Bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, mà còn gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe do bệnh viêm tiền liệt tuyến gây nên như rối loại chức năng sinh sản ở nam giới. Do đó, người bệnh cần có những biện pháp giúp điều trị bệnh sớm. Vậy có những cách nào để chữa tình trạng bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là bí tiểu?
Bí tiểu không phải là chúng ta không thể tiểu tiện được. Ở đây, bệnh bí tiểu là tình trạng bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu mà không đi được. Và tình trạng này xảy ra là do tiền liệt tuyến bị viêm từ đó gây ảnh hưởng gây cản trở đường tiểu.
Những dấu hiệu cho thấy bạn gặp phải tình trạng bí tiểu do bị viêm tiền liệt tuyến có thể kể đến như sau:
- Cảm giác căng, đau hoặc áp lực ở bàng quang phía trước xương mu.
- Gây cảm giác nóng rát và luôn muốn đi tiểu nhưng không tiểu được.
- Đau âm ỉ, khó chịu vùng bụng dưới
- Bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không hết. Đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bí tiểu (khó tiểu) là gì?
Bệnh viêm tiền liệt tuyến là gì?
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính của tuyến tiền liệt, có các hội chứng lâm sàng đa dạng. Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là hội chứng đau vùng chậu mạn tính hoặc bệnh nhân được chẩn đoán không có triệu chứng lâm sàng điển hình.
Bệnh viêm được chia làm 4 thể bệnh như sau:
- Viêm tiền liệt tuyến cấp tính do nhiễm khuẩn
- Viêm tiền liệt tuyến mạn tính có nhiễm khuẩn
- Viêm tiền liệt tuyếnmạn tính không nhiễm khuẩn hoặc có khi gọi là hội chứng đau vùng chậu mạn tính
- Viêm tiền liệt tuyến không triệu chứng
Viêm tuyến tiền liệt là mãn tính nếu các triệu chứng kéo dài ít nhất ba tháng. Một số bệnh nhân có các triệu chứng không bao giờ cải thiện, trong khi những người khác có các triệu chứng không liên tục, theo chu kỳ.
Bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?
Bí tiểu nói chung hay bí tiểu do viêm tuyến tiền liệt nói riêng thường mang đến những ảnh hưởng khó nói nhất định cho những ai không may mắc phải căn bệnh này. Tình trạng này gây tâm lý bất an, đứng ngồi không yên, không thể yên tâm khi đi đâu, làm gì… Không chỉ vậy, chứng bí tiểu do viêm tuyến tiền liệt này còn gây ra những xáo trộn về tâm lý, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm. Không chỉ vậy, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ về đêm dễ gây stress nếu bệnh kéo dài.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiểu đêm mất ngủ có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến, nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể để lại một số biến chứng như:
- Viêm đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày không được đào thải ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm.
- Suy giảm chức năng thận: Lượng nước tiểu trong bàng quang quá nhiều có thể khiến nước tiểu trào ngược lên thận, gây tổn thương thận nguy hiểm hơn đó là khiến cho thận không hồi phục được.
- Tổn thương bàng quang: Mất khả năng co bóp là tình trạng có thể xảy ra nếu tình trạng bí tiểu kéo dài. Bởi vì bàng quang chứa nhiều nước hơn mức có thể thoát ra ngoài, làm cho bàng quang đầy hơn.
Phương pháp chẩn đoán bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến
Ngoại trừ viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng, các loại viêm tuyến tiền liệt khác được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh mắc phải. Một số phương pháp này bao gồm:
- Xét nghiệm máu cơ bản như tổng phân tích máu, chức năng thận, chức năng gan, PSA.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, cặn nước tiểu.
- Cấy nước tiểu hay cấy dịch tiết từ tuyến tiền liệt chẩn đoán xác định nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh.
- Siêu âm tổng quát ổ bụng hoặc chụp niệu đạo ngược dòng có cản quang đánh giá lượng nước tiểu tồn dư.
- Siêu âm qua ngả trực tràng giúp đánh giá chính xác và mô tả chi tiết tuyến tiền liệt mà đường bụng hạn chế khảo sát. Tuy nhiên cần phải được làm bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm được đào tạo.
- Chụp CT Scanner vùng chậu giúp chẩn đoán rõ hơn các bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt…hay các bệnh lý khác liên quan gây đau vùng chậu mạn tính.
☛ Tham khảo thêm tại: 4 bệnh tuyến tiền liệt thường gặp nhất ở nam giới!
Cách chữa bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến
Để giúp tình trạn bí tiểu cải thiện tình trang một cách triệt để tình trạng viêm tuyến tiền liệt. Với bệnh viêm tiền liệt tuyến tùy theo mức độ với tính chất bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những cách chữa khác nhau bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Đối với mỗi loại viêm tiền liệt tuyến cấp tính hay mãn tính mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau: Cụ thể:
Đối với trường hợp bị viêm tiền liệt tuyến cấp tính
Điều trị kháng sinh bước đầu, nếu chưa có kết quả cấy dịch hay cấy nước tiểu thì cần điều trị theo kinh nghiệm là hướng đến các vi khuẩn gram âm trước.
- Kháng sinh lựa chọn đầu tiên là nhóm Fluoroquinilon: hai kháng sinh được hay dùng là Ciprofloxacin 500mg/12 giờ hoặc Levofloxacin 500mg/ngày.
