Tiểu đêm là chứng bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ của một người. Chính vì thế, các phương pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân mắc chứng này. Vậy trị bệnh tiểu đêm như thế nào, các phương pháp ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tiểu đêm – Bệnh thường gặp
Tiểu đêm là một tình trạng đặc trưng bởi nhu cầu thức giấc nhiều hơn 1 lần mỗi đêm để đi tiểu.
Hầu hết chúng ta đều thức dậy một lần trong đêm để đi tiểu, nhưng việc phải thường xuyên thức dậy để vào nhà vệ sinh thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề gì đó đang xảy ra và nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của bạn.
Tiểu đêm rất phổ biến. Theo một khảo sát trên internet, gần 69% nam giới và 76% nữ giới trên 40 tuổi nói rằng họ có nhiều hơn 1 lần đi tiểu về đêm. Mặc dù tiểu đêm phổ biến nhất ở những người lớn tuổi, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến một tỉ lệ đáng kể ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê, có khoảng 4% đến 18% phụ nữ ở độ tuổi 20-30 đi tiểu 2 lần/đêm, con số này tăng lên 28% đến 62% đối với phụ nữ ở độ tuổi 70-80. Ở nam giới, con số này cũng tương tự, tỷ lệ nam giới từ 20 đến 30 tuổi báo cáo đi tiểu trên 2 lần mỗi đêm là khoảng 2% đến 17% và tăng lên 29% đến 59% ở nam giới từ 70 đến 80 tuổi.
☛ Đọc thê: Tiểu đêm nhiều lần cảnh báo bệnh gì?

Tiểu đêm có chữa được không?
Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả, bước đầu cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Đi tiểu đêm có thể do bệnh lý hoặc không do bệnh lý. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp là:
☛ Tiểu đêm do bệnh lý:
- Bệnh lý về tuyến tiền liệt. Thường gặp hơn cả là u xơ tuyến tiền liệt. Bệnh phổ biến ở tuổi trung niên trở lên, khi tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường sẽ chèn ép đường tiểu, làm ngăn cản dòng nước tiểu đi ra và kích thích bàng quang, từ đó gây ra nhiều rối loạn tiết niệu như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu yếu, tiểu ngắt quãng,…
- Viêm đường tiết niệu. Như viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
- Sỏi thận hoặc dị vật ở đường tiết niệu. Sỏi hoặc dị vật ở đường tiết niệu di chuyển, cọ xát gây kích thích dẫn đến tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
- Đái tháo đường tuýp II. Gây đi tiểu nhiều vào ban đêm kèm với hiện tượng da khô, thường xuyên khát nước, sút cân.
- Bàng quang hoạt động quá mức (co thắt bàng quang).
- Khó thở khi ngủ.
☛ Tiểu đêm không do bệnh lý:
- Uống nhiều nước. Uống quá nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ, đặc biệt là cà phê, đồ uống có chứa caffein hoặc rượu có thể gây ra chứng tiểu đêm.
- Chế độ ăn uống. Có một chế độ ăn uống nhiều natri (muối) có thể khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần.
- Tâm lý. Thường xuyên lo lắng cũng có thể dẫn tới tiểu đêm nhiều.
- Mất ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ thường sẽ đi kèm với chứng tiểu đêm.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu. Sử dụng các thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp hoặc phù thũng do suy thận cũng gây ra đi tiểu đêm.
- Phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố, đồng thời thai nhi chèn ép lên tử cung, bàng quang chính là lý do gây ra tiểu đêm ở đối tượng này.

Có phải lúc nào cũng cần trị chứng tiểu đêm?
Bệnh nhân nói chung và nhiều bác sĩ coi chứng tiểu đêm là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và chúng ta thỉnh thoảng ai cũng thức dậy một lần vào ban đêm để đi tiểu. Tiểu đêm thường chỉ được coi là bệnh lý khi nó gây ra những khó chịu đáng kể cho bệnh nhân, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, tinh thần và chất lượng cuộc sống của họ. Điều này thường xảy ra khi một người phải đi tiểu 2 lần trở lên mỗi đêm.
Tiểu đêm nhiều có thể dẫn đến thiếu ngủ, gây kiệt sức, thay đổi tâm trạng, giảm năng suất, tăng nguy cơ té ngã và tai nạn, mệt mỏi, mất tập trung và rối loạn chức năng nhận thức. Theo nhiều nghiên cứu, hơn 40% những người bị thức giấc vào ban đêm sẽ khó ngủ trở lại. Tiểu đêm thậm chí còn liên quan gián tiếp đến việc giảm sức khỏe thể chất, béo phì, tiểu đường, trầm cảm và bệnh tim.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ tiết niệu nếu bạn bị đi tiểu đêm kèm theo các triệu chứng khác, như:
- Các triệu chứng tiết niệu: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu, tiểu ra máu, tiểu gấp,…
- Các triệu chứng toàn thân: sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa. Nếu gặp các triệu chứng này cần đi cấp cứu ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một vấn đề y tế nào đó và tiểu đêm chỉ là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề này.

