đêm thường rất ít. Nếu như tần suất mà mỗi lần bạn đi tiểu gặp nhiều khó khăn để đào thải nước tiểu ra ngoài và đi tiểu nhiều hơn hạn mức trên, đi kèm có dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều lần thì đó là cảnh báo sớm tình trạng bí tiểu.
Bí tiểu thường có không có thời gian dài ủ bệnh, ngay khi các bộ phận phụ trách đào thải chất độc trong cơ thể gặp phải vấn đề bất thường, người bệnh sẽ nhận thấy được những triệu chứng của bí tiểu xuất hiện trên cơ thể của mình:
Như đã nói ở trên, bí tiểu được chia làm 2 loại. Đó là bí tiểu mãn tính và bí tiểu cấp tính. Triệu chứng gặp phải ở 2 loại này về cơ bản tương tự nhau, cụ thể là:
Dấu hiệu bí tiểu cấp
Chứng bí tiểu cấp xảy ra đột ngột. Bạn cảm thấy bàng quang đã đầy và cần phải đi tiểu, nhưng bạn không thể đi được. Điều này gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới. Một số người bị bí tiểu cấp tính cũng có những triệu chứng nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh. Bạn cần phải đi cấp cứu ngay lập tức để giải phóng nước tiểu được tích tụ.
Dấu hiệu bí tiểu mạn tính
Bí tiểu mạn tính phát triển theo thời gian. Những người bị bí tiểu mạn có thể đi tiểu nhưng không thể làm trống bàng quang. Nhiều người bị bí tiểu mạn tính không biết họ có tình trạng này vì họ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào.
Các triệu chứng của bí tiểu mạn tính thường bao gồm:
- Khó tiểu, có thể liên tục hoặc lẻ tẻ
- Dòng nước tiểu yếu
- Đi tiểu nhiều lần trong thời gian ngắn
- Tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày
- Tiểu không tự chủ
- .v.v.
Tình trạng bí tiểu kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và phiền phức cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như tiểu không hết, tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Những người lớn tuổi (khoảng 40 tuổi trở lên) là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người còn trẻ.
Ảnh hưởng của tình trạng bí tiểu đến sức khỏe
Không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm lý, công việc, bí tiểu còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Đặc biệt tình trạng bí tiểu về đêm còn gây mất ngủ kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Ngoài ra, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp phù hợp có thể sẽ gây ra các biến chứng sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu. Bí tiểu khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được, tồn đọng lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lây nhiễm sang đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tổn thương bàng quang. Nước tiểu không thoát được ra ngoài khiến bàng quang căng tức, nếu để lâu có thể gây tổn thương cho bàng quang, trường hợp nặng có thể khiến bàng quang bị tổn thương vĩnh viễn và mất đi khả năng co bóp đúng cách.
- Thận hư. Đôi khi bí tiểu có thể khiến nước tiểu chảy ngược trở vào thận. Đây được gọi là trào ngược và có thể làm hỏng thận.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Cảm thấy phải đi tiểu thường xuyên, thường là trên 8 lần/ngày.
- Rất khó khăn cho nước tiểu chảy ra.
- Dòng nước tiểu yếu hoặc vừa mới bắt đầu và dừng lại.
- Cảm giác cần đi tiểu một lần nữa ngay sau khi vừa kết thúc đi tiểu.
- Đi tiểu đêm nhiều lần.
- Nước tiểu rò rỉ từ bàng quang suốt cả ngày.
- Tiểu không kiểm soát hoặc cảm giác phải đi tiểu gấp ngay lập tức kèm theo không có khả năng nhịn tiểu.
- Không biết khi nào bàng quang đầy.
- Cảm giác khó chịu nhẹ liên tục hoặc cảm giác căng ở vùng xương chậu/bụng dưới.
Chẩn đoán bí tiểu bằng cách nào?
