Bí tiểu là tình trạng rối loạn tiểu tiện rất nhiều người gặp phải. Bí tiểu khiến người bệnh chịu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe. Đây là biểu hiện cơ thể bạn có thể đang mắc bệnh lý nào đó. Để tìm hiểu kỹ hơn tình trạng bí tiểu là biểu hiện của bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Tình trạng bí tiểu là gì?
Bí tiểu (Urinary retention) là tình trạng người bệnh có cảm giác buồn tiểu mà không đi tiểu được. Tình trạng này xuất hiện là do quá trình co bóp, giãn nở không hoàn toàn khiến cho bàng quang không đẩy hết được nước tiểu ra ngoài. Điều này làm cho bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn từ đó mà gây nên tình trạng bị tiểu.
Tình trạng bí tiểu này gặp phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là độ tuổi ngoài 50 và xuất hiện ở cả nam giới cũng như nữ giới. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bí tiểu ở nam giới lớn hơn so với ở nữ giới.
Phân loại các dạng bí tiểu
Bí tiểu có 2 dạng chính đó là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính. Cụ thể từng dạng bí tiểu như sau:
Bí tiểu cấp tính (acute urinary retention): đây là tình trạng mà người bệnh đột ngột bị tình trạng không thể đi tiểu được hoặc nếu có thì mỗi lần chỉ đi tiểu được một lượng rất ít chỉ vài giọt, cảm giác bàng quang luôn còn nước tiểu. Khi bị bí tiểu cấp tính này thường xuất hiện kèm theo cảm giác đau và các cơn co thắt.
Bí tiểu mãn tính (chronic urinary retention): đây là tình trạng bí thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Người bệnh lúc này vẫn có thể đi tiểu được tuy nhiên mỗi lần đi tiểu lượng không nhiều và luôn có cảm giác buồn tiểu vì không làm trống hoàn toàn được bàng quang. Với bí tiểu mãn tính thì thường không có biểu hiện rõ ràng, nên người bệnh rất khó phát hiện.
☛ Tham khảo thêm tại: Phân biệt bí tiểu cấp tính và mạn tính
Bí tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
BÍ tiểu không phải là một dạng bệnh lý mà đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý nào đó. Những bệnh lý gây tình trạng bí tiểu có thể kể đến như:
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập từ bên ngoài vào thông qua niệu đạo. Vi khuẩn thường sẽ tấn công khi sức đề kháng của cơ thể yếu, hay niệu đạo bị tổn thương, lúc này là cơ hội khiến vi khuẩn xâm nhập, những loại vi khuẩn phổ biến có thể kể đến là vi khuẩn Escherichia Coli chiếm 80%, ngoài ra còn những vi khuẩn khác gây viêm bàng như proteus, klebsiella, enterococcus faecalis, chlamydia, mycoplasma,…
Người bệnh bị viêm bàng quang sẽ thấy có biểu hiện bí tiểu ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng lượng nước tiểu ít
- Nước tiểu có mùi khó chịu
- Cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu
- Bị sốt nhẹ
- Bị tiểu gấp
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là tình trạng bị nhiễm trùng đường tiết niệu dưới từ đó khiến cho niệu đạo viêm. Nguyên nhân gây tình trạng viêm niệu đạo chủ yếu co một số loại vi khuẩn như Vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis, E Coli, Klebsiella, Proteus…
Khi bị viêm niệu đạo người bệnh sẽ thấy xuất hiện tình trạng bí tiểu ngoài ra còn có những dấu hiệu khác như::
- Lỗ tiểu bị sưng đỏ
- Có cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện chất dịch nhờn màu trắng hay vàng xanh
- Cảm thấy đau nhức ở bộ phận sinh dục mỗi khi quan hệ
- Bị đau ở vùng bụng dưới
- Bị sốt, buồn nôn,
- Xuất hiện hạch ở vùng bẹn
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Tình trạng viêm nhiễm có thể xuất hiện ở tuyến tiền liệt hoặc ở cả những khu vực xung quanh.
Khi bị viêm tuyến tiền liệt thì người bệnh có thể sẽ gặp phải những biểu hiện như sau:
- Thấy đau ở khu vực bìu, dương vật, trực tràng hay vùng bụng dưới
- BỊ đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh
- Dòng nước tiểu thường yếu
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách chữa bí tiểu do viêm tiền liệt tuyến hiệu quả
Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt (Benign prostatic hyperplasia) hay còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến đây là sự tăng sinh lành tính một thực thể mô bệnh lý đặc hiệu gồm sự tăng sinh của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến, kết quả là tuyến tiền liệt to ra có thể gây bế tắc đường tiết niệu dưới.