Trước khi đi khám, để giúp việc chẩn đoán của bác sĩ được chính xác hơn, bạn có thể làm một cuốn nhật kí chất lỏng trong vòng 2 đến 3 ngày về số lượng nước bạn uống, mức độ thường xuyên đi tiểu (thời gian) và số lượng nước tiểu mỗi lần đi, cùng với đó là những triệu chứng liên quan. Bác sĩ sẽ xem xét cuốn nhật ký để xác định nguyên nhân.
Ki bạn đi khám, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi dưới đây:
- Tình trạng này bắt đầu khi nào?
- Mỗi đêm bạn đi tiểu bao nhiêu lần?
- Lượng nước tiểu ít hay nhiều khi bạn đi tiểu vào ban đêm?
- Lượng nước tiểu có thay đổi mỗi khi đi không?
- Bạn uống bao nhiêu caffeine mỗi ngày, nếu có?
- Đi tiểu thường xuyên trong đêm có làm bạn mất ngủ không?
- Bạn có uống đồ uống có cồn không? Nếu có, bao nhiêu mỗi ngày?
- Chế độ ăn uống của bạn gần đây có thay đổi không?
Sau đó họ sẽ tiến hành thăm khám và cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra, như: xét nghiệm phân tích nước tiểu, kiểm tra tế bào học của cặn lắng trong nước tiểu, soi bàng quang, đo thể tích nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu, siêu âm tuyến tiền liệt, chụp x-quang hệ tiết niệu,…

Cách trị bệnh tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần
Bước đầu tiên trong việc điều trị chứng tiểu đêm là đặt ra các mục tiêu điều trị hợp lý. Có những bệnh nhân có thể điều trị để loại bỏ tất cả các đợt tiểu đêm. Nhưng trong nhiều trường hợp, có thể không chấm dứt được hoàn toàn chứng tiểu đêm, vì thế đối với hầu hết bệnh nhân, mục tiêu giảm 50% hoặc không quá 1-2 lần đi tiểu đêm là một mục tiêu hợp lý có thể đạt được.
Việc điều trị tiểu đêm phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, vì vậy có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị đi tiểu đêm và tiểu đêm nhiều lần.
Thay đổi lối sống và hành vi
Thay đổi lối sống và hành vi được coi là phương pháp điều trị ban đầu cho chứng tiểu đêm. Phương pháp này thường được thử nghiệm khoảng 3 tháng để đánh giá đáp ứng điều trị, trừ khi bệnh nhân có sự lo lắng ngày càng tăng và không thể chịu đựng được.
Việc thay đổi lối sống và hành vi để điều trị chứng tiểu đêm, bất kể nguyên nhân thường gồm:
- Giảm thiểu lượng chất lỏng vào buổi tối (ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ), đặc biệt là cà phê, đồ uống có chứa cafein, rượu, nước canh và các loại hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, dưa lưới, cam, dứa,…
- Hạn chế tổng lượng chất lỏng tiêu thụ ở mức <2 lít/ngày, nếu các bệnh đi kèm cho phép và có sự chỉ định của bác sĩ.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Các chuyên gia khuyên nên đi tiểu hai lần ngay trước khi ngủ. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách: đi tiểu lần thứ nhất sau khi đánh răng, lần thứ hai là khi chuẩn bị nằm xuống giường để ngủ (dù có buồn hay không, vẫn nên thử đi tiểu).
- Tăng cường tập thể dục và mức độ thể dục (bao gồm cả các bài tập sàn chậu, bài tập kegel nếu được chỉ định).
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Giảm cân nếu đang thừa cân/béo phì và cố gắng duy trì mức cân nặng hợp lý.
- Đối với bệnh nhân bị phù ngoại vi (chi dưới) do suy tim sung huyết hoặc suy tĩnh mạch mãn tính: Nâng chân cao hơn tim vài giờ trước khi đi ngủ.
- Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu: Uống thuốc lợi tiểu vào giữa buổi chiều, thay vì ngay trước khi ngủ.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Ngoài ra, tiểu đêm và các vấn đề giấc ngủ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Chứng tiểu đêm có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (đặc biệt nếu bạn phải thức dậy đi tiểu trong vòng 3 đến 4 giờ đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ, vì đây thường là giai đoạn ngủ sâu) và các vấn đề về giấc ngủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến chứng tiểu đêm.