- Ngoài ra nhóm kháng sinh Trimethoprim- sulfamethozazole 960mg/12 giờ cũng có hiệu quả tốt trong điều trị viêm cấp tính tuyến tiền liệt.
Đối với nam giới trẻ, quan hệ với nhiều bạn tình có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất cao như vi khuẩn lậu, chlamydia: thì ưu tiên sử dụng kháng sinh Azithromycin 1g liều duy nhất hoặc Azithromycin 500mg/ngày đầu và duy trì 250mg/ ngày trong 7 – 10 ngày.
Một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cần được nhập viện điều trị nội trú và có sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như:
- Levofloxacin IV 500mg/ngày hoặc Ciprofloxacin IV 400mg/12 giờ
- Có thể phối hợp với nhóm thuốc aminoglycoside (Gentamycin hoặc tobramycin) nếu chức năng thận bình thường.
Đối với trường hợp viêm tiền liệt tuyến mãn tính
Điều trị ban đầu:
- Kháng sinh được lựa chọn đầu tay cũng giống như điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính vẫn là nhóm Fluoroquinolon và sulfonamide.
- Liều tương tự như điều trị viêm tiền liệt tuyến cấp tính nhưng thời gian điều trị cần tối thiểu 6 tuần.
- Trong những trường hợp vi khuẩn kháng với nhóm kháng sinh Fluoroquinolon có thể đổi: Doxycycline hoặc Azithromycin.
- Fosfomycin cũng cho thấy có khả năng khuếch tán tốt vào nhu mô tuyến tiền liệt.
Điều trị với những trường hợp tái phát:
- Nhóm Fluoroquinolon vẫn là nhóm thuốc đầu tay ưu tiên điều trị, tuy nhiên thời gian cần kéo dài ít nhất 6 tuần.
- Nhóm thuốc Trimethoprim – Sulfamethoxazole là thuốc thay thế có hiệu quả trong các trường hợp điều trị tái phát viêm tuyến tiền liệt.
- Thời gian điều trị viêm tiền liệt tuyến mạn tính tái phát cũng tối thiểu 6 tuần trở lên
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc điều trị tiền liệt tuyến gồm những loại nào?
Sử dụng vật lý trị liệu
Nếu dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt nặng, các bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thuốc và điều trị bằng sóng ngắn để thuốc khuếch tán nhanh hơn vào đúng vị trí tiêm, từ đó loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, từ đó đẩy nhanh thời gian hồi phục. Ngoài ra, người bệnh sẽ được thực hiện các bài xoa bóp giảm xung huyết và thực hiện các bài tập làm giãn cơ tuyến tiền liệt để làm giảm các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt như đau hay bí tiểu.
Các phương pháp vật lý trị liệu không phải là cách chữa viêm tuyến tiền liệt chính mà chỉ được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị các biểu hiện viêm tuyến tiền liệt. Nam giới không nên tự ý sử dụng phương pháp này khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ bởi nếu nguyên nhân gây viêm tiến tiền liệt là do vi khuẩn thì phương pháp này không thể tiêu diệt được vi khuẩn.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật
Nếu các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt cấp tính quá nghiêm trọng, phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Với cách chữa viêm tuyến tiền liệt này, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi hoặc ứng dụng tia laser để loại bỏ tác nhân gây bệnh từ đó chấm dứt hoàn toàn các biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt.
Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các biện pháp trên không hiệu quả và không được chỉ định đối với trường hợp viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Lưu ý hồi phục sau điều trị
Ngoài việc tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ thì một vấn đề rất quan trọng sau đó là quá trình phục hổi. Để việc phục hồi sau điều trị bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến hiệu quả các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sau khi điều trị, người bệnh cần chú ý giữ gìn sức khỏe, giữ gìn vệ sinh đúng cách để hạn chế tái nhiễm.
- Bệnh nhân cũng được khuyến khích thực hiện khám sức khỏe tổng quát để nắm rõ tình trạng cơ thể hiện tại, hậu quả của việc sử dụng ma túy trong thời gian dài.
- Bên cạnh đó, để cải thiện sức khỏe đường tiết niệu, người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm tốt cho đường tiết niệu.
- Hãy đến bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy đầy bụng, không thể đi tiểu trong hơn 48 giờ hoặc bị sốt.
Thực phẩm giúp mọi người phục hồi sau viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
- Dưa hấu
- Các quả mọng như dâu tây, việt quất
- Các loại đậu
- Cá
Cách giúp phòng ngừa bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến
Để phòng ngừa tình trạng bí tiếu do viêm tiền liệt tuyến các bạn cần chú ý thực hiện những cách sau đây:
- Quan hệ tình dục điều độ: giúp tránh tình trạng ứ đọng dịch tại tuyến tiền liệt.
- Uống nhiều nước, uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng cường bài tiết; đi tiểu thường xuyên giúp tránh cặn lắng nước tiểu ứ đọng bàng quang, và giúp cho hoạt động tống xuất nước tiểu của bàng quang, niệu quản và thận đều đặn hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, hạn chế thuốc lá, rượu bia.
- Không nên nhịn tiểu và không nên ngồi lâu làm ứ đọng nước tiểu càng dễ dẫn đến bí tiểu.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là dân văn phòng phải ngồi lâu.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đến với các bạn về cách điều trị tình trạng bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến sẽ giúp ích cho bạn cũng như người thân có được đinh hướng đúng khi gặp phải vấn đề, từ đó có quyết định cách giải quyết hợp lý cho bản thân. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.