Người bị phì đại tuyến tiền liệt thường xuất hiện những triệu chứng như:
- Bí tiểu
- TIểu nhiều lần
- Tiểu gấp.
- Tiểu không hết
Do tổn thương thần kinh
Có hai bộ cơ vòng, cơ vòng bên trong nơi niệu đạo của bạn kết nối với bàng quang và cơ vòng bên ngoài co lại để kiểm soát nước tiểu. Một bất thường về thần kinh làm rối loạn hoạt động của hai lớp cơ này cũng có thể gây rối loạn tiểu tiện, trong đó có tình trạng bí tiểu.
☛ Tham khảo thêm: 8 nguyên nhân gây bí tiểu thường gặp nhất
Cách điều tri tình trạng bí tiểu hiệu quả
Đặt ống thông tiểu
Đặt ống thông tiểu hay còn gọi là đặt ống dẫn lưu nước tiểu thường được áp dụng cho những trường hợp bí tiểu do tổn thương dây thần kinh. Đây là thủ thuật sử dụng một ống thông tiểu từ niệu đạo đến bàng quang để đưa nước tiểu ra bên ngoài. Thời gian lưu ống từ 24 giờ đến 2 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Không dùng ống thông bằng kim loại, ống thông cứng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc Tây y
Nếu tiểu khó nguyên nhân do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với phì đại tuyến tiền liệt, thuốc thường được sử dụng là nhóm chẹn alpha-adrenergic, thuốc ức chế 5-alpha-reductase… để làm giảm sự cản trở đường ra của nước tiểu, từ đó tăng mức độ làm rỗng bàng quang.
Sử dụng thuốc Đông y
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Kim anh tử 1,5kg
- Đường trắng
- Nước trắng
Cách thực hiện:
- Kim anh tử rửa sạch, cắt thành lát rồi đun với 3 lít nước sạch.
- Sau khi sôi, hạ nhỏ lửa ninh cho đến khi nhừ.
- Vớt bã rồi tiếp tục đun cho đến khi dung dịch cô đặc lại thành dạng cao.
- Mỗi lần dùng, xúc 3 muỗng nhỏ, pha với 100ml nước ấm và thêm chút đường trắng cho dễ uống.
- Dùng 2 lần/ ngày, liên tục trong 1 tháng.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g lá cúc tần khô (hoặc 400g lá cúc tần tươi)
- Nước trắng: 1,5 lít
Cách thực hiện:
- Cúc tần rửa sạch, nhặt bỏ phần lá bị úa
- Cho vào ấm, thêm nước đun sôi khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước, uống trong ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách chữa trị bí tiểu dân gian hiệu quả tại nhà
Sử dụng Vương Bảo hỗ trợ điều trị bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt
Với những người bị bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt có thể cân nhắc để sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Bảo.
Vương Bảo đã có mặt trên thị trường gàn 10 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có đầy đủ báo cáo chứng minh (được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương).
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc nam như: Náng hoa trắng, Ngải nhật, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam… kết hợp trên dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả u xơ tiền liệt tuyến và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Không chỉ vậy, Vương Bảo còn là sản phẩm đầu tiên được bổ sung thành phần cao Ngải nhật, có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Sản phẩm cũng rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.
Mua Vương Bảo nhanh nhất, giao hàng tại nhà BẤM VÀO ĐÂY
Để tìm mua Vương Bảo tại các nhà thuốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Biện pháp phòng ngừa bí tiểu
Bí tiểu gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe nếu chẳng may bị mắc phải, do đó việc phòng ngừa tình trạng bí tiểu là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng bí tiểu hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:
- Có chế độ tập thể dục, chơi thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe;
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý ăn nhiều rau xanh tránh những đồ uống khiến tình trạng bí tiểu trở nên nghiêm trọng hơn như bia, rươu, cà phê,…
- Luôn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể , mỗi ngày cần uống từ 1,5 đến 2 lít nước
- Không nên nhịn tiểu hay đi tiêu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm;
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ vì đó cũng có thể gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, từ đó dẫn đến tình trạng bí tiểu có thể xảy ra
- Thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh lý gây bí tiểu từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.
☛ Thông tin bạn có thể quan tâm: Bí tiểu có nguy hiểm không?
Trên đây là những thông tin về những bệnh lý phổ biến gây nên tình trạng bí tiểu. Hy vọng với nhữn thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này mà từ đó có những phương án xử lý thích hợp. Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết thêm.