Chính vì thế, những người mắc chứng tiểu đêm có thể thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đều này cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu đêm:
- Giảm thời gian ở trên giường. Thời gian nằm trên giường quá nhiều sẽ khiến giấc ngủ trở nên nông hơn, dẫn đến chứng tiểu đêm của ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân nằm trên giường càng lâu, càng có nhu cầu đi tiểu nhiều. Chính vì thế, bạn nên hạn chế việc nằm trên giường nếu chưa ngủ hoặc nếu chưa ngủ được ngay, bạn nên ngồi dậy và đi ra khỏi giường cho đến khi buồn ngủ trở lại.
- Làm cho phòng ngủ thoải mái nhất có thể bằng cách loại bỏ càng nhiều tiếng ồn và ánh sáng càng tốt. Cân nhắc sử dụng nút tai hoặc bịt mắt nếu tiếng ồn hoặc ánh sáng khiến bạn tỉnh táo.
- Sử dụng rèm cửa màu trắng, nó không chỉ làm giảm ánh sáng mà còn có xu hướng giữ cho căn phòng yên tĩnh hơn.
- Duy trì nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Hầu hết mọi người đều thoải mái ở mức 25 đến 27 độ C.
- Cố gắng đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Nếu là mùa đông, nên làm giường và chăn ấm hơn trước khi ngủ.
- Tránh xem ti vi, sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính ngay trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này sẽ gửi tín hiệu “đánh thức” đến não khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Thuốc men
Các liệu pháp dược lý được chỉ định sau khi thất bại trong việc điều chỉnh lối sống hành vi. Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị chứng tiểu đêm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chúng bao gồm:
- Thuốc chống bài niệu (chất chủ vận thụ thể vasopressin, desmopressin).
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic (antimuscarinics)
- Chất chủ vận thụ thể β3 (mirabegron)
- Thuốc chẹn alpha (α1‐blockers)
- Chất ức chế 5α‐reductase
- Chất ức chế phosphodiesterase loại 5 (PDE5)
- Estrogen bôi âm đạo
- Liệu pháp hormon chống lợi tiểu
- Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân.
- .v.v.
Trong những trường hợp tiểu đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, việc điều trị có thể nhắm vào các nguyên nhân cơ bản khác nhau bằng cách sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc. Song song với đó, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục việc thay đổi lối sống và hành vi trong quá trình sử dụng thuốc.
☛ Chi tiết: Bị tiểu đêm uống thuốc gì?
Với những bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm Vương Bảo. Sản phẩm này có công dụng:
- Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, bao gồm: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu,…
- Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến.
Vương Bảo là sản phẩm được chuyển giao công nghệ từ công trình nghiên cứu cấp nhà nước về cây Náng hoa trắng trong việc điều trị u xơ tiền liệt tuyến và đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng kỹ lưỡng, chứng minh công dụng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương. (Xem nghiên cứu TẠI ĐÂY)
Thực tế cho thấy, hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo cũng đã chứng minh được chất lượng và hiệu quả của mình nhờ có sự tin tưởng và sử dụng của hàng trăm nghìn khách hàng trên cả nước.
Vương Bảo chính là “lựa chọn 5 sao” cho những người bị chứng tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến gây ra.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Kích điện dây thần kinh chày sau (PTNS)
Kích điện dây thần kinh chày sau được cho là giúp cải thiện khả năng lưu trữ của bàng quang, từ đó giảm số lần đi tiểu của một người, bao gồm cả tình trạng tiểu đêm.
Phương pháp này sử dụng một kim nhỏ xuyên qua da để kích thích điện vào phần cuối của dây thần kinh chày gần mắt cá chân. Một lượng nhỏ của kích thích điện này sẽ đi qua các dây thần kinh giao cảm vùng bụng và vùng chậu để đến bàng quang, từ đó cải thiện khả năng lưu trữ của bàng quang và giảm số lần đi tiểu thông qua điều hòa thần kinh. Ngoài ra, nó cũng kích thích các sợi hướng tâm lớn của đám rối xương cùng, từ đó gây ra sự ức chế các phản xạ co bóp của bàng quang.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa có phác đồ điều trị rõ ràng cho chứng tiểu đêm.
Châm cứu
Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị chứng tiểu đêm. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy rằng, bệnh nhân có những phản hồi rất tích cực sau khi được châm cứu để điều trị tiểu đêm, nó giúp giảm các triệu chứng và giảm tần suất tiểm đêm ở nhiều bệnh nhân.