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bí tiểu chỉ bằng cách thu thập bệnh sử chi tiết, gồm các triệu chứng và thực hiện khám thực thể bộ phận sinh dục và trực tràng.
Khi bác sĩ cần thêm thông tin, họ có thể sử dụng một trong các xét nghiệm hoặc thủ thuật sau đây:
- Mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu
- Đo lượng nước tiểu còn sót lại sau khi đi tiểu (PVR)
- Soi bàng quang
- Siêu âm và chụp CT
- Xét nghiệm niệu động học
- Điện cơ đồ
Buồn tiểu nhưng không đi được cần làm gì?
Đầu tiên, khi bệnh nhân bị bí tiểu cần đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám càng sớm càng tốt để có thể được xác định nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị Tây y
Đặt ống thông
Với trường hợp bí tiểu cấp bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang.
Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,.. như kháng sinh nhóm Quinolone, nhóm thuốc Aminiglycoside, thuốc Allopurinol,…
- Thuốc kháng virus như Famvir, Famciclovir,….
- Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 điều trị cho người hay có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được do u lành tuyến tiền liệt gồm thuốc Alfuzosin, Terazosin, Tamsasmin, Silodosin,…
Những thuốc này tuy có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng có những tác dụng phụ không mong muốn như cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm đề kháng. Do vậy không được tự ý sử dụng thuốc Tây điều trị mà phải thăm khám cụ thể và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật
Chỉ được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Phương pháp này tiến hành bằng cách chèn dụng cụ thông qua niệu đạo.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Có thể áp dụng mẹo chữa bí tiểu này bằng 3 cách như sau:
Cách 1: Lấy củ hành tươi giã nát, dùng vải bọc lại, sao nóng. Sau đó đắp vào rốn (điểm huyệt thần khuyết). (theo sách Bản sự phương)
Cách 2: Lấy hành (cả củ và lá) giã nát, thêm mật, đắp lên ngoại thận (bộ phận sinh dục) (Theo Bản thảo cương mục)
Cách 3: Lấy thịt ốc, bỏ vỏ (ốc nhồi hoặc 4-5 con ốc vặn) trộn với hành giã nát (chỉ lấy củ, 3-4 củ), nặn thành hình cái bánh tròn, đặt lên rốn, lấy băng cố định lại.
Sau khi đắp một lúc là đi tiểu được. Khi tiểu tiện đã thông thì không cần đắp lại nữa. Tuy nhiên, nếu áp dụng mẹo này trên 3 giờ đồng hồ mà không đỡ thì cần tìm cách khác.
Bấm huyệt chữa bí tiểu
Bấm huyệt điều trị bí đái, không còn là mẹo chữa bí tiểu dân gian nữa, mà được coi là một quy trình y học cổ truyền được công nhận. Biện pháp này được chỉ định ở tất cả các trường hợp bí tiểu tiện ở mọi lứa tuổi nhưng không có vết thương hở tại vùng bụng.
Liệu trình điều trị là xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, áp dụng từ 5-10 ngày. Kỹ thuật bấm huyệt chữa bí tiểu được mô tả là xoa xát, miết, day, bóp, nhào vụng bụng. Bấm các huyệt: trung quản, hạ quản, đại hoành, thiên khu, quan nguyên, khí hải, quy lại.
Và day các huyệt: đản trung, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, dương lăng tuyền.
Tuy nhiên, đối với quy trình xoa bóp bấm huyệt này, cần được thực hiện bởi những y bác sĩ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền, bài bản và được cấp chứng chỉ hành nghề.
Phối hợp rặn tiểu, lặp đi lặp lại 1-2 lần, mỗi lần cách giãn phút là tiểu được ngay.
Tham khảo TPCN Vương bảo
Đối với người mắc chứng mắc tiểu mà tiểu không được do mắc u xơ tuyến tiền liệt, ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng bí tiểu, bí đái, buồn tiểu nhưng không đi tiểu được về nguyên nhân, xử lý và sự nguy hiểm của nó gây ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người.