Châm cứu có thể được thực hiện với những bệnh nhân bị tiểu đêm do bàng quang tăng hoạt (OAB) hay do u xơ tuyến tiền liệt.

Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc trong trường hợp cần thiết tùy thuộc vào bệnh cảnh, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm phẫu thuật.
Có nhiều thủ thuật phẫu thuật khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, chẳng hạn:
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
- Phẫu thuật loại bỏ sỏi tiết niệu
- Phẫu thuật chỉnh hình họng màn hầu lưỡi gà (UPPP)
- .v.v.
☛ Tìm hiểu thêm: Mổ u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết
Lưu ý về điều trị tiểu đêm
Để việc điều trị bệnh tiểu đêm đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định (về liều lượng, số lượng).
Nếu có vấn đề gì bất thường trong quá trình điều trị, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Tổng kết
Tiểu đêm là một tình trạng bệnh lý rất phổ biến, ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống và năng suất làm việc của một người, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ té ngã, gãy xương làm gián đoạn giấc ngủ. Chính vì thế, nếu gặp tình trạng này kéo dài, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có nhiều cách trị tiểu đêm khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chúng bao gồm: thay đổi lối sống và hành vi, thuốc men, các phương pháp hỗ trợ điều trị, phẫu thuật.
Tôi đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm trung bình 40 phút 1 lần, xin hỏi cách điều trị
Chào anh Dậu!
Tiểu nhiều lần ở nam giới có thể do nhiều nguyên nhân, có thể gặp trong các bệnh lý về hệ thận tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt hoặc có thể do thói quen hình thành, hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý gây hội chứng bàng quang kích thích, gây co bóp bất thường cũng có thể gây các triệu chứng tương tự.
Để tư vấn chính xác giúp anh về trường hợp của mình, anh vui lòng gọi tổng đài 18001258 ( miễn cước) trong giờ hành chính.
Cám ơn anh. Chúc anh nhiều sức khỏe!
Dạo gần đây em hay thường xuyên đi tiểu nhiều.tiểu buốt.số lượng nước tiểu ít
Chào chị Ánh Ngọc,
Tình trạng tiểu nhiều tiểu buốt ở nữ giới có thể gặp trong bệnh lý viêm đường tiết niệu.
Tuy nhiên chị nên đi khám để biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý, kịp thời nhé.
Cảm ơn chị. Chúc chị nhiều sức khỏe!
phụ nử dùng có được không?
Chào chị Trang,
Hiện sản phẩm Vương Bảo chỉ dành cho nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến, nữ giới không dùng chị nhé.
Trường hợp có vấn đề về hệ tiết niệu, chị nên đi khám kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác.
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
xin chào bác sĩ ạ, em năm nay 26 tuổi đã có 2 con nhưng đều sinh mổ, và mấy tháng gần đây e bị đi tiểu rất nhiều lần, em đã cố gắng uống nước ít nước nhưng vẫn đi tiểu rất nhiều lần, và điều khổ sở hơn đó là mỗi khi e hơi buồn nghĩ đến đi tiểu là không thể kiểm soát được chưa kịp đi đến nhà vệ sinh đã bị ướt quần, Xịn hỏi bác sĩ có thuốc gì có thể cải thiện được tình trạng này không ạ
Chào chị Hoàng Thị Hoa,
Tiểu nhiều ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp trong các bệnh lý liên quan hệ thận tiết niệu như: thận yếu, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, bàng quang kích thích… Đôi cũng có thể do thói quen hình thành, yếu tố tâm lý, tuổi tác cũng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Với trường hợp của chị, các triệu chứng chị đang gặp phải vẫn chưa điển hình để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó chị nên sắp xếp thời gian đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp chị nhé!
Nếu cần tư vấn thêm, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 (trong giờ hành chính) để nhận tư vấn trực tiếp chị nhé!
Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Tôi bị tiểu đêm..dẫn đến đau vùng thắt lưng. Tôi cũng bị sỏi thận,nhưng đã hết.
Chào anh Cường,
Tiểu nhiều, đau vùng thắt lưng của anh, khả năng do ảnh hưởng sỏi thận gây ra anh nhé! Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm hệ tiết niệu hoặc có vấn đề về tiền liệt tuyến cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Anh chú ý uống nhiều nước hàng ngày, ăn nhiều đồ mát, hạn chế ăn đồ cay nóng theo dõi. Nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện, anh nên sắp xếp thời gian đi khám, kiểm tra để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị chính xác anh nhé!
Cần hỗ trợ thêm, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001258 để nhận tư vấn trực tiếp anh nhé!
Cảm ơn anh, chúc anh và gia đình sức khỏe!